Hình thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 57)

KẾT LUẬN CHƢƠNG

2.2.2.Hình thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

“Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý”. Số thứ tự của hồ sơ đăng ký biến động do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động.

Đây là quy định cần thiết nhằm để theo dõi tình hình biến động của bất động sản và tình trạng pháp lí của chúng. Hoạt động đăng kí này không chỉ được thực hiện trong hồ sơ đăng kí biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chúng còn được xác nhận trực tiếp trên giấy chứng nhận. Điều này thể hiện sự quản lí và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đối với sự biến động đất đai và các tài sản khác của các hộ gia đình, cá nhân trong quá trình khai thác và sử dụng. Qua đó, chúng cũng có tác dụng ngăn ngừa sự gian dối, sai phạm trong quá trình sử dụng đất có thể xảy ra từ các hộ gia đình, cá nhân.

2.2.2. Hình thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo một mẫu thống nhất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, được trình bày theo các trang như sau:

Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6

chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";

Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch. [10, Điều 3]

Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về thửa đất như sơ đồ, thời hạn sử dụng và mục đích sử dụng thửa đất cũng như các thông số về tài sản khác gắn liền với đất. Những nội dung này thể hiện được giá trị mảnh đất, qua đó giúp cho người sử dụng thực hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của mình.

Có thể nhận thấy rằng, với việc quy định về hình thức biểu hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì ẩn sâu bên trong đó là sự biểu hiện cụ thể về nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhìn vào những thông số ghi nhận trên giấy chứng nhận, các chủ thể đều nhận biết được quyền lợi của mình được Nhà nước đảm bảo là gì, thời hạn được phép sở hữu và sử dụng là bao lâu (lâu dài hay có thời hạn), được Nhà nước cho phép khai thác và sử dụng tài sản đó cho mục đích gì, trong quá trình sử dụng tài sản thì họ có được thiết lập các giao dịch về tài sản đó với các chủ

thể khác hay không... Cùng với đó, người được cấp giấy phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với Nhà nước và các chủ thể khác khi khai thác và sử dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 57)