III. Thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng du lịch thương mại Hải Nam
3. Tính giá nguyên vật liệu
Công ty quy định: Kế toán nhập NVL, xuất NVL, tồn kho NVL đều phải phản ánh theo giá vốn thực tế.
3.1 Giá thực tế nhập kho
Tùy thuộc vào nguồn nhập mà giá thực tế của NVL được xác định như sau:
* Đối với vật liệu mua ngoài: Trị giá của vật liệu mua ngoài bao gồm
+ giá mua ghi trên hóa đơn( bao gồm cả các khoản thuế nhập khẩu, thuế khác nếu có).
+ Các khoản chi phí mua thực tế( chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, bồi thường, chi phí nhân viên…) các khoản giảm giá, chiết khấu( nếu có)
Từ ngày 01/01/1999 các doanh nghiệp phải thực hiện Luật thuế GTGT do đó đối với vật tư mua ngoài dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được hạch toán như sau:
+ Đối với đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ: Giá trị vật liệu mua ngoài là giá mua không có thuế GTGT, toàn bộ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được phản ánh vào TK 133( Thuế GTGT được khấu trừ)
+ Đối với đơn vị áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Giá trị vật liệu mua ngoài là giá mua thực tế phải trả người bán bao gồm cả thuế GTGT
+ Đối với vật liệu doanh nghiệp tự gia công: Trị giá thực tế là thực tế xuất thuê chế biến công với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ đến nơi thuê chế biến và từ đó doanh nghiệp cùng với số tiền phải trả cho các đơn vị nhận gia công chế biến
* Đối với vật liệu góp vốn liên doanh: Trị giá thực tế của vật liệu
nhận vốn góp liên doanh là giá trị thực tế được các bên tham gia góp vốn liên doanh chấp nhận.
* Phế liệu được đánh giá theo giá ước tính: Giá thực tế có thể được
sử dụng hoặc có thể được bán
3.2 Giá thực tế xuất kho
Khi xuất vật liệu kế toán phải tính toán chính xác giá thực tế của vật liệu xuất cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau. Việc tính giá thực tế của vật liệu xuất kho có thể tính theo một trong các phương pháp sau:
Tính giá bình quân tồn đầu kỳ
Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quân tồn đầu kỳ
Giá thực tế xuất kho= Số lượng xuất kho X Đơn giá đầu kỳ
Ưu điểm: Phản ánh kịp thời trị giá của vật liệu tuy nhiên độ chính xác không cao.
Tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Về cơ bản phương pháp này giống phương pháp trên nhưng đơn giá vật liệu được tính bình quân cho cả tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.
Đơn giá đầu kỳ
Giá thực tế tồn đầu kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ =
Đơn giá
đầu kỳ =
Giá thực tế xuất kho được tính bằng cách lấy số lượng xuất kho nhân với đơn giá bình quân.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm
Nhược điểm: Công việc dồn đến cuối tháng mới biết giá trị xuất làm chậm việc tính toán
Tính theo phương pháp đích danh:
Được áp dụng đối với các vật liệu có giá trị cao, các loại vật liệu có tính đặc trưng. Giá thực tế vật liệu xuất kho căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập kho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần.
Tính theo phương pháp Nhập trước xuất trước(FIFO)
Theo phương pháp này ta phải tính được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Sau đó tính vào số lượng xuất ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá nhập trước, xuất trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại( tổng số xuất-số xuất thuộc lần nhập trước được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau).
Tính theo phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO)
Phương pháp này dự trên giả thiết vật liệu nhập kho sau nhất sẽ được xuất ra sử dụng trước nhất. Do đó giá trị vật liệu xuất kho được tính theo giá trịn vật liệu nhậpkho mới nhất, rồi tính theo giá nhập kho kế trước. Như vậy giá trị vật liệu tồn kho sẽ được tính theo những giá nhập kho cũ nhất.
Phương pháp hệ số giá
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán( sử dụng thống nhất trong các doanh nghiệp) để theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày. Cuối
tháng phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế vật liệu xuất dùng dựa vào hệ số giá hạch toán vật liệu.
Tùy thuộc vào đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp và hệ số giá vật liệu có thể tính riêng cho từng nhóm hoặc cho cả loại vật liệu. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của cán bộ kế toán cũng như yêu cầu quản lý phương pháp tính đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong các niên độ kế toán.