Nguyên nhân của những bất cập trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 97)

- Hộ gia đình, cá nhân phải có giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

3.1.4.Nguyên nhân của những bất cập trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớ

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

3.1.4.Nguyên nhân của những bất cập trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớ

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện nay:

Trước tiên, là những khó khăn do lịch sử để lại. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là công việc khó khăn, phức tạp và bị buông lỏng trong một thời gian khá dài. Vì thế, hiện nay rất nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng không có một giấy tờ nào chứng minh quyền sử dụng đất làm căn cứ để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thêm vào đó tình trạng vi phạm pháp luật đất đai cũng khá phổ biến, việc lấn chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng trái phép, chuyển nhượng đất mà không theo thủ tục quy định chưa được xử lý kịp thời. Vì thế càng gây khó khăn cho việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Cùng với đó, hiện nay người dân đang phải tiếp cận với một hệ thống văn bản pháp luật đất đai khá phức tạp, văn bản hướng dẫn quá nhiều, đan xen giữa các quyết định còn hiệu lực và những quyết định hết hiệu lực. Để có thể

nắm bắt hết được các quy định của pháp luật đất đai là một vấn đề không phải dễ dàng. Trong khi đó hệ thống pháp luật còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột mà cụ thể là xung đột giữa luật đất đai và luật nhà ở. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật đất đai 2003 thì tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận chứ không công nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng tại khoản 1 Điêu 9 Luật nhà ở 2005 lại quy định: người sở hữu nhà ở có yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mà không cần phải gắn với đất. Hậu quả mà người dân đang phải gánh chịu từ sự không nhất quán là hệ thống thủ tục hành chính khá phức tạp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ, kéo dài trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mặt khác, hệ thống hồ sơ địa chính chưa đầy đủ, chưa cập nhật kịp thời các thông tin và sự biến động đất đai trên thực tế. Hiện nay, các địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lập hồ sơ địa chính dưới dạng số và phần nào đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, vẫn chưa thực hiện được đồng bộ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với việc lập hồ sơ địa chính. Một số địa phương chưa lập đầy đủ hồ sơ địa chính theo đúng quy định, việc chỉnh lý các biến động về đất đai cũng chưa được thực hiện kịp thời, đầy đủ, thường xuyên và thiếu đồng bộ.

Ngoài ra, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác đất đai nói chung và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng. Đặc biệt là hệ thống "một cửa" phục vụ cho công tác cấp giấy chưa được kiện toàn và chưa được triển khai đồng bộ ở các địa phương.

Hơn nữa, phần lớn các trường hợp chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là do không có

giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp hoặc đang tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn xuất phát từ việc: trong một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai; tình trạng vi phạm Luật Đất đai trong sử dụng đất (như lấn chiếm, chuyển mục đích trái phép, tranh chấp, không sử dụng hoặc sử dụng không hết, không hiệu quả đất được giao) của các tổ chức, cá nhân là khá phổ biến với số lượng lớn; nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm.

Cuối cùng, Nhà nước chưa đảm bảo kinh phí đầu tư thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính ở các địa phương. Ví dụ: trong 3 năm 2009 - 2011 các địa phương chỉ bố chí 3% tiền sử dụng đất thu được để thực hiện các hoạt động này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 97)