CẤU TRÖC CỦA HỆ SINH THÁI

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 76)

2.1. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo thành phần

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau: - Sinh vật sản xuất – producer

- Sinh vật tiêu thụ - consumer - Sinh vật phân huỷ - reducer

- Các chất vô cơ : CO2, O2, H2O, …

- Các hợp chất hữu cơ : protein, lipit, gluxit, vitamin,…

- Các yếu tố khí hậu : nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lƣợng mƣa,…

2.1.1. Sinh vật sản xuất:

Đây là những sinh vật tự dƣỡng (autotrophy), gồm các loài thực vật có màu, một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hoá tổng hợp. Chúng là thành phần không thể thiếu của bất kỳ hệ sinh thái nào. Nhờ quá trình quang hợp và hoá tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu của hệ sinh thái đƣợc tạo thành để nuôi sống trƣớc tiên là chính sinh vật sản xuất, sau đó là cả thế giới sinh vật – trong đó có cả con ngƣời.

Hình 3.1 : Cấu trúc không gian của hệ sinh thái

2.1.2. Sinh vật tiêu thụ:

Đây là những sinh vật dị dƣỡng (heterotrophy) gồm tất cả các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hoá tổng hợp. Chúng tồn tại đƣợc là nhờ nguồn thức ăn do sinh vật tự dƣỡng tạo ra.

2.1.3. Sinh vật phân huỷ:

Đây là tất cả các vi sinh vật dị dƣỡng, sống hoại sinh. Trong quá trình phân huỷ các chất, chúng tiếp nhận nguồn năng lƣợng hoá học để tồn tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức tạp ra môi trƣờng dƣới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc những nguyên tố hoá học ban đầu.

2.2. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo chức năng

Ngoài cấu trúc theo thành phần, HST còn có kiểu cấu trúc theo chức năng. Theo E.D.Odum (1983), cấu trúc của hệ gồm các phạm trù sau:

- Quá trình chuyển hoá năng lƣợng của hệ. - Xích thức ăn trong hệ

- Sự phân hoá trong không gian và theo thời gian. - Các quá trình phát triển và tiến hoá của hệ. - Các quá trình tự điều chỉnh.

Hình 3.2: Chu trình vận chuyển vật chất qua các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái

Một hệ sinh thái cân bằng là một hệ trong đó 4 quá trình đầu tiên đạt đƣợc trạng thái cân bằng động tƣơng đối với nhau. Sự cân bằng tự nhiên, tức là mối quan hệ của quần xã sinh vật với môi trƣờng vật lý mà quần xã đó tồn tại đƣợc xác lập và ít thay đổi từ năm này đến năm khác chính là kết quả cân bằng của 4 phạm trù nêu trên trong các hệ sinh thái lớn.

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)