CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1. Vị trí địa lý

Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, có toạ độ địa lý 20o24’ - 20o45’ vĩ độ bắc và 104o31’ - 105o16’ kinh độ Đông; phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa), phía Bắc giáp huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Theo số liệu thống kê năm 2010, huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 57.127,98 ha; dân số trung bình là 52.540 ngƣời [22].

Mai Châu vốn là 1 trong 5 châu của phủ Chợ Bờ khi thành lập tỉnh Mƣờng, tiền thân của tỉnh Hòa Bình (năm 1886). Đến năm 1892, Mai Châu là 1 trong 5 châu của Hòa Bình. Trong Kháng chiến chống Pháp, Mai Châu là phần phía nam sông Đà của huyện Mai Đà, thuộc Liên khu Việt Bắc từ 4 tháng 11 năm 1949 và đến 9 tháng 8 năm 1950 mới nhập vào Liên khu 3. Ngày 21 tháng 9 năm 1957, huyện Mai Đà chia làm 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu. Khi đó Mai Châu gồm 5 xã: Mai Thƣợng, Mai Hạ, Tân Mai, Pu Bin, Bao La. Đến nay, địa giới hành chính huyện Mai Châu ổn định với 22 đơn vị hành chính gồm 21 xã: Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khòe, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Tân Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò và thị trấn Mai Châu. (báo cáo kinh tế - xã hội huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) [13].

Nhƣ vậy, Mai Châu cách trung tâm Hà Nội không quá xa, chỉ khoảng 3 giờ ô tô, nằm trên tuyến đƣờng du lịch Tây Bắc (Quốc lộ 6), là điểm chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng núi Tây Bắc có tiềm năng lớn về du lịch nhất là với hình thức dã ngoại ngoài trời (hiện đang là trào lƣu của thanh niên, còn đƣợc biết với tên khác là phƣợt).

29

2.1.2. Địa chất

Trias trung

Hệ tầng Đồng Giao (T2a đg)

Trầm tích carbonat của hệ tầng Đồng Giao phân bố ở phía nam và tây nam của diện tích. Dựa vào thành phần thạch học, hệ tầng đƣợc phân ra làm 2 phân hệ tầng từ dƣới lên trên nhƣ sau:

Phân hệ tầng dưới (T2ađg1): các đá vôi sét, đá vôi phân lớp mỏng, màu đen, phớt lục, đôi lớp chứa sét, hạt mịn, dòn, dễ tách theo mặt lớp, chuyển từ từ lên đá vôi chứa silic, đá vôi xám dòn, hạt mịn, phân lớp từ 10-40cm. Chứa nhiều hoá thạch

Pseudomonotis? michaeli, Enantiostreon cf. defforme, Mentzelia mentzelii, Neoschizodus orbicularis, Costatoria cf. curvirostris,... thƣờng cho tuổi Anisi. Bề

dày 300-450m.

Phân hệ tầng trên (T2ađg2): các đá thuộc phân hệ tầng trên nằm chuyển tiếp lên các đá thuộc phân hệ tầng dƣới và bị trầm tích của hệ tầng Nậm Thẳm phủ lên. Thành phần thạch học gồm: đá vôi màu xám tro, xám sáng, xám trắng, phân lớp dày; đôi nơi chứa silic, nhiều lớp bị hoa hoá hoặc dolomit hoá, chuyển dần lên là đá vôi xám trắng, sạch, hạt mịn, phân lớp dày hoặc dạng khối. Dày 300-450m.

Creta thượng

Hệ tầng Yên Châu (K2yc)

Các trầm tích lục địa của hệ tầng Yên Châu phân bố hạn chế ở góc tây nam, chúng nằm phủ bất chỉnh hợp trên các đá cổ hơn.

Các nơi lộ ra hệ tầng Yên Châu có thành phần thạch học từ dƣới lên gồm 2 phân hệ tầng nhƣ sau:

Phân hệ tầng dƣới (K2yc1): cuội kết với các hạt cuội là đá vôi, đá silic, thạch anh, đá bazan với xi măng là cát kết. Dày 100m

Phân hệ tầng trên (K2yc2): cát kết hạt thô (đa khoáng), bột kết, sét kết màu đỏ nâu. Dày 300m.

30

Sự đa dạng của cấu trúc địa chất đã tạo nên những nét rất đặc sắc của địa hình là nguồn tài nguyên DLST rất qúy giá.

2.1.3. Địa hình

Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai dạng địa hình rõ rệt:

Địa hình thấp (<200m): Khu vực dân cƣ sinh sống và trồng hoa màu, lúa:

phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, có diện tích gần 2.000ha, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.

Địa hình cao (>200m) giống nhƣ một vành địa bao quanh huyện, gồm 8 xã

với tổng diện tích trên 400km2, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển khoảng 800-900m, điểm cao nhất là 1.536m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thị trấn Mai Châu). Độ dốc trung bình từ 30-35o. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây dựng cũng nhƣ các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số xã ở vùng cao nhƣ Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo còn rải rác có vàng sa khoáng với trữ lƣợng không lớn.

Với nhiều bậc địa hình nhƣ vậy tạo nên nhiều bậc cảnh quan với những nét đặc trƣng khác nhau: cảnh quan thung lung bằng phẳng, cảnh quan khu vực đồi thấp, đồi cao, núi cao -> hấp dẫn khách du lịch với loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, thƣởng ngoạn.

2.1.4. Khí hậu

Tỉnh Hòa Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô. Cơ sở để tạo cho tỉnh một nền nhiệt cao (đa số có tổng nhiệt trên 7.5000C), chế độ bức xạ mặt trời phong phú với tổng xạ hàng năm đạt chừng 100-110kcal/cm2 và cán cân bức xạ độ cao 55-86kcal/cm2/năm. Tuy ảnh hƣởng của front cực đới và gió mùa đông bắc đã giảm sút, nhƣng vì không có núi cao che khuất nên vẫn còn mạnh

31

hơn so với khu Tây Bắc và dĩ nhiên là hơn khu Nghệ Tĩnh. Tần suất front qua phần lãnh thổ chỉ độ 10-17 đợt/năm. Số tháng lạnh dƣới 180C nhiều nơi ngắn lại còn 2 tháng, riêng vùng đồi núi vẫn kèo dài 3 tháng. Hòa Bình chịu ảnh hƣởng của gió Lào, nên các núi thấp đã có khí hậu á đới trên núi [17].

Hòa Bình nói chung và huyện Mai Châu nói riêng khí hậu vẫn thể hiện bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nhƣ các tỉnh miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên, rõ rệt hơn cả là sự thể hiện hai mùa theo chế độ mƣa ẩm trong năm là mùa mƣa (nóng, ẩm, mƣa nhiều, thƣờng bắt đầu từ tháng 5 tới cuối tháng 10) và mùa khô (lạnh, khô, thƣờng bắt đầu từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau).

Với sự phân hóa mùa rõ rệt nhƣ vậy, tạo sự phong phú trong phân hóa cảnh quan theo mùa, cộng thêm sự phân hóa địa hình tạo ra những kiểu cảnh quan theo các bậc địa hình khác nhau, hấp dẫn du khách.

Huyện Mai Châu, do điều kiện địa hình đã tạo nên tiểu vùng khí hậu đặc thù (thung lũng Mai Châu): trong năm có những đợt gió tây khô nóng, thƣờng xuất hiện vào tháng 4,5 trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 1200-1400 giờ/năm, nền nhiệt trung bình khoảng 230C.

Biến động nhiệt độ trong ngày cao. Hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ cao nhất là tháng VII cũng chỉ đạt 33.80C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng I với 14,10C, nền nhiệt nằm trong khoảng cây trồng phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Bảng 2. 1. Nhiệt độ không khí thấp nhất (Đơn vị oC)

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

2007 13,6 18,7 20,1 20,4 22,0 24,8 24,9 24,5 22,2 20,5 14,8 17,5 20,3 2008 13,5 11,3 17,9 22,4 23,2 24,6 24,7 25,0 23,7 22,1 17,1 14,2 20,0 2009 12,2 19,4 19,3 21,8 23,6 24,8 25,1 24,7 24,0 21,7 16,6 16,7 20,8 2010 16,4 17,1 19,0 21,4 25,3 25,8 25,8 24,7 24,1 20,8 16,5 16,0 21,1 2011 11,6 15,8 15,4 20,7 22,5 25,1 25,1 24,2 23,7 21,1 18,4 12,9 19,7 2012 14,1 15,0 18,5 22,5 24,0 25,1 25,0 24,3 23,1 21,5 20,1 16,8 20,8

32

Bảng 2. 2. Nhiệt độ không khí cao nhất (Đơn vị oC)

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

2007 21,4 28,7 27,5 29,1 31,6 34,8 34,6 33,2 30,9 28,2 25,6 24,4 29,2 2008 21,1 16,7 27,2 30,7 32,7 33,3 33,3 32,8 32,1 29,1 25,9 22,6 28,1 2009 21,0 29,0 27,7 30,2 31,7 34,3 33,2 34,0 32,6 29,9 26,4 24,8 29,6 2010 23,5 28,0 29,2 29,8 35,3 36,1 35,4 32,3 32,8 27,9 25,6 24,2 30,0 2011 15,4 22,3 21,3 28,5 31,9 34,3 33,4 32,3 30,6 27,7 27,3 20,9 27,2 2012 19,5 21,6 26,1 33,3 33,7 33,8 33,7 32,9 30,8 30,3 28,3 24,1 29,0

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia)

Từ bảng 2.3 và bảng 2.4, nhiệt độ chênh lệch trong tháng dao động không lớn (khoảng 7-90C/ tháng). Nền nhiệt duy trì ổn định, thời tiết dễ chịu, không thay đổi quá nhiều và mặt bằng chung là không cao, điều này chính là một điều kiện thuận lợi để hoạt động du lịch diễn ra một cách dễ dàng.

Hình 2. 4. Biểu đồ số giờ nắng và nhiệt độ trung bình của Mai Châu năm 2013

Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hƣởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tƣơng đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5-6 giờ, mùa đông là 3-4 giờ; số giờ nắng mùa đông (thấp nhất là 60 giờ), mùa hè (cao nhất đạt gần 180 giờ).

33

Bảng 2. 3. Tổng lƣợng mƣa theo năm (2007-2012)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Lƣợng mƣa (mm) 1 920.3 2 031.7 1 538 1 510.3 1 616.9 1 870.7

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia)

Hình 2. 5. Biểu đồ thể hiện số ngày mƣa các tháng trong năm 2013 của Mai Châu

Độ ẩm trung bình hàng năm đạt 82%. Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mƣa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hƣởng nhiều của bão lốc và gió Lào. Trong mùa mƣa có gió nam luôn bổ sung độ ẩm và hơi nƣớc, cƣờng độ gió tƣơng đối mạnh. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sƣơng muối, sƣơng mù và mƣa phùn giá rét. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm cao trên 1500 mm [22].

2.1.5. Thủy văn

Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nƣớc phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40km, suối Mùn dài 25km, suối Bãi Sang dài 10km và suối Cò Nào dài 14km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nƣớc, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo. Bên cạnh đó, dòng

34

chảy của suối kết hợp với địa hình dốc tạo nên những thác nƣớc theo mùa rất đẹp, phù hợp phát triển hình thức du lịch khám phá thiên nhiên nhƣ thác bản Văn, thác Gò Lào...[16].

Các hồ tự nhiên hƣ Hồ Khả (Mai Hạ), hồ Tòng Đậu (Tòng Đậu), hồ Xam Tạng (Noong Luông)... ngoài ý nghĩa cung cấp nƣớc cho sản xuất còn là những điểm sinh thái phù hợp cho các hoạt động dã ngoại, thực tế.

Hồ Khả (Mai Hạ) nằm cách thị trấn Mai Châu khoảng 7-8km, đây là hồ chứa nƣớc loại nhỏ, trữ nƣớc tƣới tiêu cho một số xã của huyện Mai Châu. Đƣờng vào thuận lợi, xung quanh hồ một mặt đƣợc bao bọc bởi dãy núi đá vôi, khung cảnh hữu tình lại tô điểm thêm rất nhiều hoa Ban, khi mùa hoa mặt hồ càng lung linh...

Hồ Tòng Đậu (Tòng Đậu) nằm bên ngã ba Tòng Đậu (quốc lộ 6 và quốc lộ 15) có diện tích 7,2ha mặt nƣớc [17]. Nƣớc hồ trong xanh, bao quanh là những gò, đồi liền kề, nhiều hộ gia đình đã tiến hành trồng cây xanh, tạo cảnh quan làm mô hình khu du lịch sinh thái, xây dựng khu biệt thự, nhà nghỉ và dịch vụ du lịch xung quanh vị trí hồ... Hiện nay, đã có những dự án phát triển du lịch nghỉ dƣỡng đầu tƣ cho khu vực hồ.

Hồ Xam Tạng (xã Noong Luông) là hồ nƣớc xanh thẳm nằm trên núi cao gần 1100m. Hiện tại, hồ Xam Tạng đang đƣợc công ty TNHH Thiên Minh đầu tƣ xây dựng thành khu nghỉ dƣỡng với kỳ vọng sẽ trở thành một “Ba Bề” của Mai Châu.

Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nƣớc phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Cò Nào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nƣớc, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.

Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nƣớc của hệ thống sông, suối ở Mai Châu kém. Vào mùa khô, một số xã thƣờng lâm vào tình trạng thiếu nƣớc trầm trọng nhƣ Hang Kia, Pà Cò, Noong Luông, Thung Khe. Ngƣợc lại,

35

chính vì mất rừng và địa thế dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mƣa lớn trong mùa lũ.

2.1.6. Thảm thực vật, các khu bảo tồn và VQG

Trƣớc năm 1975, diện tích rừng của Mai Châu chủ yếu là rừng tự nhiên giàu có với nhiều hệ loại cây nhiệt đới quí nhƣ lim, lát hoa, sến, chò, nhai...

Hiện tại, rừng Mai Châu phức hợp với rừng thứ sinh (rừng thứ sinh tre nứa), rừng nguyên sinh với diện tích 35507,91 ha; đây cũng là một trong 4 huyện của Hòa Bình còn lƣu giữ đƣợc rừng tự nhiên khá là nguyên bản. Sản vật của rừng có thể kể đến măng đăng, mộc nhĩ, nấm hƣơng, cánh kiến...; động vật quý nhƣ lợn lòi, gấu, hổ, khỉ, hoẵng...[21].

2.1.6.1. Thảm thực vật

Huyện Mai Châu có địa hình vùng đồi núi. Rừng tự nhiên trên loại địa hình này chỉ còn chiếm một diện tích không đáng kể, hầu hết trong khu vực phổ biến các quần xã thực vật thứ sinh sau khi khai phá rừng.

Thảm thực vật vùng đồi núi chịu sự chi phối mạnh mẽ của khí hậu, điều kiện đất đai cùng với sự tác động mạnh mẽ của con ngƣời trong các hoạt động khai thác, cấy trồng. Điều đó đã tạo ra hàng loạt các kiểu thảm thực vật thứ sinh thay thế:

- Rừng rậm thƣờng xanh, cây lá rộng ở vùng đất thấp (dƣới 400m) trên các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi) và các quần xã thứ sinh thay thế:

+ Rừng rậm thƣờng xanh, cây lá rậm thứ sinh.

+ Rừng thứ sinh tre nứa hay tre nứa hỗn giao với cây lá rộng.

+ Trảng cây bụi thứ sinh, rậm, cao trung bình, cây thƣờng xanh, lá rộng. + Trảng cỏ cao trung bình (hoặc xen cây bụi) tái sinh sau nƣơng rẫy.

+ Tổ hợp khảm cỏ cao hay trung bình thứ sinh sau nƣơng rẫy với các loại cây trồng ngắn ngày, thƣờng gặp rải rác ở trong khu vực. Trảng cỏ này đƣợc hình thành trên các nƣơng rẫy bỏ hoang, đất còn khá tốt.

36

+ Các quần xã cỏ thấp thứ sinh (hoặc xen cây bụi), trên đất bị xói mòn mạnh và chăn thả thƣờng xuyên, thƣờng gặp nhất ở nơi gần dân cƣ, hình thành chủ yếu trên đất canh tác sau khi đã khai thác hết độ phì của đất. Nguyên nhân chính của sự hình thành trảng cỏ thấp là sự dẫm đạp thƣờng xuyên của gia súc chăn thả, đất bị nén chặt ở tầng mặt nên khả năng thấm nƣớc và giữ nƣớc kém.

+ Các quần xã cây trồng lâu năm, trên các loại đất có mức độ thoái hóa khác nhau.

+ Tổ hợp các quần xã cây trồng lâu năm trên các điểm dân cƣ.

+ Các quần xã cây trồng một năm trên các sƣờn đồi núi bị xói mòn mạnh. - Thảm thực vật trên đất phong hóa từ đá vôi

+ Đá vôi chiếm một diện tích khá lớn ở huyện Mai Châu. Do sự thất thoát nƣớc nhanh theo các khe đá nên sản phẩm phong hóa trên loại đá mẹ này ít đƣợc tích tụ, tầng đất thƣờng mỏng, chỉ có ít loài thực vật thích nghi và tạo ra nét riêng biệt của thảm thực vật trên núi đá vôi. Thuộc địa hệ này gồm có:

+ Phức hợp các loại rừng thứ sinh rậm, thƣờng xanh, cây lá rộng, nửa cứng. + Các quần xã thứ sinh thay thế, cây bụi rậm hoặc thƣa, cây lá rộng cứng sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)