Văn hóa vật chất và tinh thần của các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 44)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Văn hóa vật chất và tinh thần của các dân tộc thiểu số

2.2.2.1. Văn hóa vật chất

- Làng bản, nhà ở

Mai Châu là địa bàn cƣ trú của hơn 10 dân tộc thiểu số. Có những dân tộc có số lƣợng lớn nhƣ Thái, Mƣờng, H’Mông, Dao Tiền... có những dân tộc dân số rất ít (Hoa, khơ Mú, Cờ Ho...). Nhƣng mỗi dân tộc đều có những nét đặc trƣng văn hóa của mình biểu thị trong cách ăn mặc, các phong tục truyền thống, kết cấu nhà ở và bản làng... điều này đã tạo nên những bản sắc văn hóa bản sắc và riêng biệt cho Mai Châu, là sức hút mạnh mẽ với du khách, đặc biệt là những du khách nƣớc ngoài.

Dân tộc Thái là dân tộc đông nhất ở Mai Châu, định cƣ ở các thung lũng suối và dựng làng ở trên những cánh động rộng giữa núi. Dân tộc Thái có chữ viết từ lâu đời, làm ruộng bậc thang và dệt vải giỏi. Văn hóa ngƣời Thái rất đặc sắc, từ xa xƣa những cô gái Thái đã chau chuốt tạo nên nhiều điệu múa say đắm gửi tới các chàng trai nhƣ múa xòe, bƣớc đi Phong Thổ, mùa chá chiêng... Điệu múa nhƣ là một hình thức phản ánh tình cảm và sinh hoạt của đời sống.

Dân tộc Mƣờng cƣ trú thành một dải xen giữa các khu vực sinh sống của ngƣời Việt và ngƣời Thái, tập trung chủ yếu ở xã Phúc Sạn, Tân Mai. Về ngôn ngữ họ đƣợc xếp vào nhóm Việt – Mƣờng, dòng Nam Á, về văn hóa có nhiều nét gần gũi với ngƣời Việt cổ và ngƣời Thái, họ làm ruộng và chăn nuôi, nghề rèn và chế tạo công cụ.

41

Dân tộc H’Mông định cƣ ở các sƣờn núi cao và họ giỏi làm ruộng bậc thang, trồng lúa nƣơng. Dân tộc H’Mông rất nổi tiếng trong thêu thùa váy áo và nghề rèn. Đồng bào H’Mông Mai Châu tập trung ở hai xã Hang Kia và Pà Cò.

Ngoài ra còn phải kể đến dân tộc Kinh, tuy chỉ chiếm một phần nhỏ dân cƣ toàn vùng nhƣng ngƣời Kinh lại có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

- Trang phục

Nghề thủ công: Nghề thủ công của đồng bào nơi đây khá phong phú: nghề đan lát của ngƣời Thái và ngƣời Mƣờng; nghề rèn, nghề thêu của ngƣời Dao, ngƣời H’Mông. Nổi bật hơn cả là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Thái: thổ cẩm Thái nổi tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ mang đậm sắc dân tộc. Nhiều vật dụng trong gia đình đƣợc làm từ thổ cẩm nhƣ chăn màn, áo gối, ga trải giƣờng, đệm ngủ... Thổ cẩm đƣợc dệt bởi đội tay khéo lép và tình cảm của ngƣời phụ nữ Thái. Ở Tây Bắc, nghề dệt thổ cẩm phát triển mạnh nhất ở bản Văn, bản Pom Coọng thuộc thị trấn Mai Châu. Các sản phẩm hiện nay khá phong phú về đƣờng nét với màu sắc sặc sỡ, là món quà lƣu niệm của khách du lịch để luôn nhớ về đất và ngƣời nơi đây.

Hình 2. 7. Dệt thủ công ở huyện Mai Châu

42

Trang phục dân tộc: “Hoa Tây Bắc” là cách gọi ví von của khách du lịch với những chàng trai cô gái dân tộc của vùng rừng núi này, trong những trang phục sặc sỡ màu sắc họ thực sự là những bông hoa rừng núi. Dù các dân tộc có sống chung bản làng, họ có thể cƣới nhau và sinh con đẻ cái nhƣng trang phục dân tộc thì không hề trộn lẫn và trở thành đặc điểm để phân biệt trƣớc tiên của các dân tộc khác nhau. Những màu sắc tƣơi tắn của hoa văn và mộc mạc của màu chàm trờ thành nét văn hóa thu hút mọi ánh nhìn của du khách.

Hình 2. 8. Trang phục ngƣời Thái Hình 2. 9. Nhà truyền thống ngƣời Thái - bản Lác

(Nguồn: Ảnh thực địa tại Bản Lác - Điểm tham quan du lịch khu bảo tồn di sản văn hóa Thái)

2.2.2.2. Văn hóa tinh thần

Tôn giáo tín ngưỡng

Tôn giáo tín ngƣỡng là một hình thái đặc biệt của xã hội mà DLST có thể khai thác mặt tích cực của nó. Bởi lẽ, yếu tố nhân văn của tôn giáo cũng nhƣ các loại ý thức xã hội đều phán ánh sự tồn tại của xã hội một cách hƣ ảo trên nền văn hóa dân tộc bản địa.

Ở miền núi Tây Bắc, đồng bào các dân tộc có phong tục tôn thờ vật linh giáo, điều này xuất phát từ quan niệm mọi vật trong giới tự nhiên đều có linh hồn hoặc một lực lƣợng siêu nhiên nào đó nhƣ ma quỷ, thần thánh, hồn vía chế ngự trong vạn vật. Quan niệm tôn giáo của dân tộc Tây Bắc quan niệm trong gia đình tổ tiên có 12 hồn vía đều chịu ảnh hƣởng của lễ giáo Khổng – Mạnh. Họ thờ cúng tổ tiên và thần lửa để che chở tinh thần.

43

Lễ hội

Mai Châu có nhiều lễ hội, ngƣời Thái phổ biến với các lễ hội nhƣ: Xên bản, xên Mƣờng, Cầu mƣa ngƣời H’Mông nổi tiếng với lễ hội Gầu Tao; ngƣời Dao Tiền thì cuốn hút với lễ hội Tổng Động...

Lễ hội cầu mùa (cơm mới): Có ở cả văn hóa Mƣờng và văn hóa Thái, tiếng

Thái còn gọi là Lệ Hạy hay Kin khảu mở. Lễ này bày tỏ lòng thành kính của mình đối với những thế lực siêu nhiên thần linh, ma quỷ theo quan niệm của đồng bào. Phần nghi lễ đƣợc tiến hành ngay tại nƣơng rẫy, đặc biệt là nơi tập trung nhiều hộ gia đình cùng làm nƣơng rẫy nhất (Tủng hảy). Họ thƣờng tổ chức tại chòi canh rẫy của một nhà có diện tích rẫy nhiều nhất, năng suất cao nhất và đó phải là gia đình có uy tín, khéo ăn ở đƣợc cả nhóm và cộng đồng tôn trọng kính nể. Họ cắt lấy những bông lúa chín sớm những nơi tốt nhất trong đám rẫy của gia đình mình rồi đun lúa làm cho hạt nếp nứt và chín (tiếng Thái gọi là “khầu hang”). Sau đó lúa đƣợc phơi khô trên chạn bếp hoặc phơi nắng mục đích là họ tạo ra một loại gạo rất thơm và dẻo hƣơng vị gần giống mùi cốm, hạt gạo có mùa xanh và có mùi thơm rất đặc trƣng. Trong dịp này đồng bào thƣờng chọn một loại lúa dẻo nhất và quý nhất để dành cho cầu cúng thể hiện tấm lòng với các vị thần linh. Xong phần nghi lễ cũng là lúc những điệu khắp lăm, nhuôi, xuôi cất lên hòa cùng nhịp múa, họ hát cho nhau nghe về kinh nghiệm làm ăn và cầu mong cho một cuộc sống ấm no và hành phúc hơn.

Xên bản, xên Mường: vào mùa Ban nở ngƣời Thái mở hội Xên bản, xên

Mƣờng có tên là hộ Hoa Ban, quy mô hội to hay nhỏ còn tùy thuộc và thời. Hễ năm nào nghe tiếng sấm rền từ phía thƣợng nguồn sông Mã, thì năm đó ắt hẳn đại hạn, mọi ngƣời phải lo tích nƣớc để làm mùa cũng nhƣ cho sinh hoạt đời sống, lại phải chuẩn bị phƣơng tiện nhƣ cuốc, thuổng, gàu... để đào mƣơng, đào giếng chống hạn, thì Xên bản, xên Mƣờng năm ấy chỉ tổ chức nhỏ và đơn sơ. Ngƣời ta mổ ít lợn, gà làm lễ tế thần để cầu mƣa, “rửa lá rửa lúa” (xua đuổi thần trùng). Các cuộc vui chơi, đàn hát coi nhƣ bị xếp lại. Các ngã đƣờng dẫn vào bản đều có buộc cành cây xanh – dấu hiệu “cấm ngƣời ngoài vào bản, kiêng ngƣời ngoài lên thang” – rong một số ngày “kiêng kỵ”. Nhà nào nhà nấy đóng cửa im ỉm và có cài lá xanh. Không khí

44

sinh hoạt của bản trong những ngày này chùng xuống, đƣợm vẻ lo âu, buồn tẻ. Ngƣợc lại, hễ nghe tiếng sấm đầu năm rền ở phía thƣợng nguồn sông Đà, thì mọi ngƣời đều phấn khởi, tƣơi vui. Họ tin rằng năm đó sẽ mƣa thuận gió hòa, triển vọng mùa màng sẽ bội thu, thóc ngô đầy bồ, đầy kho, mọi ngƣời khỏe mạnh, ít ốm đau. Mọi ngƣời đều tắm suối nhƣ một hình thức cầu khấn thần linh. Những đồ dùng nấu ăn hàng ngày nhƣ nồi, chõ đồ xôi cũng đƣợc đem ra cạo rửa. Và tất nhiên, hội Xên bản, xên Mƣờng của năm đó cũng đƣợc tổ chức lớn hơn, nhộn nhịp hơn.

Hình 2. 10. Lễ hội Xên Bản, Xên Mƣờng ở Mai Châu

(Nguồn http://maichautourism.com)

Lễ hội Gầu Tào: Gầu Tào trong tiếng Mông có nghĩa là chơi ngoài trời, còn

gọi là đạp núi. Gầu Tào là lễ hội truyền thống của ngƣời Mông đƣợc tổ chức theo hình thức luân phiên.

Hàng năm, ngƣời Mông đều họp và chọn một gia đình trong cộng đồng chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức. Đƣợc thay mặt cộng đồng ngƣời Mông tổ chức hội Gầu Tào là một niềm vinh dự lớn của bất cứ gia đình, dòng họ nào trong làng bản. Công việc chuẩn bị cho lễ hội đƣợc thực hiện suốt một năm, trong đó, tìm và dựng cây nêu là việc quan trọng nhất. Cây nêu đƣợc cọi là cây thiêng của ngƣời Mông, là tín hiệu của hội hè, hạnh phúc và sự no ấm. Trƣớc ngày mở hội, gia đình đƣợc chọn tổ chức và cả họ hàng tập trung dựng và trang trí thật đẹp cho cây nêu ở vị trí sƣờn đồi nơi đƣợc chọn làm địa điểm mở hội.

45

Ngày hội đến, từ sáng sớm, trên các nẻo đƣờng, các bản làng xa gần, từng tốp nam nữ trong những bộ tả pủ, váy áo mới dệt bằng sợi lanh, náo nức xòe ô về dự hội. Cùng với tiếng khèn khi vui tƣơi rộn rã, lúc dồn dập nhƣ lời tỏ tình bỏng cháy của những chàng trai, là nhịp điệu múa ô trữ tình của các thiếu nữ. Không thể thiết đƣợc trong hội Gầu Tào là những cuộc hát đối đáp. Hát đối đáp nam nữ là một trong những hình thức vui chơi đặc sắc, trữ tình.

Tín ngưỡng liên quan đến đời sống sản xuất

Ma thuật

Đồng bào các dân tộc ở miền núi huyện Mai Châu còn tin tƣởng các ma thuật để con ngƣời dự báo, phòng ngừa những tai họa hoặc cầu may thể hiện bằng bói toán (bói áo, bói trứng, bói gạo, bói đá, bói chiêm bao…) hoặc cúng lễ giải hạn, yểm bùa.. Đây là một tập tục có từ rất xa xƣa và cũng là điều mà khách DLST thích thú tìm hiểu, nghiên cứu.

Văn học nghệ thuật

Nghệ thuật múa hát và nhạc cụ dân tộc: Múa hát là hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu. Mỗi bản làng của từng dân tộc có những đội văn nghệ của riêng mình, trình diễn những điệu múa ca hát riêng biệt mang những đặc trƣng rất riêng.

Ngƣời Thái có nền văn hóa nghệ thuật đa dạng: sử thi, thơ, nhạc lý, làn điệu dân ca... và phải kể đến điệu Múa Xòe. Cuộc sống lao động đã hình thành nên một trong những nét đẹp truyền thống là vòng xòe, tiếng Thái là “Xóe voóng”. Nằm trong hệ thống múa dân gian Việt Nam, xòe vòng đã đóng góp vai trò quan trọng vào trong kho tàng múa dân gian cổ truyền. Xòe vòng đƣợc dân tộc Thái tự hào vì là đặc trƣng văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Múa xòe là yếu tố thúc đẩy lao động sản xuất phát triển. Sau những ngày lao động vất vả của đông bào dân tộc vùng cao, đêm đêm dƣới ánh trăng, bên đống lửa bập bùng tiếng trống, chiêng vang lên nhƣ mời gọi bạn xòe đến quây quần cùng

46

nắm tay lung linh trong đêm hội điệu xòe hoa. Trong không khí đêm hội, con ngƣời quên đi những mệt nhọc, cùng cƣời vui bớt sầu lo, trở về với tâm trạng thoải mái. Sau hội, trở lại với cuộc sống đời thƣờng con ngƣời thấy yêu lao động, yêu cuộc sống hơn và hăng say sản xuất chờ ngày hội mới. Xòe còn là nơi con ngƣời gửi gắm tình yêu của đồng bào dân tộc. Khi tham gia vòng xòe trai gái đƣợc gần nhau, đƣợc lựa chọn ban xòe, là nơi để thể hiện tình cảm riêng tƣ. Vòng xòe gắn kết tình cảm con ngƣời với nhau.

Bên cạnh đó, tiếng khèn H’Mông, múa sênh tiền của ngƣời Dao Tiền hay làn lƣợm coi của ngƣời Tày cũng là những nét văn hoa nghệ thuật đặc sắc, không thể trộn lẫn của văn hóa nghệ thuật các đồng bào dân tộc Mai Châu.

Đây là nguồn nguyên liệu quý để tạo nên sự hội tụ văn hóa, hấp dẫn cả ngƣời dân bản địa và du khách miền xa.

Hình 2. 11. Đặc sản ẩm thực Mai Châu

( Nguồn http://maichautourism.com)

Hình 2. 12. Đặc sản lợn nƣớng và cơm Lam

( Nguồn http://maichautourism.com)

Nghệ thuật ẩm thực: Núi rừng Tây Bắc mang trong mình nhiều sản vật trong đó có những loại nguyên liệu chế biến nhiều món ăn độc đáo, ngƣời Mai Châu vì thế có nghệ thuật ẩm thực khá cao, đến Mai Châu ta có dịp thƣởng thức nhiều món ăn nhƣ: mang lay, canh xốm lồm, rƣợu cần, thịt trâu gác bếp, rau đồ thập cẩm...

Chợ phiên: Phiên chợ vùng cao (chỉ họp vào ngày cố định trong tháng, trong tuần) là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc: bán sản vật địa phƣơng, nơi trao đổi, giao lƣu giữa các dân tộc, nơi hẹn hò của các chàng trai cô gái... Phiên chọ vùng cao thu hút sự hiếu kỳ của du khách hơn cả chợ phiên Pà Cò.

47

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)