ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST HUYỆN MAI CHÂU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 76)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST HUYỆN MAI CHÂU

3.2.1. Xác định sức chứa cho điểm, tuyến du lịch

- Tính sức chứa thƣờng xuyên

CPI = AR a

Trong đó:

CPI : Sức chứa thƣờng xuyên (Instantaneous carrying capacity) AR : Diện tích của khu vực (Size of area)

a : Tiêu chuẩn không gian (diện tích cần cho một người)

Sự hào hứng

Sự lãnh đạm, thờ ơ

Sự khó chịu

Sự đối kháng

Pha đầu của sự phát triển, du khách và các nhà đầu tƣ đƣợc chào đón nồng nhiệt, du lịch ít có quy hoạch hoặc điều khiển về cơ chế

Du khách đƣợc tiếp nhận nhƣ một thông lệ do có đầu tƣ, quan hệ giữa dân địa phƣơng & khách du lịch trở nên hình thức hơn (mang tính thƣơng mại). Quy hoạch chủ yếu quan tâm đến thị trƣờng du lịch

Du lịch tiến dần đến điểm bão hòa, dân địa phƣơng có những mối nghi ngại về du lịch, các nhà chính sách (chiến lƣợc) cố gắng tạo ra các giải pháp bằng việc tăng cƣờng cơ sở hạ tầng nhiều hơn là hạn chế sự phát triển

Những bực bội, khó chịu đƣợc bộc lộ ra ngoài, du khách bị xem là nguyên nhân của mọi vấn đề. Quy hoạch lúc này có tính cứu chữa, song lại kích thích sự gia tăng du lịch để bù lại tình trạng xấu đi về danh tiếng của địa phƣơng

73 - Tính sức chứa hàng ngày

CPD = CPI × TR Trong đó:

CPD : Sức chứa hàng ngày (Daily capacity)

TR : Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of user per day) - Tính sức chứa hàng năm CPY = CPD PR = AR TR a PR   Trong đó:

CPY : Sức chứa hàng năm (Yearly capacity)

PR : Ngày sử dụng (Tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm)

(Sử dụng cả đêm 1/ 365 × OR)

OR : Công suất sử dụng giƣờng (Occuoancy rate)

Áp dụng công thức tính sức chứa cho 02 điểm du lịch: Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò và bản Lác. Hình thức du lịch lựa chọn là picnic với hệ số a từ 40-100 ngƣời/ha. (Bảng Phụ lục 2: Điều kiện môi trƣờng để tổ chức một số loại hình du lịch cơ bản - Quyết định số: 02/2003/QĐ-BTNMT)

Nhƣ vậy sức chứa tại 2 điểm du lịch lần lƣợt: a. Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò:

- Sức chứa thƣờng xuyên CPI = AR a = 5257,77 100 = 0,525777 (km 2/ ngƣời) Trong đó:

AR : Diện tích của khu BTTN Hang Kia - Pà Cò (5257,77ha) a : Tiêu chuẩn không gian (100 ngƣời/ha)

74 - Sức chứa hàng ngày

CPD = CPI × TR

Giả sử 03 giờ đồng hồ cho mỗi chuyến tham quan, giờ cho phép tham quan: 10h (từ 7h đến 17h. Nhƣ vậy, để đảm bảo các yếu tố sinh thái thì lƣợng thời gian tham quan sẽ là 10:3 ≈ 3,33 lƣợt.

Vì vậy sức chứa hàng ngày của KBTTN Hang Kia - Pà Cò là: CPD = CPI × TR = 52,58 x 3,33 = 175 (khách).

- Tính sức chứa hàng năm

CPY = CPD

PR

Mùa du lịch Mai Châu gắn với những tháng khô ráo (thƣờng là du khách quốc tế nên tháng du lịch thƣờng từ đầu tháng 9 đến tháng 4 năm sau). Vậy số ngày quay vòng sử dụng vào khoảng 242-243 ngày. Trong đó, giả sử những ngày thời tiết xấu chiếm khoảng 20%. Vậy số ngày thực tế sử dụng sẽ là khoảng 193,6 (ngày) ≈ 194 (ngày). Vậy CPY = CPD PR = 175 1/194= 33 950 (khách) b. Bản Lác: - Sức chứa thƣờng xuyên CPI = AR a = 429 40 = 10,73 Trong đó: AR : Diện tích bản Lác (429 ha)

a : Tiêu chuẩn không gian (40 ngƣời/ha) - Sức chứa hàng ngày

75

Thời gian tham quan một vòng bản Lác khoảng 1 giờ. Thời gian tham quan thƣờng từ 12 giờ trƣa đến 22 giờ đêm. Vậy, thời gian tham quan một ngày khoảng 10 giờ. Nhƣ vậy, công suất sử dụng tạm coi là 10.

Vì vậy sức chứa hàng ngày bản Lác là:

CPD = CPI × TR = 10,73 x 10 ≈ 107 (khách). - Tính sức chứa hàng năm

CPY = CPD

PR

Mùa du lịch Mai Châu gắn với những tháng khô ráo (thƣờng là du khách quốc tế nên tháng du lịch thƣờng từ đầu tháng 9 đến tháng 4 năm sau). Vậy số ngày quay vòng sử dụng vào khoảng 242-243 ngày. Trong đó, giả sử những ngày thời tiết xấu chiếm khoảng 20%. Vậy số ngày thực tế sử dụng sẽ là khoảng 193,6 (ngày) ≈ 194 (ngày).

Vậy CPY = CPD

PR = 107

1/194= 20 758 (khách)

3.2.2. Cơ sở định hƣớng phát triển du lịch sinh thái

3.2.2.1. Vị trí và vai trò của du lịch Mai Châu trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia và vùng

Hòa Bình nằm trong tiểu vùng dung lịch trung tâm bao gồm Thủ đô Hà Nội và 13 tỉnh xung quanh, đây là một trong những trung tâm du lịch quan trọng của cả nƣớc. Trong vùng du lịch trung tâm, Hòa Bình đƣợc xác định là trung tâm lƣu trú phụ cho địa bàn Sơn La - Điện Biên - Lai Châu.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định Hòa Bình nằm trong không gian tiểu vùng du lịch Tây Bắc thuộc vùng du lịch Trung du miền núi phía Bắc với các tuyến, trục du lịch đƣờng bộ, đƣờng thủy nối liền với các trung tâm du lịch lớn trong nƣớc. Phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình có lợi thế phát triển khách du lịch sang vùng Đồng bằng sông Hồng; phía đông và phía đông bắc giáp

76

với Thủ đô Hà Nội là trung tâm du lịch của cả nƣớc; phía tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.

Với vị trí cửa ngõ vùng Tây bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và tiềm năng du lịch phong phú mà đặc biệt là các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, du lịch Hòa Bình có thể khai thác phát triển các sản phẩm đặc thù, trờ thành điểm đến hấp dẫn của khách trong và ngoài nƣớc.

Du lịch tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua cũng đã đẩy mạnh liên kết vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển các sản phẩm du lịch. Tuyến du lịch liên vùng điển hình nhu là: phối hợp với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng xây dựng các tuyến du lịch liên kết giữa các tỉnh theo các hành trình Hà Nội - Hòa Bình với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, yên Bái, Phú Thọ; Hòa Bình với các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam,...

Các sản phẩm du lịch Hòa Bình bao gồm: Sản phẩm du lịch văn hóa; sản phẩm du lịch cộng đồng; sản phẩm du lịch làng nghề thủ công truyền thống; sản phẩm du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dƣỡng; du lịch lễ hội. Những sản phẩm du lịch trên đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến Hòa Bình. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch ở Hòa Bình chƣa đa dạng, chất lƣợng còn thấp, các dịch vụ bổ trợ còn thiếu ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch.

Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-

2020, tầm nhìn đến 2030”, huyện Mai Châu nằm trên các tuyến du lịch liên tỉnh, nội

tỉnh:

- Tuyến liên tỉnh

+ Tuyến Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu: khởi đầu từ Thành phố Hòa Bình theo Quốc lộ 6 (qua huyện Mai Châu) về phía Tây qua Sơn La và đến Lai Châu.

+ Tuyến Hòa Bình - Ninh Bình: khởi đầu từ Thành phố Hòa Bình theo Quốc lộ 6 và Quốc lộ 12A (qua huyện Mai Châu) và đến Ninh Bình.

77

+ Tuyến Thành phố Hòa Bình - Cao Phong - Tân Lạc - Mai Châu

+ Tuyến du lịch đƣờng thủy Thành phố Hòa Bình - Cao Phong - Đà Bắc - Tân Lạc - Mai Châu trên hồ Hòa Bình.

- Cụm du lịch Mai Châu với các điểm du lịch đang đƣợc khai thác:

+ Các điểm du lịch danh thắng, nghỉ dƣỡng: Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò.

+ Các bản làng dân tộc thiểu số: Bản Lác, bản Văn, Cun Pheo, Nhót, Pom Coọng.

3.2.2.2. Các quan điểm phát triển và những định hướng chung

 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu không nằm ngoài quan điểm phát triển du lịch sinh thái chung theo định hƣớng phát triển bền vững:

- Phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhƣng phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh thái tự nhiên.

- Phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thông, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

- Phát triển du lịch dựa trên mối liên hệ khăng khít, chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ du lịch phát triển, đƣa ngành du lịch huyện Mai Châu đứng ở vị trí chủ chốt trong cơ cấu ngành kinh tế của huyện nhằm mục đích:

+ Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững; + Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế;

+ Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động; + Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân;

78

+ Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề, cảnh quan, môi trƣờng sinh thái v.v...

 Cơ sở định hƣớng

- Chiến lƣợc Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái: huyện Mai Châu là điểm du lịch có khả năng quy hoạch, khai thác và tổ chức hoạt động DLST ở Việt Nam. Các định hƣớng phát triển DLST ở đây cũng cần bảo đảm mục tiêu chung trong chiến lƣợc phát triển DLST của Việt Nam, đó là:

+ Đƣa Việt Nam trở thành một quốc gia có DLST đặc trƣng và có chất lƣợng trên thị trƣờng quốc tế.

+ Góp phần bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. + Giúp cho việc bảo tồn thiên nhiên và văn hóa.

+ Giúp xóa đói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa.

+ Thúc đẩy sự liên kết và hợp tác cho sự phát triển DLST (bao gồm cả việc thiết lập các khuôn khổ và thể chế).

- Chiến lƣợc và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của huyện và tỉnh: + Chƣơng trình phát triển du lịch sinh thái của huyện Mai Châu: Du lịch văn hóa nhà sàn, ngành nghề truyền thống, ẩm thực, văn hóa dân gian: Xóm Lác (xã Chiềng Châu), xóm Văn, Pom Coọng (thị trấn Mai Châu) ngoài ra du lịch văn hóa nhà sàn còn có xóm Bƣớc (Xăm Khòe), xóm Vặn (Piềng Vế), xóm Xô (Nà Mèo), xóm Cun (Cun Pheo). Du lịch sinh thái: xóm Noong Luông (xã Noong Luông), Suối Lốn (Tân Mai), Bãi Sang (Phúc Sạn), xóm Đậu (Tòng Đậu).

+ Bản chất của DLST: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, đảm bảo tính bền vững về sinh thái và hỗ trợ bảo tồn, giáo dục môi trƣờng, khuyến khích cộng đồng địa phƣơng tham gia và hƣởng lợi ích từ hoạt động du lịch, đồng thời cung cấp kinh nghiệm du lịch với chất lƣợng cao cho du khách.

+ Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Mai Châu và tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hƣớng năm 2030: Du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

79

+ Chiến lƣợc phát triển phát triển du lịch Việt Nam trong “Quy hoach tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó, huyện Mai Châu là một điểm du lịch thuộc vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ (gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang); là điểm đến chuyển giao từ Thủ đô Hà Nội lên các địa bàn trọng điểm về du lịch: Sơn La - Điện Biên (Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mƣờng Phăng).

+ Tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của huyện Mai Châu.

+ Hiện trạng tăng trƣởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa Mai Châu, vừng Bắc Bộ và cả nƣớc. Hiện trạng phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch của huyện Mai Châu.

+ Hiện trạng tăng trƣởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến với Mai Châu, vùng Bắc Bộ và cả nƣớc. Hiện trạng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Mai Châu.

+ Xu hƣớng của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020 trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang hội nhập cùng với khu vực và thế giới.

+ Nhu cầu của thị trƣờng khách du lịch nội địa trong bối cảnh nên kinh tế đất nƣớc hồi phục, ổn định bắt đầu tăng trƣởng.

+ Các dự án đầu tƣ về du lịch cũng nhƣ các hoạt động liên quan đến du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mai Châu và các vùng phụ cận.

+ Nhu cầu mong muốn đƣợc tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch và nguyên vọng chính đáng muốn hƣởng lợi từ hoạt động này của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng.

Mục tiêu định hƣớng: Những thực trang trên là cơ sở thực tiễn cho phép khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc định hƣớng và phát triển DLST ở huyện Mai Châu. Để tránh những bất cập có thể phát sinh, việc định hƣớng phát triển DLST ở Mai Châu cần hoàn thiện các mục tiêu chủ yếu:

80

+ Thỏa mãn nhu cầu du lịch: Tăng cƣờng các hoạt động giải trí ngoài trời

(tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học...). Quan tâm đến thị trƣờng khách trong nƣớc và quốc tế.

+ Bảo đảm mục tiêu bảo tồn trong hoạt động du lịch: Mục tiêu bảo tồn phải đƣợc đặt lên hàng đầu. DLST phải đƣợc vận hành theo hƣớng cung cấp chứ không bị lái theo nhu cầu của nhiều loại khách du lịch.

+ Đảm bảo du lịch có chất lượng: Quan tâm đến công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục môi trƣờng và quản lý nguồn tài nguyên du lịch.

+ Hỗ trợ cộng đồng: Động viên nhân dân địa phƣơng tham gia trong quá

trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các dự án DLST. Quan tâm đến nhu cầu của cộng đồng bằng cách tạo cơ hội sử dụng lao động và các sản phẩm địa phƣơng. Tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa trong các thôn bản.

3.2.3. Tổ chức không gian phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu

Hoàn thiện điểm du lịch ở cụm điểm du lịch Mai Châu

Mai Châu đã sớm phát triển du lịch song những hoạt động dịch vụ của du lịch ở đây phần nhiều do tự phát. Hiện nay, ở Mai Châu có thể kể tên các xóm (bản) có dịch vụ homestay đã khá phát triển nhƣ bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Bƣớc, bản Vặn, bản Hang Kia…song do tính tự phát nên chất lƣợng dịch vụ của hoạt động DLST còn chƣa đảm bảo, một số homestay hoặc còn chƣa có khu công trình phụ, công trình phụ không đảm bảo vệ sinh, hoặc chƣa đủ chăn màn phục vụ khách hoặc môi trƣờng cảnh quan chƣa đƣợc tôn tạo giữ gìn. Bởi vậy, việc cần thiết trƣớc mắt là hoàn thiện điểm du lịch dịch vụ homestay ở cụm điểm Mai Châu.

Hoàn thiện về chất lƣợng của các điểm du lịch trọng điểm huyện là bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Văn (thị trấn Mai Châu), bản Bƣớc (xã Xăm Khòe).

Hoàn thành các dự án đã và đang triển khai xây dựng điểm du lịch nhƣ khu du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái, văn hóa Xam Tạng xã Noong Luông; khu du lịch sinh thái, văn hóa và thể thao Mai Châu ở Thị trấn Mai Châu.

81

Phân vùng các điểm du lịch đƣợc ƣu tiên phát triển là thị trấn Mai Châu, xã Tòng Đậu, xã Chiềng Châu, xã Noong Luông, xã Xăm Khòe, vùng lòng hồ sông Đà.

Khai thác các tuyến du lịch, tour du lịch ở Mai Châu

Cùng với việc hoàn thiện các điểm du lịch thuộc cụm điểm Mai Châu thì việc khai thác các tuyến du lịch, các tour du lịch cũng rất cần thiết, làm phong phú các hoạt động du lịch, thu hút du khách và tăng doanh thu cho ngành du lịch huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)