Tồn tại và thách thức với du lịch Mai Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.6. Tồn tại và thách thức với du lịch Mai Châu

Quá trình thƣơng mại hóa

“Thương mại hóa” đã là một thuật ngữ đƣợc sử dụng khi mô tả sự thay đổi về lối sống, văn hóa chịu ảnh hƣởng của kinh tế.

Biểu hiện tiêu cực của “thƣơng mại hóa” đƣợc thể hiện qua hình thức sản xuất các mặt hàng vật chất hay hoạt động văn hóa nghệ thuật... Để thích nghi với thị trƣờng, một số đƣờng nét hoa văn trong trang phục dân tộc đang có nguy cơ bị mai một, các lễ hội truyền thống hay một số yếu tố nghệ thuật cũng đang dần biến đổi,... Theo kết quả điều tra thực địa, đối tƣợng là cộng đồng địa phƣơng có tham gia du lịch dƣới hình thức kinh doanh các mặt hàng “thổ cẩm” đang có sự sản xuất tập trung (tiểu thủ công nghiệp), có cơ sở đặt hàng dệt may từ dƣới Hà Nội với mẫu mã tƣơng tự các mặt hàng truyền thống để bày bán tại các sạp thổ cẩm tại địa phƣơng. Ngoài các mặt hàng thủ công truyền thống nhƣ thổ cẩm, đồ gỗ (cung, nỏ, vỏ gƣơm, vỏ đao, vỏ kiếm,... ) thì nhiều cửa hàng còn nhập thêm các mặt hàng mỹ nghệ từ đồng bằng nhằm mục đích làm đa dạng các mặt hàng lƣu niệm giúp du khách có thêm sự lựa chọn. Mặt tích cực của quá trình “thƣơng mại hóa” nhƣ đa dạng sản phẩm, phong phú về số lƣợng, tiết kiệm thời gian chờ sản xuất nhƣng lại hạn chế , triệt tiêu khả năng phát triển bền vững của du lịch cũng nhƣ vai trò của đồng bào các dân tộc vùng cao với các sản phẩm đặc trƣng (thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, ....).

“Thƣơng mại hóa” là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng, đây là điều không tránh khỏi khi tham gia vào kinh tế và du lịch đặc biệt du lịch sinh thái cũng ít nhiều chịu ảnh hƣởng. Đối với vấn đề phát triền du lịch sinh thái ở Mai Châu, yếu tố “thƣơng mại hóa” là điều không tránh khỏi nhƣng vấn đề là cần có nhận thức đúng đắn và tích cực hành động để hạn chế những tác động tiêu cực mà nó gây ra.

Quá trình đô thị hóa

Đây là vấn đề mà rất nhiều du khách khách trong và ngoài nƣớc phản ánh, biểu hiện của sự đô thị hóa là ở tỷ lệ ngƣời tham gia hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

71

Quá trình đô thị hóa còn biểu hiện ở ngành dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Ngành du lịch dịch vụ ở Mai Châu từ năm 2010 - 2014 tốc độ năm sau cao hơn năm trƣớc, cùng với sự tăng trƣởng là sự phát triển ồ ạt không có quy hoạch của hệ thống cơ sở hạ tầng. Sự phát triển này gây ảnh hƣởng rất lớn đến mỹ quan thị trấn Mai Châu, phá đi những nét cổ kính của khu du lịch Mai Châu. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng vƣợt kiểm soát và phát triển quá nhanh thì sẽ thu hẹp diện tích cây xanh, diện tích không gian bị giới hạn thu nhỏ dần, một số gia đình cho xây theo phong cách mới gây ảnh hƣởng đến hình ảnh văn hóa các “nếp nhà” truyền thống. Du khách đến với Mai Châu sẽ không còn cảm giác đến với một vùng sơn cƣớc đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mà thay vào đó là sự choáng ngợp của cơ sở hạ tầng, dịch vụ, giải trí hiện đại. Điều này là một thách thức với các nhà quy hoạch Mai Châu, đòi hỏi các nhà quản lý, quy hoạch cần sớm có biện pháp quản lý chặt chẽ và kế hoạch phát triển bền vững.

Thay đổi lối sống văn hóa

Hình 3. 4. Thay đổi lối sống - văn hóa Hình 3. 5. Thƣơng mại hóa sản - phẩm lƣu niệm

72

- Hoạt động du lịch làm thay đổi thái độ của dân cƣ địa phƣơng với du lịch nhƣ trong nghiên cứu:

Hình 3. 7. Sự thay đồi thái độ của dân địa phƣơng đối với du lịch

(Nguồn: Craig-Smith&French, áp dụng từ Doxey)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)