- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích không rộng, nhƣng trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau. Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái.
- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu. Cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc trƣng này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nƣớc khác trên thế giới.
- Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và các yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng một loài sinh vật. Mạng lƣới dinh dƣỡng, các chuỗi dinh dƣỡng với nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các hệ sinh thái. Các mối quan hệ năng lƣợng đƣợc thực hiện song song với các mối quan hệ vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật: tự dƣỡng (sinh vật sản xuất), dị dƣỡng (sinh vật tiêu thụ), hoại sinh (sinh vật phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ mà ở nhiều nƣớc khác trên thế giới không có đƣợc.
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trƣng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hňa và hạn chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thƣơng; khả năng tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa các tác động từ bên ngoài.
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm. Tính mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh, vì vậy, thƣờng rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động của thiên nhiên, cũng nhƣ những tác động của con ngƣời.
4.1. Hệ sinh thái trên cạn
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cƣ trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn.
Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trƣng cho rừng mƣa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thƣa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính đa dạng sinh học cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thƣa cây lá rộng hơi khô
nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng - hệ sinh thái có đa dạng sinh họccao nhất bị suy thoái trầm trọng trong thời gian qua.
Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 - 1995). Rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành các ao - đầm nuôi trồng thuỷ hải sản thiếu quy hoạch. Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37 % (năm 2005), nhƣng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8 % so với 50 % của các nƣớc trong khu vực.
Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010 của Công ƣớc đa dạng sinh họcnhằm tăng cƣờng hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh tháirừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nƣớc, giảm phát thải CO2.
Một trong những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đạt đƣợc là thành lập đƣợc 126 Khu bảo tồn bao gồm nhiều các sinh cảnh quan trọng có ý nghĩa quốc tế. Nhƣng nếu theo kịch bản về biến đổi khí hậu của Ngân hàng thế giới (WB) nƣớc biển dâng cao 1m sẽ có 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng (27%), 46 Khu bảo tồn (33%), 9 khu vực có đa dạng sinh học quan trọng (23%), 23 khu có đa dạng quan trọng khác (21%) bị tác động nghiêm trọng.
4.2. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc
Đất ngập nƣớc (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính đa dạng sinh học cao:
4.2.1. Rừng ngập mặn ven biển:
Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị nhƣ cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ƣơng các loài cá, tôm, cua
triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cƣ trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cƣ (chim, thú, lƣỡng cƣ, bò sát).
4.2.2. Đầm lầy than bùn:
Đầm lầy than bùn là một dạng hệ sinh thái đặc trƣng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thƣợng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
4.2.3. Đầm phá:
Đầm phá thƣờng thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn giữa khối nƣớc ngọt và nƣớc mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa một cách rõ rệt.
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các hệ sinh tháivới thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cƣ trú của nhiều loài chim nƣớc.
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nƣớc 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cƣ từ phía thƣợng nguồn sông Mê Kông. Những khu rừng ngập nƣớc và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nƣớc nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trƣng của měnh. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.
4.3. Hệ sinh thái biển
Việt Nam có đƣờng bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2
với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng biển nƣớc ta đã phát hiện đƣợc chừng 11.000 loài sinh vật cƣ trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau.
Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát, ngƣời ta đã phát hiện hơn 20 kiểu hệ sinh thái biển tại Việt Nam. Một số hệ sinh thái Biển điển hình ở Việt Nam nhƣ: hệ sinh thái Rạn San Hô: Việt Nam hiện nay có khoảng 200 điểm rạn san hô, với trên 400 loài san hô khác nhau, gồm 80 giống, 17 họ; hệ sinh thái Cỏ Biển: toàn thế giới đến nay đã biết 58 loài, Việt Nam đă xác định đƣợc 14 loài; hệ sinh thái Bãi đá; hệ sinh thái Bãi triều lầy; hệ sinh thái Cửa Sông ven Biển; hệ sinh thái Rừng ngập mặn; hệ sinh thái Vùng triều bãi cát; hệ sinh thái Đầm phá; hệ sinh thái Đầm nuôi…..
4.3.1.Rạn san hô
Rạn san hô đặc trƣng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn.
Trong vùng biển Việt Nam có khoảng trên 1 ngàn km2 rạn san hô với khoảng trên 300 loài san hô đá, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam nhƣng hiện nay chỉ còn khoảng 20% loài thuộc mức tốt và rất tốt. Sống quanh quẩn trong các vùng rạn san hô có trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá. Đây là vùng có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái, nguồn lợi sinh vật biển và nguồn giống hải sản tự nhiên.
4.3.2. Cỏ biển
Thảm cỏ biển thƣờng là nơi cƣ trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugon. Các thảm cỏ biển ở độ sâu từ 0 đến 20 m, tập trung nhiều ở ven biển đảo Phú Quốc, Trƣờng Sa, Côn Đảo và một số cửa sông miền Trung. Đây cũng là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản, đặc biệt là rùa biển, thú biển và cá biển. Số loài cƣ trú trong vùng thảm cỏ biển thƣờng cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2 đến 8 lần.
CHƢƠNG III. SUY GIẢM ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI VÀ BẢO TỒN
Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên đều bị tác động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các hệ sinh thái tự nhiên với tính đa dạng sinh học bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang các dạng hệ sinh thái thứ sinh khác. Nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học là một phức hệ đặc trƣng cho từng địa phƣơng hay từng khu vực và bao gồm hai nhóm nguyên nhân: Một là, do thiên nhiên nhƣ bão, lụt, sự thay đổi khí hậu, hạn hán,v.v...Hai là, do hoạt động của con ngƣời đã trực tiếp tác động vào môi trƣờng tự nhiên.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây lũ lụt diễn ra liên tục ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long... Đặc biệt ở các tỉnh miền núi trong những năm gần đây mực nƣớc ngầm vào mùa khô thấp hơn so với mức trung bình khá nhiều. Nguyên nhân do sự khai thác, chặt phá rừng quá mức dẫn đến chu kỳ xuất hiện lũ ngắn dần và cƣờng độ lũ lớn hơn.
Rừng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hƣởng nặng nề của các chất độc hoá học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh trƣớc đây. Vùng bị rải chất độc nhiều nhất là khu vực Trung Bộ và Đông Nam Bộ với tỷ lệ diện tích bị rải lên tới 42,2%. Các chất độc này đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trƣờng đối với thiên nhiên và con ngƣời Việt Nam. Cho đến nay, thảm thực vật rừng tại các vùng này vẫn chƣa thể khôi phục để có thể bảo vệ đất dẫn đến quá trình thoái hoá đất, tăng diện tích đất bạc màu. Bên cạnh đó, các chất độc hoá học này còn thẩm thấu xuống các mạnh nƣớc ngầm làm cho các thảm thực vật trên mặt đất phát triển chậm...
Hầu nhƣ bất kỳ dạng hoạt động nào của con ngƣời cũng gây biến đổi môi trƣờng tự nhiên. Sự biến đổi này sẽ tác động đến sự phong phú tƣơng đối của loài và trong nhiều trƣờng hợp đặc biệt sẽ dẫn đến sự tuyệt diệt. Những nguyên nhân chính đe dọa tới hệ sinh thái do một loạt các ảnh hƣởng và tác động của con ngƣời có thể chia thành 2 loại chính: trực tiếp (mất và phá huỷ nơi cƣ trú, sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái, sự nhập nội các loài ngoại lai, khai thác quá mức, ô
nhiễm, biến đổi khí hậu, các hoạt động công, nông, lâm nghiệp nhằm phát triển kinh tế - xã hội); và gián tiếp (tăng dân số, sự di dân, sự nghèo đói, các chính sách phát triển kinh tế chƣa hài hòa với chiến lƣợc bảo tồn đa dạng sinh học).