THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌCVÀ BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 149)

1.1. Các khu bảo tồn tại Việt Nam

Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, đến tháng 12 năm 2005, Việt Nam đã có 130 khu BTTN với diện tích 2.409.288 ha đƣợc phân bố trên các vùng sinh thái trong cả nƣớc bao gồm:

+ 31 Vƣờn Quốc gia

+ 48 khu Dự trữ thiên nhiên + 12 khu BTL/SC

+ 39 khu Bảo vệ cảnh quan

Bảng 4.1: Số lượng và diện tích các khu BTTN (theo số liệu của Cục Kiểm Lâm năm 2005)

TT Phân hạng Số lƣợng Diện tích (ha)

1 Vƣờn Quốc gia 31 1.050.242

2 Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.100.892 Khu bảo tồn loài/ sinh

cảnh

12 83.480

3 Khu bảo vệ cảnh quan 39 174.614

Tổng cộng 130 2.409.228

(Nguồn: Phòng BTTN-Cục Kiểm Lâm, 2005)

Nhiều khu Rừng đặc dụng (RĐD) đã đƣợc công nhận là các khu BTTN Thế giới với các hình thức sau:

- 06 Khu bảo tồn sinh quyển thế giới: Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phƣớc), Cát Bà (Tp. Hải Phòng) và khu ven biển

Đồng bằng sông Hồng (Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình); Tây Nghệ An và Kiên Giang

- 02 khu di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)

`- 02 Khu Ramsar (khu bảo tồn đất ngập nƣớc): Xuân Thủy (Nam Định), Vân Long (Gia Viễn – Ninh Bình).

1.2. Tiêu chí xác định các Khu bảo tồn ở Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đƣa ra 6 tiêu chí để xác định các Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia:

1. Có các loài động thực vật hoặc các loài sống ở rặng san hô, có cảnh quan địa lý giá trị về mặt khoa học, giáo dục, tinh thần, phục hồi sức khoẻ.

2. Có ít nhất một loài động vật đặc hữu trong năm loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam (ngoại trừ các Khu bảo tồn biển vì sách đỏ không liệt kê các loài sống ở rạn san hô).

3. Có điều kiện phát triển giáo dục môi trƣờng và du lịch sinh thái mà không ảnh hƣởng đến các mục tiêu bảo tồn.

4. Diện tích tối thiểu từ 5.000 ha trở lên đối với các Khu bảo tồn trên đất liền, từ 3.000 ha trở lên đối với các Khu bảo tồn trên biển, từ 1.000 ha trở lên đối với các vùng đất ngập nƣớc.

5. Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có đa dạng sinh học phải chiếm ít nhất 70% trong các Khu bảo tồn.

6.Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cƣ so với diện tích các Khu bảo tồn thiên nhiên phải nhỏ hơn 5% các Khu bảo tồn thiên nhiên do Chính phủ, Bộ liên quan hoặc UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập.

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)