6. Cấu trúc luận văn
3.1.4. Vai trò và mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phƣơng
3.1.4.1. Cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch
Sự tham gia của dân cư địa phương
Cộng đồng dân cƣ bản Lác, bản Pom Coọng và một số bản khác ở huyện Mai Châu đã và đang thu hút đƣợc số lƣợng khách du lịch đông đảo. Diện mạo các bản ngày thêm đổi mới phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tăng cao; truyền thống bản sắc văn hóa đƣợc khôi phục và bảo tồn.
Bằng nhà ở của mình, nguồn vốn của mình; nhà nghỉ phục vụ du khách ra đời và tồn tại khá bền vững. Với những kiến trúc ngƣời Thái, ngƣời Mƣờng, ngƣời H’Mông đã đƣợc sửa chữa, nâng cấp đảm bảo phục vụ ngủ cho các đoàn từ 15-25 khách. Các homestay có bếp liền kề phục vụ khách du lịch ăn, ngủ qua đêm, có khu vệ sinh riêng biệt tƣơng đối sạch sẽ đáp ứng nhu cầu vệ sinh cá nhân trong thời gian lƣu trú. Khách du lịch đến nhà dân nào thì thành viên của nhà dẫn đó tự tổ chức thực hiện các dịch vụ do khách yêu cầu thông qua trƣởng đoàn hoặc hƣớng dẫn viên du lịch.
Ngoài dịch vụ ăn ngủ, khách du lịch đƣợc thăm quan bản, làng; tìm hiểu những truyền thống, lịch sử văn hóa, đời sống,... địa phƣơng; đƣợc thƣởng thức ẩm thực, văn hóa, nghệ thuật dân gian, tham gia các trò chơi dân gian địa phƣơng.
65
Trong các bản làng du lịch xây dựng các đội văn nghệ, diễn viên là ngƣời của bàn, sau công việc nhà nông tham gia chƣơng trình văn nghệ dân tộc phục vụ khách du lịch. Buổi biểu diễn là những giai điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc mình và các dân tộc khác ở địa phƣơng.
Sản xuất, cung cấp hàng thổ cẩm, làm đồ lƣu niệm, phục vụ khách du lịch. Phối hợp cùng công ty lữ hành, hƣớng dẫn viên du lịch đƣa và hƣớng dẫn khách tham qua phục vụ các tour du lịch sinh thái, văn hóa trong vùng.
Cho du khách thuê phƣơng tiện đi lại: xe đạp, xe máy.
Tham gia chấp hành giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên du lịch ở địa phƣơng, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách đến ăn, ngủ tại nhà.
Tham gia đóng góp cho việc xúc tiến quảng bá du lịch của địa phƣơng, xây dựng kinh tế - xã hội địa phƣơng thông qua hoạt động kinh doanh du lịch.
Bảng 3. 9. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng với hoạt động du lịch huyện Mai Châu năm 2014
Hoạt động Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ Lƣợng lao động trực tiếp tham gia hoạt động du lịch
Dịch vụ Homestay
Gìn giữ nếp nhà, trai chăn đệm làm chỗ nghỉ cho khách; đảm bảo các nhu cầu về điện, nƣớc, thông tin liên lạc và đảm bảo an toàn cho du khách
- 77 homestay với khoảng 300 lao động phục vụ
- 8 trƣởng bản, 8 trƣởng công an xã.
Phục vụ ẩm thực đặc sản địa phƣơng
- Cung cấp thực phẩm để chế biến món ăn: măng, ốc, cá, thịt lợn Mƣờng, cơm lam, rƣợu cần.
- Trình diễn chế biến món ăn, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách.
- 5 hộ chuyên cung cấp thực phẩm
- khoảng 120 lao động chế biến món ăn (đồng thời với phục vụ homestay).
Hoạt động giao lƣu, tìm hiểu sinh hoạt văn hóa của địa phƣơng
Biểu diễn văn nghệ, thể hiện những nếp
sinh hoạt tuyền thống của ngƣời Thái. 20 đội văn nghệ (280 lao động) Hàng thổ cẩm và đồ
lƣu niệm
- Trình diễn và hƣớng dẫn du khách kỹ thuật để dệt thổ cẩm truyền thống. - Bán thổ cẩm, các sản phẩm làm từ thổ cẩm của địa phƣơng.
- Gần 5000 khung dệt (có hơn 20 khung để trình diễn với du khách) tham gia cung cấp thổ cẩm. - 44 hộ tham gia bán hàng lƣu niệm Chợ phiên Pà Cò, Bao
La, Phúc Sạn, Vạn Mai
- Cung cấp ngƣời hƣớng dẫn du khách tới các bản làng, giới thiệu thiên nhiên và văn hóa Mai Châu.
- Cho du khách thuê xe đạp
- Khoảng 30 hƣớng dẫn viên. - 11 hộ cho thuê xe đạp.
66
Sự tham gia của các tổ chức vào quản lý và kinh doanh DLST
Công ty lữ hành: tham gia xây dựng tour, tuyến, chƣơng trình du lịch, xây dựng ấn phẩm quảng bá truyền thông, tham gia hỗ trợ nhà dân hoàn thiện, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách.
Các xóm bản du lịch, trƣởng bản là ngƣời đứng đầu, điều hành quản lý các hoạt động của bản, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc; triển khai các văn bản của ngành du lịch, các ngành khác liên quan đến du lịch tới bà con trong bản, các hộ kinh doanh trong bản. An ninh của bản chịu trách nhiệm khai báo tạm trú cho khách du lịch.
UBND xã, huyện với chức năng, nhiệm vụ của mình giúp đỡ hƣớng dẫn các xóm bản tổ chức công việc đón tiếp ứng xử với khách, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tôc nhƣ kiến trúc nhà ở, trang phục; giữ gìn bảo vệ môi trƣờng vệ sinh, bảo đảm an ninh trật tự cho khách du lịch, nghiên cứu sƣu tầm các truyền thống văn hóa dân tộc tiên tiến đƣa vào phục vụ khách du lịch.
UBND xã, huyện thiết kế tờ rơi, tờ gấp, sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài, báo ảnh, báo hình, báo viết để giới thiệu, quảng bá du lịch địa phƣơng mình.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện nhằm khai thác tốt các điểm du lịch tại địa phƣơng, đồng thời giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thu hút khách du lịch góp phần xây dựng kinh tế xã hội ở địa phƣơng.
3.1.4.2. Lợi ích từ việc phát triển DLST đối với huyện Mai Châu
Lợi ích về môi trường
Mai Châu là điểm du lịch sinh thái dựa trên bản sắc văn hóa của các dân tộc địa phƣơng, vì vậy việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc cũng nhƣ duy trì, cải tạo môi trƣờng nhằm thu thút khách du lịch đƣợc huyện Mai Châu rất chú trọng.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng rất đƣợc quan tâm bởi rừng là yếu tố làm cho Mai Châu luôn có đƣợc khí hậu trong lành, mát mẻ và khách du lịch không chỉ đến tham quan, thƣởng thức mà còn có thể nghỉ dƣỡng. Chính tác động tích cực của môi trƣờng làm cho du khách đến với Mai Châu ngày càng nhiều.
67
Để nâng cao hơn nữa tác động của môi trƣờng phục vụ hoạt động du lịch, ngoài những cánh rừng nguyên sinh vốn có, huyện Mai Châu đã xây dựng dự án trồng hoa ban dọc quốc lộ 15A đoạn qua thị trấn Mai Châu nhằm biến thị trấn Mai Châu thành thị trấn Hoa Ban Trắng.
Tuy vậy, bên cạnh những tác động tích cực của du lịch tới môi trƣờng thì ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân chƣa triệt để, ở một số điểm du lịch nhƣ bản Lác, bản Pom Coọng đã có thời gian ngƣời dân để rác thải nƣớc thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trƣờng; tự quản gia súc, gia cầm của một số hộ không thƣờng xuyên làm ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt chung... ảnh hƣởng tới hình ảnh của những điểm du lịch đối với du khách. Nhận ra những thiệt hại từ việc không đảm bảo môi trƣờng, không chỉ có chính quyền mà cả ngƣời dân ý thức đƣợc vai trò của môi trƣờng mà cả với khách du lịch tới đây cũng đƣợc tuyên truyền, cảnh báo về sự suy giảm hệ sinh thái. Từ việc biết, du khách sẽ hiểu, hành động để cùng bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ cảnh quan tƣơi đẹp của đất nƣớc, cùng hƣớng tới việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng theo hƣớng bền vững. Đó là việc tập trung duy trì mối quan hệ tích cực của cộng đồng với nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn; đồng thời chia sẻ lợi ích kinh tế thông qua việc trao quyền cho cộng động dân cƣ địa phƣơng trong tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch.
Lợi ích về xã hội
Xã hội Mai Châu đã có nhiều thay đổi khi kinh tế có sự khởi sắc nhờ hoạt động du lịch. Ngƣời dân mà đặc biệt là thế hệ trẻ đã hiểu và trân trọng bản sắc cộng đồng bởi đó là vốn để phát triển du lịch, sự xuất hiện của những vị khách lạ trong làng bàn... là những yếu tố tác động đến xã hội Mai Châu.
Du lịch tạo điều khiện cho du khách đƣợc tăng cƣờng sự trao đổi văn hóa của các dân tộc, các vùng miền, xây dựng tình đoàn kết; cộng đồng địa phƣơng đƣợc bồi dƣỡng lòng tự hào dân tộc, đƣợc phát huy và bồi dƣỡng những giá trị đạo đức sâu sắc: du lịch ở Mai Châu có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng nên dễ dàng giúp du khách hiểu đƣợc những giá trị của cộng đồng mình. Các điểm du lịch luôn hấp dẫn du khách bất kể tộc ngƣời, dân tộc, vùng miền... sự giao lƣu của
68
các du khách trong một điểm du lịch là cơ hội tốt để các dân tộc, vùng miền tìm hiểu lẫn nhau mà không nhất thiết phải đi đến tận những nơi sinh sống của dân tộc hay vùng miền đó, tự hiểu sẽ cố kết thêm tình đoàn kết.
Hoạt động DLST góp phần bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Xuất phát từ việc giữ gìn và bảo tồn các tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng bảo gồm: sự đa dạng sinh thái, phong tục tập quán, di tích văn hóa - lịch sử, làng nghề truyền thống... nên du lịch ở đây là một hƣớng mới để ngƣời dân địa phƣơng và du khách có thể góp phần giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc, nâng cao ý thức của mọi ngƣời trong việc phát triển kinh tế một cách bền vững.
Lợi ích về kinh tế
Du lịch mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Mai Châu. Đặc biệt, với sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch, những lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại đã đem tới sắc màu tƣơi mới cho quê hƣơng Mai Châu.
Du lịch ở Mai Châu đã tạo ra thu nhập cho các đơn vị kinh doanh du lịch ở địa phƣơng từ đó đóng góp vào ngân sách đất nƣớc: Các cơ sở kinh doanh du lịch nhƣ các cơ sở lƣu trú, các cửa hàng kinh doanh ăn uống, các cửa hàng bán đồ lƣu niệm... đều là những đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi ích kinh tế trực tiếp từ du lịch. Tuy vậy, tất các các đơn vị này đều phải chi trả cho các hoạt động của mình (ví nhƣ công ty lữ hành phải chi trả cho công ty vận chuyển, cơ sở lƣu trú và quán lý điểm du lịch), đồng thời phải nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc. Thông thƣờng, số tiền nộp thuế của các cơ sở kinh doanh du lịch là khoảng 10% thu nhập, số tiền này đƣợc Chi cục Thuế thông qua trƣởng bản và Công an thôn bản thu theo tháng ở các cơ sở kinh doanh du lịch, riêng đối với loại hình kinh doanh lƣu trú homestay thì số thuế tính trên đầu khách phải nộp cho ngân sách nhà nƣớc là 5.000 đồng/ khách (năm 2010, nếu chỉ tính trung bình mỗi lƣợt khách có 12 nghìn ngƣời thì thuế thu từ nguồn này đã đƣợc 2,79 tỷ đồng).
Du lịch góp phần giảm ngày và xây dựng nông thôn mới thông qua việc giúp ngƣời dân địa phƣơng hƣởng lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thêm cơ hội việc
69
làm thông qua đa dạng hóa các hoạt động du lịch để tăng thu nhập: Ngƣời dân nâng cấp, cơi nới các căn nhà truyền thống phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch. Các hộ gia đình cho khách nghỉ trọ thƣờng kết hợp phục vụ đồ ăn đƣợc chính những ngƣời trong gia đình chế biến có bổ sung các đặc sản vùng miền theo yêu cầu của khách, đối với khách đến Mai Châu thì đó là “ở nhà sàn, ăn cơm nƣơng, thịt trâu gác bếp”. Lực lƣợng lao động địa phƣơng đƣợc khai thác chủ yếu ở những công việc đòi hỏi các kỹ năng, hiểu biết đặc biệt của cộng đồng: hƣớng dẫn khách các công việc thƣờng nhật nhƣ làm đồng, bắt cá, kéo lƣới, trồng rau,... Ngoài ra còn có dịch vụ cho thuê xe đạp, xe máy hoặc chở khách với lao đọng thƣơng là nam giới; hoạt động bán hàng trực tiếp cho khách phần lớn là phụ nữ và trẻ em, thƣờng hoạt động ở các trung tâm du lịch, điểm tham quan.
Du lịch tạo chất xúc tác để phát triển và mở rộng các lĩnh vực kinh tế khác: sự xuất hiện của khách du lịch và những nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm của họ là chất xúc tác làm cho các làng nghề truyền thống của cộng đồng phát triển. Khách du lịch Mai Châu cũng đã làm cho những làng nghề (tiêu biểu là dệt thổ cẩm) phát triển hơn nhờ dịch vụ hƣớng dẫn du khách tự mình tham gia vào các khâu dệt vải. Và các sản phẩm khăn quàng cổ, áo thổ cẩm, váy xòe hoa, vải treo tƣờng, dây đẹo tay, lƣỡi dao, cây nỏ từ lâu đã trở thành món quà lƣu niệm cho du khách muôn nơi.