CÁC HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ TRÊN TÀU
Bài 1: HỆ THỐNG LÁI 1.1. Tác dụng của hệ thống lái
1.3. Các loại truyền động lái (các hệ thống lái)
Có nhiều kiểu truyền động lái khác nhau. Tuỳ theo loại tàu mà ta có các loại sau đây:
1.3.1 Hệ thống lái cần (lái nghịch):
Hệ thống này bao gồm một tay lái làm bằng sắt hay gỗ gắn chặt vào cuống lái dùng để điều khiển trực tiếp bằng tay. Hệ thống này có ưu điểm là đơn giản nhưng có nhiệc điểm là bẻ lái nặng, bẻ lái về bên nào thì mũi tàu ngả về phía ngược lại, gây khó khăn cho người điểu khiển nên thường được dùng trên các tàu, xuồng nhỏ.
1.3.2 Hệ thống lái cơ truyền động bằng dây:
a) Cấu tạo:
Tay lái
Mặt lái
Cuống lái
* Máy lái:
- Đặt trên buồng lái, có tác dụng làm giảm lực bẻ lái nhờ các bánh răng trung gian. Máy lái trong hệ thống lái thuận có nhiều loại khác nhau. Có loại 1 trục, 2 trục, 3 trục, 4 trục…
- Hoạt động của máy lái 1 trục và 3 trục giống nhau vì khi vô lăng quay về bên nào thì trục quấn dây lái cũng quay về bên đó. Hay nói cách khác, trục quấn dây lái quay cùng chiều với trục tay lái.
- Hoạt động của máy lái 2 trục và 4 trục giống nhau là: trục quấn dây lái quay ngược chiều với trục tay lái.
* Dây lái:
- Có tác dụng truyền lực bẻ lái từ máy lái về quạt lái. Hệ thống này có thể làm bằng dây sợi, dây nylon, dây cáp hay dây lỉn.
- Hai bên mạn tàu thẳng và dài thì dây cáp, dây lỉn có thể thay bằng các thanh thép tròn và nhỏ.
- Trên đường dây hai bên mạn tàu có hai hay nhiều tăng đơ để điều chỉnh độ căng của dây lái.
- Ở các góc có các puli để chuyển hướng dây và làm giảm ma sát.
- Dây lái một đầu được quấn trước vào khoảng 4 -5 vòng trên trống quấn dây của máy lái sao cho một dây thu thì dây kia xông ra. Đầu dây còn lại được nối liền với quạt lái: dây bên trái nối với khuyết của quạt lái bên mạn phải, dây bên mạn phải nối với khuyết của quạt lái bên mạn trái.
* Quạt lái:
- Là bộ phận nhận lực của dây lái để trực tiếp điều khiển bánh lái.
- Quạt lái có hình rẻ quạt, hình chữ T hay chỉ là cần tay lái nghịch. Đầu quạt lái gắn liền với cuống lái bằng một khuyết hình vuông, đầu kia có hai khuyết hai bên để bắt dây lái.
- Quạt lái có thể đặt ngược hoặc đặt xuôi tùy thuộc vào số trục của máy lái.
- Trên các tàu lớn, kích thước bánh lái tăng lên, người ta ít dùng hệ thống dây lái để truyền lực mà thay bằng bánh răng, bánh răng này được lai bởi một động cơ được điều khiển trên buồng lái.
* Bánh lái:
Là bộ phận trực tiếp điều khiển con tàu, nó chịu tác dụng của dòng nước làm cho tàu ngả mũi.
* Chốt giới hạn: để hạn chế góc bẻ lái quá lớn (không quá 35-400).
b) Nguyên lý hoạt động:
Khi ta quay vô lăng qua phải làm thu dây lái bên trái và xông dây bên phải đồng thời kéo quạt lái về phía bên trái, bánh lái quay về phía bên phải (phía bẻ lái) làm cho mũi tàu ngả sang phải (phía bẻ lái).
1.3.3 Hệ thống lái thủy lực:
Hệ thống này được cấu tạo bởi hai đôi xylanh thông với nhau bởi những ống đồng chắc chắn. Một đôi xylanh đặt ở dưới vô lăng tay lái, pittông của chúng chuyển động theo sự điều khiển của vô lăng. Khi những pittông này chuyển động sẽ làm cho chất lỏng chất lỏng trong xylanh chuyển động sang một xylanh khác đặt gần máy lái, pittông của những xylanh này làm chuyển động bánh răng bộ phận điều tiết động cơ máy lái. Cũng có khi hệ thống này chỉ có hai xylanh. Một đặt dưới tay lái, một đặt gần máy lái nhưng hệ thống một đôi xylanh này hoạt động không chắc chắn bằng hệ thống hai đôi.
Lái điện
Hệ thống lái thủy lực
Động cơ điện
1.3.4 Lái điện:
Là hệ thống dùng tín hiệu điện để điều khiển động cơ lai bánh lái đặt dưới buồng máy lái, tín hiệu này có thể làm thay đổi chiều quay của động cơ kéo theo sự thay đổi của bánh lái theo ý muốn.
1.3.5 Lái điện thủy lực:
Là hệ thống dùng tín hiệu điện để điều khiển hai cặp van điện từ ở dưới buồng máy lái, hai cặp van này có tác dụng điều chỉnh lượng dầu bơm hoặc hút ra khỏi hai xy lanh trái phải theo ý muốn. Trục của pittông được gắn với trục bánh lái. Khi lượng dầu thay đổi, pittông sẽ thay đổi từ phải qua trái hoặc từ trái qua phải kéo theo sự chuyển động của bánh lái theo ý muốn.