Đọc – hiểu đoạn trích:

Một phần của tài liệu văn 12 từ 75-102-ngoc (Trang 30)

1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. hàng thịt. GV treo bảng phụ phương diện: Các phương diện Hồn Trương Ba Da hàng thịt

Mục đích Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, coi xác thịt chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng định linh hồn vẫn có đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…

Khẳng định sự âm u, đui mù của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển, làm át đi linh hồn cao khiết. Dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lý buộc phải thoả hiệp, quy phục.

Cử chỉ Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, thân thể, bịt tai lại ->Uất ức,

tức giận, bất lực

Lắc đầu

-> Tỏ vẻ thương hại Cách xưng

Mày –Ta ->Khinh bỉ, xem thường Ông - Tôi ->Ngang hàng thách

thức Giọng điệu Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, đồng

thời ngậm ngùi thấm thiá, tuyệt vọng

Khi ngạo nghễ thách thức, khi buồn rầu thì thầm ranh mãnh, an ủi.

Vị thế Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lý, tuyệt vọng-> Người thua cuộc. Chấp nhận trở lại vào xác hàng thịt

Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lý lẽ giảo hoạt->Kẻ thắng thế, buộc được hồn Trương Ba

quy phục mình.

Em hãy rút ra ý nghĩa cuộc cuộc đối thoại giữa hồn và xác?

- Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sợ dung tục và bị sự dung tục đồng hoá.

- Tg cảnh báo: Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ và cao quý của con người.

3. Củng cố: Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Tính cách nổi bật của nhân vật Trương Ba (trước khi nhập vào thân xác của anh hàng thịt:

A. Ham sống B. Tự trọng C. Trong sạch, thẳng thắn D. Bình dân

Câu 2: Vở kịch Hồn trương ba da hàng thịt lấy cốt truyện từ:

A. Cốt truyện văn học B. Truyện cổ tích Việt Nam C. Truyện cổ tích nước ngoài D. Do nhà văn sáng tác.

Ngày giảng: 12C3...vắng... 12C5...vắng... Tiết 86 - 87 HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT (TRÍCH – LƯU QUANG VŨ) A. Mức độ cần đạt: - Kiến thức:

+ Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa xác và hồn trong một nghịch cảnh trớ trêu.

+ Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm tính cao quý, để cuộc sống có ý nghĩa, xứng đáng với con người.

+ Đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ: tính hiện đại và giá trị truyền thống, chất trữ tình và sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt.

- Kĩ năng: Đọc – hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại

- Thái độ: Giáo dục học sinh sống đúng với bản thân mình, đúng nhân cách cao đẹp

B. Chuẩn bị của GV- HS:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

C. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét cuộc đối thoại giữa hồn TB và da HT

2. Bài mới:

Hoạt động của GV- hS Nội dung chính

HĐ1. Hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu

văn bản

- Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu) anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ ? Thái độ của Trương Ba trước những rắc rối đó?

(Phản ứng của vợ, con dâu, cháu gái ra sao? )

III. Đọc – hiểu đoạn trích:

2. Màn đối thoại giữa Trương Ba và người thân

- Người vợ: Nhận thấy sự thay đổi của chồng và đau khổ trước tình cảnh chồng chung -> Buồn bã đau khổ muốn chết, bỏ đi định nhường chồng cho cô hàng thịt

- Cô con dâu : Thấu hiểu nhưng đau lòng nhận thấy bố ngày một đổi khác -> Thông cảm và xót thương - Cô cháu gái: Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường dung tục -> Phản ứng quyết liệt và dữ dội

- Hồn Trương Ba: Hiểu những gì mình đã, đang và sẽ làm cho ngời thân là rất tệ hại mặc dù không hề muốn

+ Vẻ mặt: Thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá. + Cử chỉ: Tay ôm đầu

+ Điệu bộ: Run rẩy, lập cập.

+ Giọng điệu: Nhẫn nhục, cầu cứu => Vô cùng đau đớn, bế tắc.

=> Bi kịch được đẩy đến đinh điểm buộc nhân vật phải đứng trước lựa chọn

So sánh với tâm trạng và thái độ của Trương Ba ở phần kết màn đối thoại với hàng thịt:

Màn đối thoại với xác hàng thịt:

Tuyệt vọng, Bất lực cam chịu.Chấp nhận chung sống với xác thịt dung tục

Màn đối thoại Với ngời thân:

Vô cùng đau đớn song kiên quyết, dứt khoát không sống chung với xác thịt dung tục

=> Đỉnh điểm của bi kịch nhân vật không thoả hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt -> vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người lao động trong cuộc đấu tranh với cái dung tục tự hoàn thiện nhân cách

- Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống (Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!) có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩ gì?

“Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.

- Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?

3. Màn đối thoại với Đế Thích:

- Quan niệm của Đế Thích: Khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn: “ Dưới đất, trên trời đều thế cả”

- Quan niệm của Trương Ba: Không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo, muốn được là mình “toàn vẹn”

- Lời thoại của hồn TB: “- Không thể bên trong một

đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn…”

- ý nghĩa:

+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

+ Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

- Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra.

- Kết thúc vở kịch, hồn TB chấp nhận cái chết, một cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của TB, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.

-> Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

HĐ2. Hướng dẫn HS tổng kết về nội

dung và nghệ thuật

- Cảm nhận khái quát của anh chị sau khi đọc- hiểu đoạn trích ?

Một phần của tài liệu văn 12 từ 75-102-ngoc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w