SÁCH ĐỎ IUCN VÀ SỰ TUYỆT CHỦNG

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 59)

1.1. Sách đỏ IUCN

Theo sách đỏ của IUCN (IUCN, 1994 và bản hƣớng dẫn áp dụng các chỉ tiêu sách đỏ cuả IUCN ở cấp quốc gia và khu vực) các cấp độ bị đe dọa đƣợc phân ra các cấp nhƣ sau:

Tuyệt chủng- Extinct (EX): Loài bị tuyệt chủng trên toàn cầu là loài không còn cá thể nào sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, các thông tin di truyền chứa đựng AND vĩnh viễn mất đi, loài không bao giờ còn có cơ hội phục hồi.

Tuyệt chủng vùng-Region Extinct (RE): Một phân loại bị tuyệt chủng vùng

khi cá thể cuối cùng có khả năng sinh sản còn sống trong một vùng nào đó đã chết hoặc biến mất khỏi vùng đó.

Tuyệt chủng trong đời sống hoang dã- Extinct in the Wild (EW): Loài không

còn sống sót trong toàn bộ vùng phân bố, kể cả trong một khu vực, nhƣng chúng đƣợc tồn tại trong nuôi trồng, nuôi nhốt một quần thể hay nhiều quần thể đƣợc thuần hóa.

Rất nguy cấp- Critically Endangered (CE) : Lòai còn lại một hoặc vài quần

thể nhỏ không còn khả năng phục hồi số lƣợng

Đang nguy cấp – Endangered (E,EN): Loài còn rất ít cá thể, có nhiều khả

năng bị tuyệt chủng trong tƣơng lai không xa. Trong số này kể cả những loài có số lƣợng cá thể bị giảm xuống tới mức lòai khó có thể tiếp tục tồn tại nếu nhân tố đe dọa vẫn tiếp diễn.

Sẽ nguy cấp- Vulnerable (V,VU): Loài có thể bị tuyệt chủng trong tƣơng lai

gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thƣớc khắp mọi nơi thuộc vùng phân bố của lòai; khả năng tồn tại của loài này lâu dài lầ không chắc chắn.

Hiếm- Race: là những loài có số lƣợng cá thể ít, thƣờng là do vùng phân bố

nguy hiểm tức thời song số lƣợng nhỏ khiến chúng rất dễ trở thành những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Bị đe dọa tuyệt diệt- Threatened (T): Loài có thể thuộc một trong những cấp

bảo tồn nêu trên nhƣng do chƣa đƣợc hiểu biết đầy đủ nên chƣa đƣợc xếp vào cấp độ nào.

Nguy cấp thấp- Lower risk (LR) Loài đã bị tác động, duy giảm số lƣợng, khu

cƣ trú bị thu hẹp có nguy cơ bị tuyệt diệt, đƣợc chia ra các mức nhỏ:

+ Nguy cấp thấp đã đƣợc bảo tồn – LR Conservation dependent (LRcd) + Nguy cấp thấp gần bị đe dọa – LR Near Threatened (LRnt)

+ Nguy cấp thấp ít lo ngại – LR Least Concern (LRnc)

Thiếu dẫn liệu- Data deficient (DD) Loài chƣa đủ dẫn liệu để xếp hạng.

Trong tiêu chí đánh giá của IUCN năm 1994 thì có 8 bậc. Bậc Ít nguy cấp (Lower Risk, LR) bao gồm 3 nhóm nhỏ là Sắp bị đe doạ, Ít quan tâm, và Phụ thuộc bảo tồn (Conservation Dependent, CD) (nay gộp vào nhóm Sắp bị đe dọa).

Khi nói đến các loài, hay phân loài đang bị đe doạ, hoặc có nguy cơ tuyệt chủng thì có nghĩa là các loài thuộc bậc CE, EN, và VU.

Sách đỏ IUCN công bố văn bản mới nhất (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11, 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.

Danh sách cũng công bố 784 loài loài tuyệt chủng đƣợc ghi nhận từ năm 1500. Nhƣ vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại đƣợc phát hiện và sắp xếp vào nhóm DD. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trƣớc khi tăng lên nhƣ hiện nay.

Bảng 2.8. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay

Số loài tuyệt chủng Số loài % tuyệt

chủng Bậc phân loại Đất liền Đảo Đại Dương Tổng số Thú 30 51 4 85 4.000 2,10 Chim 21 92 0 113 9.000 1,30 Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,30 Lƣỡng thê 2 0 0 2 4.200 0,05 Cá 22 48 0 23 19.100 0,10 Không xƣơng sống 49 48 1 98 1.000.000 0,01 Thực vật có hoa 245 139 0 384 250.000 0,20

[Nguồn: Reid và Miller 1989].

1.2. Sự tuyệt chủng (extinction)

Ở đây cần nói rõ về khái niệm tuyệt chủng. Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể. Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu nhƣ một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dƣỡng của con ngƣời, thì loài này đƣợc coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã (extinct in the wild). Trong hai trƣờng hợp trên, các loài có thể coi nhƣ bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu (globally extinct). Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally extinct) nếu nhƣ chúng không còn sống sót tại nơi chúng từng sinh sống, nhƣng ngƣời ta vẫn còn tìm thấy chúng tại những nơi khác trong thiên nhiên. Một số nhà sinh học sử dụng cụm từ loài bị tuyệt chủng về

phƣơng diện sinh thái học (ecologically extinct), điều đó có nghĩa là số lƣợng cá thể loài còn lại ít đến nỗi tác dụng của nó không có chút ý nghĩa nào đến những loài khác trong quần xã.

Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên. Lý thuyết tiến hóa nói rõ rằng một loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh tranh nổi với một loài khác hay do bị ăn thịt. Một loài có thể tiến hóa từ một loài khác để đáp ứng với những thay đổi của môi trƣờng hay là do sự thay đổi ngẫu nhiên của quỹ gene. Hiện tại chúng ta cũng không biết đầy đủ những nhân tố xác định sự phồn thịnh hay suy thoái của một loài, nhƣng ít nhất chúng ta có thể khẳng định rằng sự tuyệt chủng là một hiện tƣợng nằm trong chu trình vận động của tự nhiên tƣơng tự nhƣ sự hình thành loài.

1.2.1. Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction)

Theo các nhà khoa học, tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt chủng đa tác động đến sinh vật trong các môi trƣờng khác nhau, gây ra những mất mát nặng nề về số lƣợng trong các bậc phân loại.

* Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân của tuyệt chủng hàng loạt bao gồm các nguyên nhân bên ngoài nhƣ tác động của các thiên thạch đến các nguyên nhân bên trong nhƣ núi lửa, thời kỳ băng hà,.. đã tác động đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu là tác nhân chính gây ra tuyệt chủng hành loạt.

Trong lịch sử tiến hoá của trái đất, hầu hết các loài bị mất đi do các thời kỳ tuyệt chủng, trong đó có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng kéo dài trong thời gian 350 triệu năm. Năm thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt này đƣợc xác định qua việc nghiên cứu các dẫn chứng của những thay đổi các hoá thạch động, thực vật.

Dựa vào các hoá thạch, các nhà khoa học đã chúng minh rằng có 5 đợt tuyệt chủng hàng loạt đa xảy ra trong quá khứ:

+ Ordovic cuối (440 triệu năm trƣớc): Khoảng 50% số họ của động vật và 85% số loài đa bị tiêu diệt trong thời gian này chủ yếu là các loài ở biển.

đến 15 triệu năm, nguyên nhân do lạnh toàn cầu và giảm oxy trong các tầng nƣớc nông.

+ Permi cuối (251 triệu năm trƣớc): 50% các họ động vật bị tuyệt chủng, khoảng 96% loài sinh vật biển bị tuyệt chủng trong thời kỳ này. Nguyên nhân do biến động mức nƣớc biển, hoạt động của núi lửa và thay đổi khí hậu.

+ Trias cuối (205 triệu năm trƣớc): có 35 % họ các loài động vật và khoảng 76% loài, phần lớn là các loài ở biển, bị tuyệt chủng.

+ Creta cuối (65 triệu năm trƣớc): Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thì sự kiện đƣợc con ngƣời biết rõ nhất xảy ra ở kỷ phấn trắng và kỷ thứ ba (Cretaceous và Tertiary), còn gọi là thời kỳ K/T, với khoảng 60 % các loài động vật bị tuyệt chủng. Đây là thời kỳ các giống động vật biển bị mất trong diện rộng, tạo ra những thay đổi cơ bản trong các hệ sinh thái trên cạn và sự biến mất của khủng long. Trong thời kỳ tiến hoá đổi mới này, các loài linh trƣởng phát triển mạnh và loài ngƣời (Homo sapiens) xuất hiện. Nguyên nhân là do tác động của các thiên thạch làm thay đổi khí hậu.

Thời gian phục hồi cho các sự kiện tuyệt chủng trong quá khứ cũng rất dài. Các nhà khoa học tính đƣợc rằng, để phục hồi sự đa dạng sinh học cho mỗi lần tuyệt chủng trong quá khứ cần phải có thời gian phục hồi khoảng vài chục triệu năm (xem bảng 2.9).

Bảng 2.9. Thời gian phục hồi từ các tuyệt chủng trong quá khứ

Thời kỳ tuyệt chủng Thời gian phục hồi (triệu năm)

Ordovician cuối 25

Devonian muộn 30

Permian và Triassic 100

Cretaceous cuối 20

* Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay

Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng loạt thứ 6, xảy ra vào kỷ Pleistocen từ hơn 1 triệu năm trƣớc. Đây là thời kỳ có những biến động lớn về khí hậu toàn cầu, sự dâng cao và hạ thấp mức nƣớc biển cùng với sự mở rộng vùng phân bố của loài ngƣời từ Châu Phi, Châu Âu, Á đến các vùng khác trên thế giới. Đặc tính quan trọng nhất của sự tuyệt chủng trong giai đoạn này liên quan với sự lan rộng của loài ngƣời trên khắp thế giới, trong đó các loài thú có kích thƣớc lớn hơn 44 kg, bị tuyệt chủng đến 74 - 86%.

So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có nhiều sai khác. Sai khác nổi bật nhất là trong tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay xảy ra với tốc độ rất nhanh. Các nhà sinh thái đánh giá rằng chúng ta đã mất hàng trăm ngàn loài trong vòng 50 năm qua. Các chuyên gia cũng dự báo rằng nếu cứ tiếp tục theo xu hƣớng nhƣ hiện nay, chúng ta có thể bị mất đi ½ loài sinh vật trong thế kỷ tới. Ngƣợc lại, tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ xảy ra qua hàng trăm ngàn năm và trong một số trƣờng hợp là hàng triệu năm. Ngay cả ở thời kỳ tuyệt chủng cuối cùng trong quá khứ của khủng long, do tác động của các thiên thạch, thì ảnh hƣởng của nó cũng kéo dài trong một thời gian tƣơng đối. Các chứng cứ hoá thạch đa chỉ ra rằng quần thể của các loài khủng long đa bị kiệt quệ trong hàng ngàn năm.

Nhân tố sai khác tiếp theo của thời kỳ hiện nay đó là số lƣợng loài có nguy cơ tuyệt chủng hiện nay lớn gấp nhiều lần số loài trong quá khứ. Lý do đơn giản là vì hiện nay số loài sinh vật nhiều hơn so với quá khứ. Ví dụ nhƣ trƣớc khi xảy ra đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 5 vào khoảng 65 triệu năm trƣớc, thì số loài thực vật có hoa trên thế giới chỉ khoảng 100.000 loài, còn hiện nay con số đó đã gần 240.000 loài. Trong số các loài thú, côn trùng và các sinh vật khác cũng có một sự gia tăng đáng kể về tổng số loài.

Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tƣợng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con ngƣời. Ngoài ra,

bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới. Các nhà Cổ sinh vật học cho rằng sau khi khủng long bị tuyệt chủng, ít nhất 5 triệu năm sau mới có sự cân bằng của sinh vật nhờ vào tiến hoá. Đối với giai đoạn hiện nay sẽ là một thách thức lớn, bởi vì tuyệt chủng ngày nay liên quan đến tất cả các thứ hạng chính của loài, trong khi đó ở 65 triệu năm trƣớc, hầu hết các loài thú, chim, lƣỡng thê, và nhiều loài bò sát còn sống sót.

1.2.2. Các loài dễ bị tuyệt chủng

Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu kiểm chứng và thấy rằng không phải tất cả các loài đều có mức độ dễ tuyệt chủng nhƣ nhau; một số nhóm loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng. Các loài này rất cần đƣợc theo dõi cẩn thận và phải đƣợc quản lý với những nổ lực nhằm bảo tồn chúng. Các loài đặc biệt dễ tuyệt chủng thƣờng nằm trong các nhóm loài sau đây:

1. Các loài có vùng phân bố địa lý hẹp

2. Các loài chỉ tồn tại với một hay vài quần thể 3. Các loài có kích thước quần thể nhỏ

4. Các loài có quần thể đang suy giảm về số lượng 5. Các loài có mật độ quần thể thấp.

6. Các loài cần một vùng cư trú rộng lớn 7. Các loài có kích thước cơ thể lớn

8. Các loài không có khả năng di chuyển tốt 9. Các loài di cư theo mùa

10. Các loài ít có tính biến dị di truyền 11. Các loài với nơi sống đặc trưng

12. Các loài đặc trưng tìm thấy ở môi trường ổn định 13. Các loài sống thành bầy đàn

14. Các loài là đối tượng săn bắn và hái lượm của con người

Các đặc điểm trên đây của các loài có xu hƣớng dễ bị tuyệt chủng không phải là những đặc điểm riêng biệt, chúng thƣờng có xu hƣớng tạo thành từng nhóm

đặc điểm. Ví dụ, các loài kích thƣớc cơ thể lớn thƣờng có mật độ quần thể thấp và địa bàn rộng - nghĩa là có tất cả các đặc điểm của một loài có xu hƣớng dễ bị dẫn đến tuyệt chủng. Bằng cách xác định các đặc điểm làm loài dễ bị dẫn đến tuyệt chủng, các nhà sinh học bảo tồn có thể dự tính đƣợc những việc làm cần thiết nhằm quản lý các loài dễ bị tuyệt chủng.

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 59)