Cách viết văn bản tổng kết

Một phần của tài liệu văn 12 từ 75-102-ngoc (Trang 51)

1. Tìm hiểu ví dụ

a) Bố cục của văn bản tổng kết trên đây có 3 phần: - Phần mở đầu:

+ Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh- Trường ĐHSPHN- Đội tn tình nguyện số 2).

+ Địa điểm, ngày… tháng… năm (Hà Nội, ngày 15

tháng 9 năm 2007).

+ Tiêu đề

- Phần nội dung báo cáo gồm:

+ Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (…), thời gian (…), số lượng tham gia (…).

+ Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao...)

+ Đánh giá chung.

- Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên

b. Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lần xuống dòng, gạch đầu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ.

GV yêu cầu HS từ việc tìm hiểu VD trên hãy cho biết yêu cầu đối với văn bản tổng kết.

- HS tự rút ra kết luận.

2. Yêu cầu đối với văn bản tổng kết

- Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác.

- GV nhận xét và cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ để khắc sâu.

- Muốn viết được văn bản tổng kết, cần: + Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.

+ Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc.

+ Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

HĐ2. Luyện tập

Bài tập 1: Đọc văn bản (SGK) và trả lời câu hỏi:

- Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết? - Người trích lược đi một vài đoạn, một vài ý trong văn bản (…). Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì?

- Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung nào cần bổ sung?

- GV cho HS quan sát tiếp văn bản hoàn chỉnh để HS đối chiếu, tự đánh giá.

II. Luyện tập

Bài tập 1:

a. Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết. Đó là:

- Đảm bảo bố cục 3 phần: mở đầu; nội dung báo cáo và kết thúc.

- Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

b. Trong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu:

- kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng. - Số đăng kí phấn đấu trong ht và kết quả đạt được. - Số tình nguyện tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được.

- Số tình nguyện chung sức cùng cộng đồng tham gia công tác xã hội và kết quả đạt được.

- Công tác phát triển đoàn viên.

c. Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu một số nội dung cần bổ sung:

- Tên hiệu của Đoàn, tên đoàn trường và tên chi đoàn.

- Mục II và mục IV nên cho vào một mục chung là: Kết quả công tác đoàn.

- Đánh giá chung.

3. Củng cố: Văn bản tổng kết được viết để nhìn nhận, đánh giá kết quả khi kết thúc một

công việc nào đó. Muốn viết được văn bản tổng kết cần có tư liệu, cần diễn đạt đúng đặc trưng văn bản hành chính và cần tuân thủ theo 3 phần.

4. Hướng dẫn tự học

- Hoàn thành bài tập (2).

Ngày giảng: 12C3...vắng...

12C5...vắng...

Tiết 95 - 96

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT:

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮA. Mức độ cần đạt: A. Mức độ cần đạt:

- Kiến thức:

+ Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

+ Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp, trong đó hai nhân tố quan trọng là nhân vật giao tiếp và ngữ cảnh.

+ Các quá trình giao tiếp; các dạng ngôn ngữ trong giao tiếp. + Các thành phần nghĩa của câu trong giao tiếp.

+ Vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

+ Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. - Kĩ năng:

+ Phân tích và lĩnh hội văn bản trong hoạt động giao tiếp.

+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp với ngữ cảnh giao tiếp; kĩ năng tạo câu có sự phối hợp giữa nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

+ Sử dụng ngôn ngữ đảm bảo giữ gìn và phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt; phát hiện và sửa lỗi nói, viết không trong sáng.

- Thái độ: Ý thức tự hệ thống hoá kiến thức

B. Chuẩn bị của GV- HS:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

C. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện

2. Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung chính

HĐ1. GV hệ thống hóa kiến thức bằng

cách nêu một số câu hỏi để HS trả lời:

- Giao tiếp là gì? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Một phần của tài liệu văn 12 từ 75-102-ngoc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w