6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Xây dựng thang đánh giá
Thang đánh giá là việc cụ thể hóa cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá, là thƣớc đo để đánh giá một cách khách quan các đối tƣợng đánh giá theo các chuẩn mực chung:
48
Thang đánh giá gồm 4 nội dung quan trọng: - Chọn các tiêu chí đánh giá
- Xác định các cấp của từng tiêu chí - Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp - Xác định hệ số của các tiêu chí.
Chọn các tiêu chí đánh giá
Để phục vụ mục đích phát triển DLST tại các điểm DLST điển hình có 6 tiêu chí đƣợc lựa chọn để đánh giá là: độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
- Độ hấp dẫn
Đối với DLST, độ hấp dẫn điểm du lịch đƣợc xác định bằng tính đặc sắc và độc đáo của các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học; các giá trị cảnh quan và văn hóa bản địa.
Đối với mỗi điểm du lịch ở huyện Mai Châu độ hấp dẫn có những nét nổi trội khác nhau:
+ Trung tâm du lịch tại Thị trấn Mai Châu: Vị trí gần trục giao thông liên tỉnh là quốc lộ 15 và những nét đặc trƣng trong văn hóa của ngƣời Thái đƣợc thể hiện trong nếp sống, sinh hoạt, ẩm thực tại bản Văn, bản Poom Cọong; có sự xuất hiện của các di tích lịch sử nhƣ các hang động, mái đá tự nhiên. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhằm thu hút khách du lịch ở đây là sự tập trung đông đúc dân cƣ nhất huyện (chủ yếu là ngƣời Thái), các dịch vụ nhƣ nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng ăn uống, bƣu điện, bệnh viện, đài phát thanh, trƣờng Trung học cơ sở, Trung học phổ thông cũng tập trung ở khu vực này, nhà trƣng bày các hiện vật của ngƣời Thái cũng nằm ở đây,… Vậy nên đây chính là một điểm du lịch mà bất kỳ khách du lịch nào cũng phải dừng chân khi tới Mai Châu.
49
+ Nếu nhƣ Thị trấn Mai Châu thu hút khách du lịch bởi sự đông đúc và dịch vụ cho khách du lịch thì Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò lại thu hút khách du lịch bởi cảnh quan và không khí trong lành với sự xuất hiện của nhiều loài động, thực vật đặc hữu: thông Pà Cò, thông đỏ, Pơ mu, sơn dƣơng, rắn, công,… và nhiều loài động thực vật khác. Ngoài ra nhiều theo thông tin thu thập đƣợc từ chuyến khảo sát thì có nhiều du khách tới điểm du lịch này với nhu cầu là tìm hiểu về những đặc trƣng văn hóa, lễ hội của ngƣời H’Mông ở Mai Châu.
+ Điểm du lịch thứ ba thu hút du khách chính là bản Củm và bản Lác thuộc xã Chiềng Châu: điểm đặc biệt ở đây chính là có sự xuất hiện của một số mặt hàng thổ cẩm do chính ngƣời Thái trong hai bản này làm. Du khách tới đây có thể chứng kiến quá trình dệt vải, may, khâu, …bởi bàn tay kéo léo của các cô gái Thái.
+ Ngoài những điểm, bản thu hút nhiều khách du lịch nhƣ trên thì du khách tới đây cũng có thể ghé chân nghỉ tại các điể du lịch khác: bản Bƣớc – Săm Khóe, cây Thị bản Bó – Chiềng Châu và nhiều hang động, mái đá có giá trị cao về mặt tự nhiên và văn hóa.
Nhìn chung các điểm DLST đƣợc lựa chọn ở Mai Châu đều có độ hấp dẫn rất cao về mặt tự nhiên, mặt khác nơi đây cũng đầy hấp dẫn với du khách bởi những nét rất đặc sắc và đa dạng của nền văn hóa bản địa.
- Sức chứa khách du lịch
Đối với các điểm DLST huyện Mai Châu, khả năng tiếp nhận khách du lịch cũng khác nhau. Các điểm nhƣ bản làng dân tộc có sức chứa trung bình còn KBTTN cần hạn chế số lƣợng khách ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên hiện nay mức độ khách tới Mai Châu vẫn chƣa đạt đến giới hạn sức chứa của các điểm, tuyến du lịch của huyện.
- Thời gian khai thác
Thời gian khai thác phục vụ DLST vừa phải đảm bảo điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp với điều kiện sức khỏe của khách du lịch, vừa đảm bảo điều kiện cho các hoạt động DLST. Mai Châu có thời gian khai thác rất dài vì số ngày có thể triển khai các hoạt động du lịch lên đến trên 200 ngày trong năm.
50
Khi đánh giá thời gian khai thác du lịch cũng lƣu ý đến tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Mai Châu là địa điểm du lịch nghỉ mát, nghỉ dƣỡng, tham quan lý tƣởng trong điều kiện mùa hạ và mùa thu còn mùa đông và mùa xuân thì lƣợng khách du lịch tới đây rất ít, vậy nên thời điểm khai thác các dạng tài nguyên cho du lịch của Mai Châu chính là mùa hạ và mùa thu. Loại hình du lịch ở đây hiện nay vẫn dƣới hình thức phƣợt là chủ yếu nên thời gian khách lƣu lại ngắn chỉ từ một tới hai ngày nên thời gian chủ yếu là vào các ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, ngày nghỉ.
- Độ bền vững
Độ bền vững của các điểm DLST ở Mai Châu phụ thuộc vào tính nhạy cảm của các HST trƣớc những biến động của ngoại cảnh. Nhìn chung các điểm du lịch có độ bền vững khá cao vì vốn là các HST tự nhiên đang đƣợc bảo vệ tại KBT Pà Cò. Tuy nhiên, tại bản Lác do số lƣợng khách tập trung vào các thời điểm nhất định vƣợt sức chứa nhƣ ngày lễ 2/9, ngày 30/4… có thể ảnh hƣởng tới độ bền vững của môi trƣờng tự nhiên (cây cỏ bị xậm hại, đất đá bị trƣợt lở…). Không chỉ vậy, những giá trí văn hóa bản địa sẽ dần có sự giao thoa văn hóa trong quá trình khách du lịch đến các bản làng, nghỉ lại và tiếp xúc với ngƣời Thái, ngƣời H’Mông.
- Vị trí khả năng tiếp cận
Mai Châu thuộc tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc nhƣng có vị trí khá gần so với trung tâm phân bố khách là Hà Nội. QL6 là sợi dây kết nối chặt chẽ Hòa Bình với Hà Nội và Sơn La. Do đặc thù về địa hình và khoảng cách giữa các điểm du lịch nên phƣơng tiện vận chuyển ở đây chủ yếu là ô tô loại nhỏ hoặc xe máy đƣợc di chuyển từ Hà Nội hoặc có một số đoàn di chuyển theo tuyến từ Mộc Châu của Sơn La xuống.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc cũng nhƣ Mai Châu Hòa Bình hiện nay còn là vấn đề cấp bách cần đƣợc giải quyết vì nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc triển khai các hoạt động DLST ở đây. Các điều kiện tối thiểu phục vụ khách du lịch nhƣ chỗ ăn nghỉ, nƣớc
51
sinh hoạt, thông tin liên lạc, dịch vụ y tế, bảo vệ an ninh cần đƣợc quan tâm hàng đầu. Trong só các điểm DLST tại Mai Châu thì bản Lạc, bản Poong Cọc, bản Văn, bản Vẽ, khu vực Piềng Vế,… là những bản thƣờng xuyên đón khách du lịch nghỉ lại có hệ thông hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt nhƣng khu vực Pà Cò nơi ngƣời H’Mông sinh sống, hệ thống đƣờng giao thông đi lại còn khá khó khăn, hệ thống nhà nghỉ gần nhƣ còn rất hạn chế trong việc đón khách du lịch. Tình hình này nếu đƣợc khắc phục chắc chắn sẽ thu hút lƣợng khách DLST đông đảo hơn.
2.3.2.2. Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp
Căn cứ vào 4 cấp của mỗi tiêu chí, chỉ tiêu của mỗi cấp cũng đã đƣợc chỉ rõ nhƣ đã trình bày ở mục Phƣơng pháp đánh giá ĐKTN để phát triển DLST.
Tƣơng ứng với các cấp của mỗi tiêu chí là số điểm của các cấp đó theo trình tự số điểm là 4,3,2,1 giảm dần theo tiêu chuẩn của mỗi cấp. Ví dụ đối với tiêu chí độ hấp dẫn thì rất hấp dẫn đạt 4 điểm, khá hấp dẫn đạt 3 điểm, hấp dẫn trung bình đạt 2 điểm và kém hấp dẫn đạt 1 điểm.
2.3.2.3. Xác định hệ số của các tiêu chí
Trong số 6 tiêu chí đƣợc lựa chọn để đánh giá không phải các tiêu chí nào cũng có ý nghĩa và mức độ quan trọng ngang bằng nhau. Các tiêu chí này đều cần thiết để việc đánh giá đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tuy vậy, có những tiêu chí có ý nghĩa và mức độ quan trọng hơn, vì thế việc tính thêm hệ số (trọng số) cho các tiêu chí là rất quan trọng, giúp cho việc đánh giá đƣợc khách quan và đúng thực tế.
Đối với việc đánh giá các điểm DLST tại Mai Châu, các tiêu chi đƣợc xác định thêm bằng các hệ số thể hiện mức độ quan trọng sau:
- Hệ số 3 đối với các tiêu chí: độ hấp dẫn, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận.
- Hệ số 2 đối với các tiêu chí: sức chứa, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
52