CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 43)

Các nhân tố ảnh hƣởng lớn nhất đến sự đa dạng sinh học nói chung và đa dạng loài nói riêng có lẽ là các yếu tố môi trƣờng sống nhƣ vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nhiệt độ, lƣợng mƣa, dƣỡng chất, độ muối.

Nhìn chung, ngƣời ta nhận thấy rằng, sự giàu loài càng tăng khi vĩ độ giảm. Trên bình diện thế giới, các vùng dọc xích đạo có khí hậu gió ẩm mậu dịch thƣờng

có số loài cao nhƣ ở Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á. Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hƣớng nhiệt đới. Ví dụ nhƣ Kenia có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nƣớc này có cùng diện tích. Sự tƣơng phản này đặc biệt chặt chẽ đối với cây cỏ và thực vật có hoa: một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất thấp ở Malaisia có thể có đến hơn 200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nƣớc Mỹ thì chỉ có khoảng 30 loài trong cùng diện tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống nhƣ ở biển, nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới. Ví dụ rạn San hô lớn ở Úc, phía Bắc có 50 giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san hô.Norman Myers, nhà sinh thái học Anh đƣa ra khái niệm điểm nóng đa dạng sinh học vào 1988. Theo định nghĩa, điểm nóng là những nơi tập trung của đa dạng sinh học độc nhất. Chúng tao ra một sự đa dạng về những loài và hệ sinh thái bị đe doạ và xứng đáng sự chú ý bảo tồn. 25 điểm nóng đa dạng sinh học chứa 44% tất cả các loài thực vật và 35% tất cả các loài động vật có xƣơng sống trên cạn chỉ chiếm 1,4% diện tích hành tinh (xem bảng 6).

Trong những hệ sinh thái ở cạn, độ phong phú về loài thƣờng tập trung ở những nơi có địa hình thấp. Nói cách khác, đa dạng giảm khi độ cao tăng. Trong một số trƣờng hợp, địa hình đa dạng, phân cách mạnh cũng làm tăng đa dạng loài trong khu vực.

Genetry đã chứng minh mối tƣơng quan mạnh giữa độ giàu loài cây và độ mƣa tuyệt đối hàng năm. Đa dạng sinh vật tăng khi lƣợng mƣa tăng nhƣng lại giảm ở những nơi có lƣợng mƣa lớn và ít tăng hay không tăng khi mƣa một lần lớn từ 1000 - 1500mm/năm. Môi trƣờng có độ khô càng cao thì càng kém đa dạng hơn môi trƣờng có độ khô thấp.

Ngƣời ta chỉ ra rằng đa dạng sinh học cao nhất ở nơi chất dinh dƣỡng trung bình và giảm khi chất dinh dƣỡng cao hơn.

Ở các hệ sinh thái ven biển, tính đa dạng tăng khi độ muối tăng. Ngƣợc lại, ở các hệ sinh thái nƣớc ngọt, tính đa dạng lại giảm khi độ muối tăng (Brown, 1988).

Bảng 2.5: Các “điểm nóng đa dạng sinh học” trên thế giới Các điểm nóng Thực vật đặc hữu Động vật có xương đặc hữu Thực vật đặc hữu /100 km2 Động vật có xương đặc hữu /100 km2 % hệ thực vật còn lại

Madagascar & các đảo trên Ấn Độ Dƣơng

9.704 771 16,4 1,3 9,9

Philippines 5.832 518 64,7 5,7 3,0

Sundaland 15.000 701 12,0 0,6 7,8

Rừng Đại Tây Dƣơng 8.000 654 8,7 0,6 7,5

Caribbean 7.000 779 23,5 2,6 11,3

Indo- Miến Điện 7.000 528 7,0 0,5 4,9

Western Ghats & Sri Lanka

2.180 355 17,5 2,9 6,8

Vùng núi cực Đông và các khu rừng ven biển

1.500 121 75,0 6,1 6,7

[Nguồn: Myers. N., 2000].

Các yếu tố lịch sử cũng là nhân tố quan trọng trong xác định sự phân bố đa dạng loài trên thế giới. Những khu vực cổ địa lý, số loài tồn tại nhiều hơn nhiều so với những khu vực có tuổi địa lý trẻ hơn. Ví dụ biển Ấn Độ Dƣơng và Tây Thái Bình Dƣơng có số loài phong phú hơn so với biển Đại Tây Dƣơng là biển trẻ hơn về địa lý. Những khu vực có lịch sử phát triển địa lý lâu dài hơn có nhiều thời gian hơn để các loài thích nghi phát tán từ nơi khác đến và thích nghi hoà nhập với điều kiện sống mới.

CHƢƠNG II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG LOÀI

Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên sinh học nói riêng ở nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam thƣờng là không bền vững. Bởi lẽ các nƣớc có nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên sinh học phong phú bao gồm cả về các hệ sinh thái, về thành phần loài và nguồn gene thì đều là những nƣớc nghèo, đang phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.

Đa dạng sinh học giảm sút do số lƣợng các loài trong hệ sinh thái bị suy giảm và số lƣợng các cá thể trong quần thể loài cũng bị suy giảm do 3 nguyên nhân chính:

+ Mất hoặc giảm nguồn thức ăn (do các loài cạnh tranh nhau hoặc bị con ngƣời khai thác mất).

+ Mất hoặc giảm nơi cƣ trú (do các loài cạnh tranh nơi sống hoặc bị con ngƣời cƣớp mất).

+ Do môi trƣờng thay đổi làm cho các loài bản địa không còn thích nghi với điều kiện môi trƣờng nữa, một phần trong số đó sẽ bị chết, một phần sẽ di chuyển để tìm tới nơi thích hợp hơn, một phần sẽ thay đổi bản thân để thích nghi với sự thay đổi của môi trƣờng. Sự thay đổi khí hậu và môi trƣờng sống đã buộc các sinh vật hoặc phải thay đổi để thích nghi bằng cách thay đổi chu kỳ sinh trƣởng hoặc phát triển đặc điểm thích nghi mới trên cơ thể. Điều này có thể làm diệt vong nhiều loài nhƣng có thể cũng tạo ra loài mới do những loài có tính biến dị di truyền cao.

Có thể lấy ví dụ liên quan đến hiện tƣợng biến đôi khí hậu toàn cầu hiện nay: Nhiệt độ nƣớc biển tăng gây hiện tƣợng tẩy trắng san hô và là nguyên nhân gây chết trên diện rộng các dải san hô ngầm từ vùng biển Australia đến Caribbean.

Loài chim biển Common Murre thay đổi thời gian sinh sản từ 24 ngày/thập kỷ thành 24 ngày/50 năm để thích ứng với hiện tƣợng nhiệt độ tăng lên.

Loài chim hoàng anh Baltimore đang di chuyển về hƣớng bắc và sẽ sớm biến mất hoàn toàn khỏi khu vực Baltimore.

Gấu Bắc cực đang đối mặt với nguy cơ khan hiếm thức ăn. Nhiều loài khác sẽ phải đƣơng đầu với những thách thức bất thƣờng. Ví dụ, giới tính của rùa biển mới sinh phụ thuộc vào nhiệt độ; khi nhiệt độ nóng lên số lƣợng rùa cái sinh ra sẽ tăng so với số lƣợng rùa đực.

Ta có thể chia các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học loài ra là 2 nguyên nhân chính: Nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân con ngƣời. Và hậu quả của các nguyên nhân này thƣờng là làm suy giảm nguồn thức ăn, suy giảm nơi cƣ trú của các loài động thực vật và làm thay đổi môi trƣờng. Ta có thể kể chi tiết nhƣ sau:

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)