Biện pháp làm giảm lắc ngang:

Một phần của tài liệu Giáo trình cấu trúc tàu đào tạo thuyền trưởng hạng 3 ĐTNĐ (Trang 67)

CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA TÀU THUYỀN

2.1.4 Biện pháp làm giảm lắc ngang:

Nếu xếp hàng nặng ở trên, hàng nhẹ ở dưới, trọng tâm G của tàu sẽ cao, kết quả là tàu lắc từ từ và êm dịu hơn, chu kỳ lắc ngang tăng lên. Nếu xếp hàng để trọng tâm G của tàu quá thấp, chiều cao khuynh tâm GM của tàu quá lớn, làm giảm chu kỳ lắc ngang, tàu sẽ lắc mạnh, khơng cĩ lợi. Để làm giảm lắc

ngang người ta dùng nhiều cách khác nhau như:

- Ki hơng (vây cá): Là bộ phận giảm lắc được ứng dụng rộng rãi nhất, bằng cách hàn vào phần chìm dưới nước hai bên mạn tàu một tấm thép khoảng 30-40%

tăng. Vây cá làm tăng sức cản nên giảm được biên độ lắc khoảng 50% nhưng khơng làm thay đổi chu kỳ lắc của tàu. Đối với tàu hàng, nên thiết kế chiều dài vừa phải để khỏi nhơ lên mặt nước khi tàu chạy khơng tải.

- Hàn vào dưới ki tàu một tấm thép gọi là ki giả, ki giả cĩ tác dụng giống như vây cá.

- Trên một số tàu người ta sử dụng con quay ổn định giữ cho tàu thăng bằng. Con quay quay với tốc độ rất nhanh quanh trục a-a’, trục này gắn trên một giá cố định trên trục b-b’. Con quay cĩ khả năng giữ hướng của trục

a-a’ khơng thay đổi trong khơng gian. Nhưng khi tàu lắc ngang do hiện tượng tiến động của con quay làm cho thân tàu lắc dọc chút ít quanh trục b-b’ đồng thời gây trở lực cho sự lắc ngang của tàu làm cho tàu cĩ xu thế ổn định ở thế cân bằng ban đầu.

- Hiện nay cũng cĩ một số tàu sử dụng vây cá di động, đĩ là hai cánh ngầm đặt ở hai mạn. Hai cánh này cĩ thể thu vào, xoè ra và quay quanh trục của nĩ. Khi khơng cĩ giĩ, mặt nước yên lặng thì thu vây cá di động (2 cánh ngầm) vào trong thân tàu, khi cĩ sĩng giĩ thì xoè cánh ngầm ra. Nếu cánh ngầm nghiêng một gĩc nào đĩ so với dịng nước chảy qua cánh, do sức cản của nước làm cho cánh cĩ sức nâng. Sức nâng này hướng lên trên hoặc xuống dưới xuống dưới phụ thuộc vào gĩc nghiêng của cánh xuống dưới hoặc lên trên. Do đĩ, điều khiển cánh ngầm nghiêng lên nghiêng xuống quanh trục của nĩ theo chu kỳ bằng chu kỳ lắc ngang của tàu sao cho mơ men do cánh ngầm gây nên ngược chiều với mơ men lắc ngang của tàu. Hiệu quả sử dụng vây cá di động này rất cao, nĩ giảm được biên độc lắc khoảng 90%, nhưng cĩ nhược điểm là khi tốc độ tàu giảm thì hiệu suất của nĩ cũng giảm.

Con quay ổn định Vây cá di động a' a b' b Ki giả

Một phần của tài liệu Giáo trình cấu trúc tàu đào tạo thuyền trưởng hạng 3 ĐTNĐ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w