CÁC HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ TRÊN TÀU
Bài 4 CÁC TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN 4.1 Trang thiết bị cứu sinh
4.2 Trang thiết bị cứu hỏa
4.2.1 Các trang thiết bị cứu hỏa:
Trang bị cứu hoả được sơn màu đỏ và bố trí khắp nơi trên tàu và có nhiều loại, mỗi loại có một công dụng khác nhau như:
- Xô cứu hoả: làm bằng sắt mạ kẽm giống như xô thường nhưng sơn màu đỏ, trên thân kẻ chữ “xô chữa cháy” bằng sơn trắng. Xô để trên giá đặt trên boong chính, boong thượng tầng, cánh gà buồng lái và hành lang ngoài của thượng tầng kiến trúc. Trên quai xô được buộc dây thực vật có chu vi ít nhất là 47mm, chiều dài của dây phải đảm bảo múc được nước ngoài mạn. Dùng xô để múc nước dập lửa, khi đám cháy nhỏ và chưa kịp dùng những thiết bị dập lửa khác.
- Thùng cát: trên boong chính, boong thường kiến trúc, nơi gần kho sơn, kho vật liệu, gần két nhiên liệu lỏng (dầu đốt) thường bố trí một hoặc nhiều thùng cát. Thùng cát sơn đỏ có kẻ “cát chữa cháy” bằng sơn trắng có dung tích 0, 15-1, 25 m3. Thùng có nắp kín nhưng có thể mở được dễ dàng và nhanh chóng bất cứ lúc nào, trong thùng đựng cát sạch và mịn. Cát dùng để dập những đám cháy nhỏ và những đám cháy bằng nhiên liệu lỏng.
- Xẻng: được đặt bên cạnh thùng cát dùng để xúc cát, xẻng.
- Máy bơm, vòi rồng: Để phun nước.
- Chăn, vải bạt: là loại ngấm nước. Hiện nay phổ biến là dùng amiăng, có kích thứơc 1,5mx2m hoặc 2, 0mx2, 5m. Dùng để trùm kín đám cháy nhỏ.
- Dao, búa: Dùng để chặt phá.
- Móc, câu liêm: Dùng để giật, dở vật cháy. Được đặt trê giá hoặc treo trên tường, bố trí trên hành lang, trên boong chính, làm bằng thép cứng. Câu liêm có hình lưỡi liềm dùng để giật đổ những cấu trúc bằng gỗ, vải bạt, dây thực vật, không cho đám cháy lan rộng.
- Xà beng có hai đầu, một đầu nhọn đầu kia gần giống lưỡi búa dẹt và nghiên 300. Dùng lưỡi xà beng để nhổ định, phá khoá, bẩy bản lề, dùng đầu nhọn để đâm thủng vách ngăn.
- Rỡu: cú một đầu nhọn như cuốc chim, đầu kia là một lưừi dày, khoẻ và sắc, cán bằng gỗ. Dùng rìu để chặt dây cáp, phá cửa, cách ly và hạn chế phạm vi đám cháy.
- Thang.
4.2.2 Các loại bình chữa cháy xách tay:
4.2.2.1. Bình chữa cháy bằng CO2:
a) Cấu tạo:
Gồm vỏ bình bằng kim loại, bên trong bình chứa đầy khí CO2 được nén dưới áp suất cao. Khí CO2 được giữ lại trong bình bởi một van đặt trên miệng bình, van được điều khiển bởi một tay cò, tay cò được khoá lại bằng chốt an toàn và được kẹp chì để tiện cho việc kiểm tra và bảo quản bình. Ngoài ra còn có vòi phun, loa phun, tay cầm để tránh bị bỏng lạnh khi sử dụng.
b) Cách sử dụng:
Khi xảy ra cháy:
- Xách bình tiếp cận đám cháy ở trên gió.
- Đặt bình xuống.
- Rút chốt an toàn.
- Tay trái cầm tay cầm trên loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu 0,5m còn tay kia mở van hoặc bóp cò (tuỳ theo từng bình). Đối với các bình nhỏ (MT2, MT3), tay trái đáy bình, tay phải bóp cò.
- Dưới áp suất cao trong bình, CO2 được phun ra ngoài qua vòi phun phun vào đám cháy.
4.2.2.2 Bình bột khô:
a) Cấu tạo:
Gồm vỏ bình bằng kim loại, bên trong bình ở phía dưới chứa bột chữa cháy. Phía trên được nén đầy khí nitơ (N2) dưới áp suất cao làm lực đẩy để phun thuốc bột khô. Cả bột chữa cháy và khí CO2 được giữ lại trong bình bởi một van đặt trên miệng bình, van bình được điều khiển bởi một tay cò đặt trên miệng bình. Nhằm đảm bảo an toàn, người ta bố trí ở van một chốt an toàn trên tay cò và được kẹp chì để tiện cho việc kiểm tra và
bảo quản. Ngoài ra còn có vòi phun, loa phun.
Vỏ bình Bột hoá học
Khí nitô
Đồng hồ đo áp lực
Loa phun
Bình bột khô MFZ 4 Chốt an toàn
Tay cò
Vòi phun
Bình chữa cháy CO2
Vòi phun
Chốt an toàn
Vỏ bình Cò (mở van)
COKhí 2
Tay cầm
Loa phun
b) Cách sử dụng Khi có cháy xảy ra.
- Xách bình tiếp cận đám cháy ở trên gió.
- Lộn bình lên xuống khoảng 5 -7 lần sau đó đặt bình xuống.
- Rút chốt an toàn.
- Tay trái cầm vào vòi phun hướng vào gốc đám cháy ở khoảng cách khoảng 1-2 m, tay phải mở van (bằng cách bóp cò).
- Dưới áp suất cao trong bình, bột sẽ được phun ra ngoài qua vòi phun vào đám cháy.
4.2.2.3. Bình chữa cháy bằng bọt:
a) Cấu tạo:
- Vỏ bình bằng kim loại chứa dung dịch NaHCO3,
- Trong bình có ruột bình là chai thủy tinh (hoặc chai nhựa) đựng dung dịch Al2 (SO4)3.
- Miệng chai thủy tinh có nắp, trên nắp có lò xo giữ cho nắp đậy chặt.
- Nắp nối liền với cần mỏ vịt bằng một đòn nhỏ.
- Trên bình có vòi phun.
b) Cách sử dụng:
- Khi chữa cháy, xách bình tiếp cận đám cháy (khoảng 1m) ở trên gió, kéo mỏ vịt làm bật nút chai thuỷ tinh, dốc ngược bình và lắc bình nhiều lần làm cho hai dung dịch bên trong trộn lẫn với nhau, xảy ra phản ứng hoá học:
Al2 (SO4)3 + 6 NaHCO3 = 2Al (OH)3 + 3 Na2 SO4 + 6 CO2. - Bọt khí xuất hiện cùng với áp suất tăng lên.
- Khối bọt này lớn gấp 8 -12 lần khối dung dịch cũ.
Vbọt > 8 (VA +VB) Vbọt > 8(6+1) = 56 lít.
Vbọt: Thể tích bọt sau phản ứng.
VA : Thể tích dung dịch thuốc A.
VB: Thể tích dung dịch thuốc B.
- Trong bình sinh ra khí CO2 nhẹ gấp 10 lần so với nước, nên có thể nổi lên trên dầu và xăng, ngăn cách các chất cháy với không khí để dập tắt ngọn lửa.
Vỏ bình Chai thủy tinh
Lò xo Cần mỏ vịt
Bình bọt Vòi phun
ngăn cách ôxy với chất cháy, làm cho đám cháy bị ngạt, thiếu ôxy. Do đó, loại này dùng rất có hiệu quả với đám cháy xăng, dầu.
4.3 Trang thiết bị hàng giang và cứu thủng