Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính

Một phần của tài liệu văn 12 từ 75-102-ngoc (Trang 49)

( Tiếp) A. Mức độ cần đạt: - Kiến thức:

+ Đặc điểm. Tính chất, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính.

+ Sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo các văn bản mang phong cách ngôn ngữ hành chính.

- Kĩ năng: Có kĩ năng soạn thảo một số văn bản hành chính khi cần thiết.

- Thái độ: Ý thức được việc tự rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản

B. Chuẩn bị của GV- HS:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

C. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện2. Bài mới: 2. Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung chính

HĐ1. Tổ chức tìm hiểu đặc trưng của

phong cách ngôn ngữ hành chính GV yêu cầu HS đọc lại các văn bản ở tiết học trước và phân tích tính khuôn mẫu của các văn bản đó.

- HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp.

III. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hànhchính chính

1. Tính khuôn mẫu

Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu 3 phần thống nhất:

a. Phần mở đầu gồm: - Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. - Địa điểm, thời gian ban hành văn bản. - Tên văn bản- mục tiêu văn bản.

b. Phần chính: nội dung văn bản. c. Phần cuối:

- Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở phần đầu). - Chữ kí và dấu (nếu có thẩm quyền).

* Chú ý: Nếu là đơn từ, kê khai thì phần cuối nhất thiết phải có chữ kí, họ tên đầy đủ của người làm đơn hoặc k khai.

- Kết cấu 3 phần có thể "xê dịch" một vài điểm nhỏ tùy thuộc vào những loại văn bản khác nhau, song nhìn chung đều mang tính khuôn mẫu thống nhất. GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:

- Tính minh xác của văn bản hành

chính thể hiện ở những điểm nào? Nếu

2. Tính minh xác

- Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu

không đảm bảo tính minh xác thì điều gì sẽ xảy ra?

- GV nhận xét và khắc sâu một số ý cơ bản.

VD: Nếu văn bằng mà không chính xác về ngày sinh, họ, tên, đệm, quê,… thì bị coi như không hợp lệ (không phải của mình).

Trong xã hội vẫn có hiện tượng mạo chữ kí, làm dấu giả để làm các giấy tờ giả: bằng giả, chứng minh thư giả, hợp đồng giả,…

chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí,…

- Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý, không xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa.

* Chú ý: Văn bản hành chính cần đảm bảo tính minh xác bởi vì văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi. Ngôn từ chính là "chứng tích pháp lí".

GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:

- Tính công vụ thể hiện như thế nào trong văn bản hành chính? Trong đơn xin nghỉ học, điều gì là quan trọng- cảm xúc của người viết hay xác nhận của cha mẹ, bệnh viện?

- HS thảo luận và phát biểu ý kiến. - GV nhận xét và khắc sâu một số ý cơ bản.

3. Tính công vụ

- Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân. - Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu.

VD: kính chuyển, kính mong, trân trọng kính mời,…

- Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm.VD: trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời trình bày có cảm xúc để được thông cảm.

HĐ2. Tổ chức luyện tập

- Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về trình bày văn bản, về từ ngữ, câu văn của văn bản hành chính (lược trích- SGK).

Trên cơ sở nội dung bài học, GV gợi ý để HS phân tích.

IV. Luyện tập

Bài tập 2: Những đặc điểm tiêu biểu: - Trình bày văn bản: 3 phần

Phần đầu gồm: tên hiệu nước, tên cơ quan ra quyết định, số qđ, ngày… tháng… năm…, tên quyết định. Phần chính: Bộ trưởng… căn cứ… theo đề nghị… quyết định: điều 1…, điều 2…, điều 3…. Phần cuối: người kí (kí tên đóng dấu), nơi nhận.

- Từ ngữ: dùng những từ ngữ hành chính (quyết định về việc…, căn cứ nghị định…, theo đề nghị của,… quyết định, ban hành kèm theo quyết định, quy định trong chỉ thị, quyết định có hiệu lực, chịu trách nhiệm thi hành quyết định,…

- Câu: sử dụng câu văn hành chính (toàn bộ phần nội dung chỉ có một câu).

3. Củng cố: HS đọc ghi nhớ trong SGK4. Dặn dò: 4. Dặn dò:

Ngày giảng: 12C3...vắng...

12C5...vắng...

Tiết 94

VĂN BẢN TỔNG KẾTA. Mức độ cần đạt: A. Mức độ cần đạt:

- Kiến thức: Mục đích, nội dung, đặc điểm của văn bản tổng kết. Cách viết văn bản tổng kết tri thức, văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn.

- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để đọc – hiểu, lĩnh hội các văn bản tổng kết trong SGK. + Viết các văn bản tổng kết tri thức, hoạt động thực tiễn…

- Thái độ: Ý thức được việc tự rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản

B. Chuẩn bị của GV- HS:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

C. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện

2. Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung cơ bản

HĐ1. Tìm hiểu cách viết văn bản tổng

kết

GV yêu cầu HS đọc văn bản tổng kết trong SGK và trả lời các câu hỏi:

- Đọc các đề mục và nội dung của văn bản trên, anh (chị) có nhận xét gì về bố cục và những nội dung chính của một văn bản tổng kết?

- Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu như thế nào?

- HS làm việc cá nhân với văn bản rồi phát biểu ý kiến. Các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.

Một phần của tài liệu văn 12 từ 75-102-ngoc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w