Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận:

Một phần của tài liệu văn 12 từ 75-102-ngoc (Trang 35)

A. Mức độ cần đạt:

- Kiến thức:

+ Nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.

+ Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

- Kĩ năng:

+ Nâng cao kĩ năng vận dụng các cách diễn đạt khác nhau trong bài viết.

+ Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.

- Thái độ: Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

B. Chuẩn bị của GV- HS:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

C. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: 2. Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung chính

HĐ1. Hướng dẫn HS làm bài tập 1

HS đọc các đoạn trích – thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm gì tương đồng? Ngoài điểm tương đồng đó, giọng điệu trong từng đoạn trích có những nét gì đặc trưng, riêng biệt?

- Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là gì?

III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghịluận: luận:

Bài tập 1

a. Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau: một đoạn tố các tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, còn đoạn kia thể hiện nhận xét về giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, về giọng điệu, hai đoạn đó có điểm

tương đồng: giọng điệu khẳng định một cách hùng

hồn, dứt khoát, trang nghiêm.

Điểm khác nhau:

- Đoạn trích 1 thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

- Đoạn trích 2 thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến, đồng cám đối với Hàn Mặc Tử.

b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là:

- Đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau.

- Cách dùng từ ngữ (đặc biệt là từ xưng hô, các từ ngữ nêu nội dung bình giá, nhận xét), cách sử dụng

- Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn trích

kết hợp các kiểu câu,các phép tu từ… cũng khác nhau.

c. Những cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của hai đoạn văn:

- Cách sử dụng từ ngữ :

- Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu,các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp:

HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập 2

HS đọc các đoạn trích – thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK

- Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên. Chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu được dùng để biểu hiện giọng điệu đó?

- Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể?

Gợi ý:

+ Kết hợp trả lời cả hai câu a và b bởi có sự trùng nhau về ý câu hỏi

+ Cần cảm nhận chung về giọng điệu, sau đó đi phân tích từ ngữ, câu văn để xác định và tìm hiểu kỹ hơn giọng điệu ấy.

Bài tập 2:

* Đoạn văn 1 có giọng điệu hô hào, thúc giục. Cơ sở để tạo nên giọng điệu này là:

- Về từ ngữ:

+ Cách xưng hô:

+ Sử dụng nhiều từ ngữ mang tính khẳng định, kêu gọi mạnh mẽ:

- Về kiểu câu: câu ngắn gọn, câu tăng tiến, câu nhượng bộ, kết hợp câu cảm thán và câu cầu khiến, phép điệp từ, phép song hành

* Đoạn văn 2 có giọng điệu đằm thắm, thiết tha. Cơ sở để tạo nên giọng điệu này là:

- Về từ ngữ:

+ Cách xưng hô: người thể hiện sự trân trọng, gọi tên Xuân Diệu thể hiện sự yêu mến

+ Sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt là từ láy có sức biểu cảm cao:

- Về kiểu câu: sử dụng nhiều câu dài, nhiều thành phần đồng chức (câu có nhiều vị ngữ, nhiều thành phần phụ có chức năng tương đương) với biện pháp song hành:

HĐ3. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

- Từ nội dung đã tìm hiểu ở mục 1, 2 anh (chị) hãy xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận?

Bài tập 3:

Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận:

- Giọng điệu cơ bản là trang trọng, nghiêm túc

- Ở những phần, những bài cụ thể, những nội dung cụ thể có thể thay đổi giọng điệu cho linh hoạt, phù hợp

HĐ4. Hướng dẫn luyện tập

- Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu trong các đoạn trích ?

Một phần của tài liệu văn 12 từ 75-102-ngoc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w