Xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.4. xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững

3.2.4.1. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp

Tạo môi trƣờng thuận lợi với những cơ chế chính sách khuyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tƣ và phát triển các khu DLST. Để thực hiện đƣợc giải pháp này, địa phƣơng trực tiếp là UBND huyện Mai Châu, đặc biệt là chính quyền tỉnh Hòa Bình thực tế bởi những cơ chế chính sách đồng bộ khuyến khích việc khai thác tiềm năng DLST, đặc biệt là Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà

83

Cò. Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành DLST: đặc biệt với các điểm du lịch Hang Kia – Pà Cò, thị trấn Mai Châu, Chiềng Châu nhằm đảm bảo “sức hút” đối với khách du lịch, đảm bảo hiệu quả kinh tế từ hoạt động du lịch và bên cạnh đó tính bền vững với môi trƣờng đƣợc đảm bảo.

Kết hợp với các chƣơng trình vì cộng đồng, phát triển cộng đồng nhƣ chƣơng tình xóa đói giảm nghèo, chƣơng trình phát triển nông - lâm nghiệp, ...:

Cảnh báo và có biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch chạy theo lợi nhuận không tuân thủ những nguyên tắc, quy định gây ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng và cộng đồng địa phƣơng: xử lý hành chính với những hành động gây ô nhiễm môi trƣờng: xả rác và các chất thải hóa học vào sông, suối, rừng: hiện nay qua quá trình điều tra thực địa hiện tƣợng xả rác của du khách xuất hiện khá nhiều tại các tuyến đi bộ: Thị trấn Mai Châu – Nà Phòn – Săm Khóe – Chiềng Châu; hiện tƣợng xả rác của ngƣời dân địa phƣơng tại các điểm dịch vụ hàng hóa tại thị trấn Mai Châu.

Chính quyền địa phƣơng có những chính sách khuyến khích hoạt động sản xuất các sản phẩm thổ cẩm mang đậm bản sắc văn hóa của ngƣời Thái ở Mai Châu tại các điểm: bản Lác – Chiềng Châu, bản Văn – Thị trấn Mai Châu, bản Bƣớc – Săm Khòe và đồ thổ cẩm của ngƣời H’Mông ở xã Hang Kia và Pà Cò, hàng thổ cẩm của ngƣời Dao ở Phúc Sạn.

Khuyến khích các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ tập trung lại thành nhóm sản xuất nhƣng cần lƣu ý vấn đề môi trƣờng khi tập hợp lại thành nhóm sản xuất. Cần mở lớp nâng cao tay nghề và trình độ cho ngƣời sản xuất và đặc biệt là có thể đáp ứng nhu cầu muốn tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm thổ cẩm của khách du lịch nhằm quảng bá nét đặc sắc trong hàng thổ cẩm của ngƣời dân địa phƣơng.

Với hoạt động quản lý và thu gom rác thải nên đƣợc quản lý và thu gom thƣờng xuyên. Xây dựng các điểm thu gom rác và xử lý rác thải: hữu cơ, vô cơ tạo môi trƣờng trong lành và tính bền vững với môi trƣờng khi khai thác du lịch.

84

3.2.4.2. Biện pháp quản lý

Quản lý theo quy hoạch: việc quản lý, giám sát theo quy hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động phát triển du lịch không vi phạm các nguyên tắc và không đi quá giới hạn cho phép. Vì vậy, việc phối hợp quản lý, giám sát DLST trong quá trình phát triển cần có sự thống nhất theo quy hoạch và luôn kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế và có hiệu quả.

Quản lý khách bằng các thủ tục hành chính, các nội quy: quản lý lƣợng khách dựa trên tiêu chuẩn về sức chứa du lịch sẽ giúp cơ quan chức năng, Ban quản lý du lịch kiểm soát đƣợc hoạt động du lịch của du khách. Yêu cầu đăng ký trƣớc khi đến giam quan giúp các nhà quản lý chuẩn bị tốt công tác đón tiếp, phục vụ tốt hơn. Ban hành nội quy, quy định và có biện pháp thực thi hữu hiệu đối với các công ty tour, các nhà điều hành tour, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch và với khách du lịch.

Quản lý bằng điều tiết mức thu lệ phí: khuyến khích khách du lịch, tour du lịch tham quan vào các thời điểm khác nhau. Các ngày lễ, ngày nghỉ nên áp dụng mức phí khác ngày thƣờng; các vùng khác nhau áp dụng mức lệ phí khác nhau nhằm tránh sự tập trung du khách vào một địa điểm.

Với những trung tâm du lịch: thị trấn Mai Châu, Chiềng Châu, Hang Kia – Pà Cò cần có một ban quản lý nhằm điều phối và quản lý lƣợng khách du lịch tới trung tâm đó và các vùng lân cận nhằm quản lý về số lƣợng khách và đáp ứng nhu cầu của du khách.

3.2.4.3. Xây dựng quy hoạch tổng thể

Hiện tại, hoạt động du lịch tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Mai Châu nói riêng đang phát triển mạnh. Vì thế, để phát triển bền vững cần phải dựa trên một cơ sở khoa học, đó là các quy hoạch phát triển KT-XH, trong đó quy hoạch chi tiết cho DLST huyện Mai Châu. Trên cơ sở định hƣớng phát triển du lịch, cần tiến hành quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ cả về không gian, thời gian. Nội dung quy hoạch chú trọng đến định hƣớng xây dựng các điểm, tuyến du lịch thống nhất và lồng ghép với hệ thống du lịch mạn Tây Bắc. Đây là điều kiện có tính chất quyết định đến tính khả thi và bền vững trong phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu.

85

Xây dựng tour du lịch hợp lý với quy hoạch vùng, tuyến, điểm; lựa chọn phƣơng tiện vận chuyển, đi lại phù hợp với DLST (đi từ Hà Nội: ô tô, xe máy; di chuyển giữa các điểm tham quan, thôn làng bằng xe đạp hoặc đi bộ). Gắn với nhu cầu của khách du lịch về phƣơng tiện di chuyển khi du lịch thăm quan, thƣởng ngoạn cần hình thành nhiều hơn điểm dịch vụ về phƣơng tiện đi lại cho khách: cho thuê xe máy, xe đạp,... có khả năng áp dụng cao ở Thị trấn Mai Châu, Chiềng Châu, sau đó mở rộng ra Săm Khóe, Pù Pin, Phúc Sạn,...vì đây là những trung tâm, điểm du lịch với tần suất khách du lịch tới là nhiều hơn so với các địa điểm khác.

3.2.4.4. Giải pháp thị trường

Phát triển và xây dựng hình ảnh về DLST huyện Mai Châu thông qua việc phát hành các ấn phẩm, sách hƣớng dẫn du lịch, áp phích giới thiệu, sử dụng phƣơng tiện truyền thông đại chúng (đài báo, ti vi, internet,...).

Kết hợp các điểm du lịch lân cận nhƣ Mộc Châu, Sa Pa, Điện Biên,... trong việc quảng bá hình ảnh du lịch.

Đầu tƣ những nghiên cứu chuyên đề về thị trƣờng DLST huyện Mai Châu để xác định rõ quan hệ “cung cầu” để có cách thức phục vụ phát triển du lịch có hiệu quả.

Thƣờng xuyên điều tra ý kiến phản hồi từ du khách, những ngƣời tham gia hoạt động du lịch để kịp thời tiếp cận và giải quyết những bất cập tồn tại và phát sinh khi tiến hành hoạt động DLST.

3.2.4.5. Đào tạo nhân lực

Hoạt động DLST còn là lĩnh vực mới đối với du lịch Việt Nam nên đội ngũ quản lý, kinh doanh và lực lƣợng lao động trực tiếp còn thiếu kinh nghiệm từ lý luận tới thực tiễn. Vì vậy, vấn đề đào tạo một cách hệ thống lực lƣợng quản lý và đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực DLST là hết sức quan trọng. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, thế giới ngày trở nên phẳng hơn thì cần chú trọng vào vấn đề ngoại ngữ nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp, đẩy mạnh chất lƣợng phục vụ du lịch hơn nữa.

Cần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ (trình độ Đại học và trên Đại học) bằng cách nâng cao chính sách ƣu đãi nhƣ chế độ lƣơng, các hỗ trợ,...; cử cán bộ địa phƣơng học tập nâng cao trình độ. Đội ngũ cán bộ quản lý thƣờng xuyên tham quan, học tập ở các trung tâm, các khu du lịch trong và ngoài tỉnh.

86

Bên cạnh đó, cần đạo tạo lực lƣợng trực tiếp tham gia hoạt động du lịch (hƣớng dẫn viên, tiếp thị, phục vụ khách sạn, nhà hàng, nhân viên,... ) có năng lực và luôn luyện tậm nâng cao năng lực nghiệp vụ. Đặc biệt đội ngũ hƣớng dẫn viên phải luôn nâng cao kỹ năng tiếp thị, hƣớng dẫn, thuyết minh, tuyên truyền để du khách có thể hiểu, thích thú và yêu mến các giá trị tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hóa, tinh thần của tài nguyên du lịch huyện Mai Châu, góp phần cuốn hút du khách đã, đang, và sẽ tiếp tục đến với Mai Châu. Cần chú trọng đến phát triển lực lƣợng hƣớng dẫn viên là ngƣời bản địa, với họ không chỉ vốn hiểu biết về tài nguyên du lịch, môi trƣờng tự nhiên, cảnh quan, văn hóa mà còn vì lòng yêu mến, gắn bó và ƣớc mong cống hiến cho quê hƣơng.

3.2.4.6. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với DLST

Việc khai thác mở rộng các điểm, tuyến tham qua cho du khách nhằm phân tán bớt sự tập trung khách tại một số điểm, tuyến hạn chế các tác động tiêu cực vào môi trƣờng. Đồng thời, việc mở rộng này còn tạo cơ hội thu hút khách cũng nhƣ kéo dài thời gian lƣu trú của khách. Vì vậy, yêu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất dịch vu du lịch yêu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, việc tăng cƣờng các cơ sở này cần đƣợc tính toán kỹ lƣỡng, quy hoạch thận trọng, tôn trọng các nguyên tắc DLST, nếu không sẽ dễ mắc sai lầm, đi ngƣợc với mục tiêu bảo tồn.

Trên cơ sở chị đạo của UBND tỉnh, chính quyền và dân cƣ địa phƣơng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan nhƣ ngành Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trƣờng, ...; đồng thời tích cực kêu gọi sự đầu tƣ từ bên ngoài nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại địa phƣơng. Đối với mỗi khu vực cần quan tâm đến các vấn đề:

Cần nâng cấp, sửa chữa, bảo dƣỡng, duy tu các tuyến đƣờng bộ giữa các thôn bản; đặc biệt là những đoạn đƣờng dốc, trƣợt, đƣờng vào hang cần thiết kế những bậc thang đơn giản đảm bảo an toàn cho du khách và lao động trực tiếp trong ngành du lịch khi các hoạt động du lịch liên quan.

Xây dựng hệ thống cấp thoát nƣớc và hoàn thiện mạng lƣới điện trên địa bàn các bản phục vụ du lịch và các bản xung quanh.

87

Hỗ trợ xây dựng các cơ sở lƣu trú công đồng và các hình thức lƣu trú tại gia (homestay) với các dịch vụ đi kèm nhƣ quầy bán hàng lƣu niệm, đồ ăn, thực phẩm,... đảm bảo vệ sinh và an toàn nhằm phục vụ nhu cầu ở lại đêm và nghỉ ngơi của du khách.

Cùng với việc phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú cần đảm bảo an ninh trật tự, nâng cấp trang thiết bị, điều kiện vệ sinh để nâng cao chất lƣợng phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế có nhu cầu nghỉ dƣỡng, nghỉ dài ngày tại Mai Châu.

Thiết lập hệ thống bảo đảm an toàn gồm các cột mốc, các bảng chỉ dẫn, thùng rác, nội quy và thông tin hƣớng dẫn du khách...

Quy hoạch xây dựng nhà hàng, quán cafe, điểm vui chơi công cộng mà không làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên, văn hóa bản địa. Phát triển hệ thống nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí với những trò chơi truyền thống của các dân tộc hoặc những trò chơi dân gian và các dịch vụ bổ trợ khác nhƣ hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng, y tế... nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

3.2.4.7. Tăng cường giáo dục môi trường trong DLST

Thông qua hoạt động DLST, nhận thức của khách du lịch cũng nhƣ ngƣời dân về giáo dục môi trƣờng đƣợc nâng cao:

- Đảm bảo hệ thống thông tin: chƣơng trình thông tin môi trƣờng phải bao trùm tất cả từ các tờ gấp, đến các cuốn bằng hình với các nội dung:

+ Đặc điểm về hệ sinh thái tự nhiên, mối quan hệ lãnh thổ của Mai Châu với các vùng lân cận, tầm quan trọng của hệ thống sự cần thiết của bảo vệ môi trƣờng.

+ Thực trạng nguồn tài nguyên, các giá trị của các hệ sinh thái tại Mai Châu. + Các đặc điểm hấp dẫn chính, những mối đe dọa và cả những quy luật, quy định, nội quy bao trùm trong đó.

+ Hành động của các cá nhân đƣợc nhắc nhở, với những điều khuyến khích và cấm kỵ.

+ Khuyến khích du khách có những hành động bảo tồn và có những đóng góp cho cộng đồng địa phƣơng.

88

Áp dụng các phương pháp thông tin và giáo dục môi trường sau:

Thiết kế và phổ biến các tờ gấp, tờ rơi phù hợp: Các ấn phẩm với thông tin đầy đủ cho khách (bao gồm: tuyến tham quan, hoạt động du lịch trên các tuyến, các chuẩn bị cần thiết cho tuyến tham quan nhƣ đăng ký đi, quần áo, giầy dép, hoặc đồ ăn cần thiết ... đến giá cả phòng nghỉ cũng nhƣ các chi phí khác). Các thông tin cần mô tả ngắn gọn, đầy đủ, có sơ đồ các tuyến tham quan. Hình thức đẹp, kích thƣớc nhỏ, thuận tiện cho khách mang theo sử dụng và mang về nhà cho những ngƣời khác cùng xem. Các tờ gấp này đƣợc phát trƣớc khi du khách đi tham quan tại các điểm đón khách tại Mai Châu hoặc trao cho các điểm phục vụ lƣu trú, ăn uống đảm nhận. Các thông tin cần mô tả ngắn gọn, đầy đủ, có sơ đồ các tuyến tham quan.

Tăng cƣờng các phƣơng tiện truyền thông, giáo dục môi trƣờng trên tuyến tham quan: bằng việc sử dụng các phƣơng tiện (nhƣ biển báo, biển chỉ dẫn, bảng thuyết minh môi trƣờng). Với các phƣơng tiện thông tin này, các đƣờng mòn sẽ trở thành tuyến du lịch (tự hƣớng dẫn) cho khách du lịch.

Tăng cƣờng đào tạo, nâng cao vai trò của các nhà quản lý, điều hành hƣớng dẫn viên và dân địa phƣơng. Hoạt động DLST là một lĩnh vực mới, vì vậy đội ngũ các nhà quản lý, điều hành và lực lƣợng lao động trực tiếp còn hạn chế về cả lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho các đối tƣợng trên là hết sức cần thiết và cấp bách.

Tóm lại, các giải pháp đƣa ra trên đây cần đƣợc thực hiện đồng bộ, phải đƣợc quán triệt tất cả những ai có liên quan nhƣ các nhà quản lý, các nhà hoạch định, những ngƣời điều hành du lịch và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng.

89

Kết luận chƣơng 3

Sử dụng cơ sở lý luận về DLST trên vào nghiên cứu cho thấy việc định hƣớng phát triển DLST tại Mai Châu là hợp lý và cần thiết.

Những định hƣớng phát triển DLST dựa trên các cơ sở khoa học về DLST, quy hoạch tổng thể tỉnh Hòa Bình, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với nông thôn mới huyện Mai Châu với yêu cầu bảo tồn nguồn tài nguyên, nhu cầu du lịch ở Mai Châu.

Những định hƣớng này chủ yếu vào khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò và bản Lác dựa trên nguyên tắc ƣu tiên và đảm bảo chất lƣợng du lịch.

Khai thác nguồn tài nguyên và quản lý du lịch thống nhất giữa bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng.

Cải thiện tổ chức quản lý, vận hành hoạt động du lịch, khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng.

Các giải pháp đƣa ra rất đa dạng bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch phù hợp với yêu cầu của DLST, tăng cƣờng GDMT; các giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý; hợp tác đầu tƣ và tiếp thị. Các giải pháp này cần thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp của các tổ chức, các cấp, ban, ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, những nhà quản lý cũng nhƣ những nhà hoạch định và cộng đồng dân cƣ sở tại.

90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Mai Châu là một huyện miền núi tỉnh Hòa Bình có tài nguyên du lịch phong phú trong đó có những điểm du lịch ý nghĩa quốc gia. Với lịch sử phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)