TÌNH TRẠNG SUY THOÁI ĐA DẠNG GENE

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 26)

Ngoài việc tạo ra các giống mới không phải là đảm bảo cho tính đa dạng của gene khi chƣa biết trƣớc những sản phẩm đó có gây hại cho con ngƣời hay không thì con ngƣời đã và đang tiêu diệt rất nhiều loài động vật và thực vật trên trái đất này. Trong thế kỷ 20, loài ngƣời đã tiêu diệt khoảng 700 loài động thực vật. Nhiều loài bị tuyệt chủng khi còn chƣa đƣợc con ngƣời biết đến.

Từ năm 1600 trƣớc công nguyên đến năm 1900: trung bình 4 năm mất 1 loài. Từ năm 1900 đến 1980: 1 năm mất 1 loài.

Từ 1980 đến 2000 : 1 ngày mất 1 loài. Dự báo từ 2001 đến 2010: 1 giờ mất 1 loài.

Cho đến cuối thế kỷ 20, loài ngƣời đã làm biến mất khoảng từ 20% đến 50% số loài trên Trái Đất.

Suy thoái đa dạng sinh học làm cho loài ngƣời mất dần các nguồn tài nguyên quý giá ( lƣơng thực, thực phẩm, dƣợc liệu, nguyên vật liệu, gene, tiện nghi môi trƣờng….) đồng thời phải chống chịu với các tai biến sinh thái ngày càng tăng (dịch bệnh gia súc, dịch hại cây trồng…) do mất cân bằng sinh thái.

Suy thoái sinh học ở Việt Nam đến nay là rất đáng ngại. trong vòng khoảng 10 năm cuối thế kỷ 20, trên 700 loài động, thực vật Việt Nam đã biến mất hoặc bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm, trong đó có hầu hết các giống loài có giá trị kinh tế cao nhƣ:

- Động vật: Tê giác 1 sừng, voi, hổ, bò xám, bò tót, bò rừng, hƣơu xạ, hƣơu cà toong, hƣơu vàng, cheo cheo napu, vƣợn đen tuyền, vƣợn Hải Nam, vƣợn bạc má, vƣợn má hung, voọc đầu trắng, voọc mũi hếch, công, gà lôi lam, các cóc Tam Đảo, cá sấu….

CHƢƠNG III: BẢO TỒN GENE

Khi các loài sinh vật đang bị suy thoái và một số đang có nguy cơ tuyệt chủng thì chúng ta phải có những hình thức để bảo tồn các nguồn gene quý giá để lƣu giữ cho các thế hệ mai sau.

Bảo tồn sự đa dạng và di truyền là điều vô cùng quan trọng để giữ vững và cải thiện năng suất, phẩm chất các sản phẩm của hầu hết các cây trồng trọt vật chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Theo báo cáo của tổ chức FAO và môi trƣờng cho thấy: “Các đặc tính ƣu tú về di truyền của các giống cây trồng, cây làm thuốc, các loài gia súc, gia cầm, các loài thủy sinh và các vi sinh vật kể cả ở dạng đã đƣợc thuần chủng và dạng hoang dại vô cùng cần thiết đối với các chƣơng trình chọn giống để tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, tạo tính kháng sâu bệnh, tạo sự thích nghi với các điều kiện môi trƣờng khác nhau và nhiều đặc tính tốt”.

Hiện nay, mọi ngƣời đều đồng ý rằng sự mất mát cây trồng diễn ra trong mấy chục năm qua là thật khủng khiếp, quá trình xói mòn di truyền dƣờng nhƣ còn sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn trong tƣơng lai. Ví dụ nhƣ trong vòng 40 năm qua 95% giống lúa mỳ Hy Lạp đã bị mất do xu hƣớng thƣơng mại. Do đó, việc thu thập, bảo tồn và khai thác nguồn di truyền cây trồng hợp lý cần sự nỗ lực của toàn thế giới.

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)