Các bộ phận cơ bản của thiết bị buộc tàu .1. Dây buộc tàu

Một phần của tài liệu Giáo trình cấu trúc tàu đào tạo thuyền trưởng hạng 3 ĐTNĐ (Trang 35 - 41)

CÁC HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ TRÊN TÀU

Bài 3: THIẾT BỊ BUỘC TÀU 3.1 Tác dụng

3.3 Các bộ phận cơ bản của thiết bị buộc tàu .1. Dây buộc tàu

Dùng để chằng buộc vào cầu tàu hoặc các công trình nổi khác và thường được sử dụng là loại dây sợi thực vật hoặc sợi tổng hợp. Phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau:

- Phải đủ độ bền nhưng không nên quá bền để khi gặp quá tải dây sẽ bị đứt trước nhằm bảo vệ cho các bộ phận khác

- Phải có độ đàn hồi để sao cho có khả năng chịu được tải trọng động

- Nhẹ, đủ bền để dễ dàng trong quá trình thao tác làm dây cũng như thay đổi hướng chuyển động của dây.

Vị trí thông thường khi tàu cập vào cầu cảng như hình 3.1, ở vị trí như thế đối với tàu cỡ nhỏ phải bắt ít nhất 1 dây dọc mũi, 1 dây ngang mũi, 1 dây chéo mũi, 1 dây dọc lái,1 dây ngang lái và 1 dây chéo lái

Hình 3.1: Vị trí dây buộc tàu

1. Dây dọc mũi; 2. Dây ngang mũi; 3. Dây chéo mũi;

4. Dây chéo lái; 5. Dây ngang lái; 6. Dây dọc lái

Đối với tàu cỡ trung bình, ngoài những dây kể trên chú ý tăng thêm 1 dây dọc mũi và 1 dây dọc lái. Đối với những tàu cỡ lớn thì các loại dây dọc, ngang và chéo phải tăng cường thêm, trong đó phải tăng cường trước hết là dây dọc mũi và dây dọc lái. Dây buộc tàu phải chắc chắn để đối phó được với trường hợp nổi gió hoặc nổi sóng bất thường do tàu khác chạy ngang qua với tốc độ lớn gây nên

Dây buộc tàu thường làm bằng dây sợi tổng hợp (nilông, xtilông, pectông, caprông). Trên những tàu chở dầu có điểm bốc cháy dưới 610 C không dùng những dây dễ gây tia lửa điện khi cọ xát (dây cáp) hoặc dây dễ tích tụ điện (dây làm bằng sợi tổng hợp) mà thường dùng dây thực vật. Nhưng trên những tàu chở hàng khô thường dùng dây sợi tổng hợp, vì dây này không gỉ, nhẹ, nổi được trên mặt nước, chịu được sức căng lớn và có tính đàn hồi tốt. Dây cáp có nhược điểm là dễ han gỉ, chìm dưới nước, nhưng chịu được sức kéo lớn. Nếu dây cáp và dây thực vật cùng chịu một lực kéo (phụ tải) như nhau thì dây thực vật cần có kích thước lớn gấp 3 lần và trọng lượng lớn gấp 2 lần dây cáp. Dây thực vật thường dùng trên tàu là những loại dây đay, dây gai, dây manila. Tính đàn hồi theo chiều dọc của dây đay khoảng 25-30%, dây manila 15%, dây gai 10%

Trên những tàu biển cỡ trung bình thường dùng dây cáp có đường kính 19- 32mm và dây thực vật có chu vi 100-300mm; chiều dài của dây dọc là 110-200m, chịu được sức kéo 2900-32600kg. Chiều dài của dây lai (khi dùng tàu kéo) là 110- 260m, chịu được sức kéo 4960-15700kg

3.3.2. Cọc bích

- Là những cọc bằng sắt hoặc bằng gỗ, gắn liền trên mặt boong, dùng để quấn dây buộc tàu. Cọc bích có hai loại chủ yếu: bích đơn và bích đôi. Loại bích đơn chủ yếu được dùng trên các tàu nhỏ.

- Bích được hàn hoặc bắt bu lông trên mặt boong. Đường kính ngoài của cọc bích thường lớn gấp 10 lần đường kính dây buộc tàu, sức chịu đựng của bích bằng sức chịu đựng cho phép của dây (sức chịu đựng cho phép của dây khi làm việc bằng 1/6 sức kéo đứt của dây).

1 2

3 4

5 6

Bích đơn Bích đôi 3.3.3. Đường dẫn dây:

Dùng để dẫn hướng dây vào boong khi cô, buộc vào bích, làm cho đường dây không bị lệch hướng và giảm ma sát. Đường dẫn dây có các dạng khác nhau như:

lổ nống xô-ma con lăn

Để tránh dây bị gãy, gập, người ta quy định đường kính của con lăn ít nhất phải lớn gấp 5,5 lần đường kính dây cáp hoặc 2,5 lần đường kính dây thực vật, chiều cao con lăn thường bằng 1,7 lần đường kính con lăn. Trong trường hợp dây buộc tàu sau khi chạy qua con lăn quay hướng trở lại 1800 con lăn sẽ chịu lực tác dụng lớn gấp đôi sức căng của dây. Do đó, khi thiết kế người ta lấy sức kéo cho phép của con lăn lớn gấp đôi sức kéo cho phép của dây và bằng 1/3 sức kéo đứt của dây.

3.3.4. Khung quấn dây:

Dây buộc tàu khi không làm việc sẽ được quấn vào khung quấn dây. Khung quấn dây thường đặt gần máy tời hoặc cọc bích. Khung quấn dây có nhiều hình dạng khác nhau nhưng bộ phận cơ bản của chúng đều giống nhau như: trống quấn dây, giá đỡ, bàn đạp phanh, phanh đai. Trong trường hợp quấn dây to, nặng người làm thêm tay quay và bộ phận truyền động răng cưa để tay trống quấn dây được nhẹ nhàng hơn.

Khung (trống) quấn dây Dây ném (dây mồi)

Được dùng để đưa dây buộc tàu lên bờ trong trường hợp dây buộc tàu lớn và nặng không thể đưa trực tiếp lên bờ được. Dây ném thường làm bằng dây sợi, mềm, có chu vi khoảng 25-30mm, chiều dài khoảng 30-35m, một đầu của dây ném được buộc vào quả ném.

3.3.6 Quả đệm (đệm va):

Quả đệm được làm bằng vật liệu mềm, dẻo, đàn hồi tốt (thường dùng bánh xe), có tác dụng giảm tốc độ va chạm và tránh sự cọ sát trực tiếp giữa vỏ tàu và cầu cảng (hoặc giữa hai vỏ tàu với nhau), tránh vỏ tàu bị hư hỏng, móp méo. Quả đệm được dùng khi tàu cập cầu hoặc cập mạn phương tiện khác.

3.3.7 Ma-ní:

- Dùng để nối những đoạn dây hoặc xích lại với nhau hoặc giữa chúng với các cấu trúc của vỏ tàu như: nối hai đường lỉn với nhau, nối giữa lỉn với neo, nối lỉn với khuyết…

- Ma-ní gồm có 2 phần: thân và ắc. Thân maní có thể là hình vuông nhưng phổ biến là hình bán nguyệt. Một đầu ắc có tai vặn để vặn bằng tay, đầu kia có răng để xoáy chặt vào thân.

- Trên thân ma-ní có ghi các số liệu như: cở ma-ní, sức kéo làm việc, xưởng sản xuất. Khi sử dụng phải chọn maní phù hợp, không dùng maní đã bị rạng nứt hoặc mũn quỏ nhiều. Phải thường xuyờn kiểm tra, nếu manớ bị gỉ thỡ gừ sạch gỉ, lấy dầu hoả rửa sạch, lấy mở bôi lên ren của thân và ắc.

3.3.8 Cóc cáp (ốc xiết cáp, chân chó):

- Dùng để liên kết tạm thời dây.

- Cấu tạo gồm: thân có ren để bắt bu lông, ngáng để liên kết tạm thời dây.

3.3.9 Tăng đơ (vít chai):

- Dùng để xiết căng dây. Có cấu tạo gồm vỏ kín hoặc không kín, bên trong vỏ có 2 trục vít, trên trục vít có ren, một trục có ren là chiều phải thì trục kia là ren chiều trái.

- Khi xuất xưởng phải ghi sức kéo làm việc, khi sử dụng phải chọn tăng đơ có sức kéo phù hợp nếu không sẽ làm hỏng tăng đơ hoặc không an toàn khi sử dụng.

- Thường xuyên bôi dầu mở vào các ren của trục vít và đầu vỏ để vặn được dễ dàng.

3.3.10 Khuyên (lá bàng):

Được dùng để lồng vào trong các khuyết đầu dây để tránh sự ma sát trực tiếp giữa dây với thiết bị khác.

3.3.11 Ròng rọc:

a) Tác dụng của ròng rọc:

Ròng rọc hay còn gọi là pu-li, rỏ rẻ, thường được dùng trong hệ thống treo cầu thang mạn, canô cứu sinh, treo cờ tín hiệu … Ròng rọc có tác dụng làm thay đổi hướng dây và làm giảm ma sát.

Maní Cóc cáp

AÉc

Thaân

Tay vặn

Thaân

Ngáng Buloâng

Ren

Taờng ủụ Khuyeõn

Trục vít Vỏ

Cấu tạo của ròng rọc bao gồm: vỏ làm bằng gỗ hoặc bằng chất dẻo, bên trong có một hoặc nhiều bánh xe bằng gỗ, đồng, gang hoặc thép quay quanh trục của nó.

Trên chu vi của bánh xe có rảnh để đặt dây, phía trên có quai để treo ròng rọc.

c) Phân loại ròng rọc:

- Ròng rọc đơn: là loại chỉ có 1 bánh xe.

- Ròng rọc kép: là loại có 2 bánh xe.

- Ròng rọc dài: có từ 3 bánh xe trở lên.

- Ròng rọc mở: là loại đặc biệt, một bên má có cửa mở để bắt dây mà không phải luồn đầu dây.

d) Sử dụng ròng rọc:

Rũng rọc khi xuất xưởng phải cú giấy chứng nhận ghi rừ sức kộo làm việc, đường kính hoặc chu vi của dây dùng cho ròng rọc … Khi sử dụng không nên để ròng rọc chịu sức kéo lớn hơn sức kéo làm việc.

Chọn kích thước của ròng rọc lớn hay nhỏ phụ thuộc vào cở dây, phải dùng ròng rọc có chiều ngang tối thiểu bằng 4/5 đường kính của dây. Ngoài ra giữa bánh xe và hai má phái có khe hở. Nếu chọn ròng rọc không vừa với bánh xe thì làm cho đường dây mau hỏng.

Không dùng những ròng rọc đã bị hỏng bạc trục, trục đã bị mài mòn hoặc móc đã duỗi ra, vỏ, con lăn, móc bị rạng nứt.

e) Bảo quản ròng rọc:

Phải thường xuyên (khoảng 2-3tháng/1 lần) kiểm tra, lau chùi và cạo sạch gỉ sét, tra mở bò vào các bộ phận đó.

f) Pa-lăng:

Tác dụng của pa-lăng:

Dùng để giảm sức kéo ở đầu dây.

Cách luồn dây vào pa-lăng:

Bánh xe

Truùc

Vỏ

Palăng 1-1 Palăng 2-1 Palăng 2-2

- Pa-lăng đơn: Là loại pa lăng có 1 bánh xe cố định ở trên và một bánh xe di động ở dưới. Khi đó ta luồn dây vào bánh xe cố định ở trên, bánh xe di động ở dưới rồi bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên.

- Pa-lăng 2-1: pa-lăng gồm 2 bánh xe cố định ở trên và 1 bánh xe di động ở dưới. Khi đó ta luồn dây vào bánh xe cố định ở trái trên, bánh xe di động ở dưới, bánh xe cố định ở phải trên, và bắt chết vào ròng rọc di động dưới.

- Pa-lăng 2-2: Pa-lăng gồm 2 bánh xe cố định ở trên và 2 bánh xe di động ở dưới. Ta luồn dây vào bánh xe cố định ở trái trên, bánh xe di động ở trái dưới, bánh xe cố định ở phải trên, bánh xe di động ở phải dưới và bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên.

- Pa-lăng 3-2: pa-lăng gồm 3 bánh xe cố định ở trên và 2 bánh xe di động ở dưới. Cách luồn: giữa trên, phải dưới, trái trên, trái dưới, phải trên, và bắt chết vào ròng rọc di động ở dưới.

- Pa-lăng 3-3: Có 3 cách luồn sau:

+ Cách 1: Trái trên, trái dưới, giữa trên, giữa dưới, phải trên, phải dưới và bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên.

+ Cách 2: Giữa trên, phải dưới, phải trên, giữa dưới, trái trên, trái dưới và bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên.

+ Cách 3: Giữa trên, giữa dưới, phải trên, phải dưới, trái trên , trái dưới và bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên.

Bài 4 CÁC TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN

Một phần của tài liệu Giáo trình cấu trúc tàu đào tạo thuyền trưởng hạng 3 ĐTNĐ (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w