BẢO TỒN TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 131)

3.1. Thực trạng

Theo tƣ liệu của Liên hợp quốcxây dựng vào năm 1993 và đã đƣợc Hội đồng các Vƣờn Quốc gia và Khu bảo tồn thuộc IUCN công nhận vào năm 1994, thì hệ thống Khu bảo tồn đã có mặt ở tất cả các vùng địa lý trên thế giới. Tƣ liệu này cho biết diện tích Khu bảo tồn, tỷ lệ phần trăm so với diện tích tự nhiên của từng vùng. Tuy nhiên diện tích Khu bảo tồn ở mỗi vùng cũng khác nhau: Bắc Mỹ và Châu Öc chiếm hơn 12% diện tích tự nhiên, Trung Mỹ 9%, Nam Mỹ, Nam và Đông Nam Á hơn 6%, Bắc Âu-Á 3,1%, Châu Âu ít nhất chỉ có 0,9%. Trung bình của cả thế giới là 6% trong đó có khoảng 6900 Khu bảo tồn hợp pháp ở 103 nƣớc, tính cả các khu thiên thiên khác thì thế giới sẽ có số lƣợng Khu bảo tồn là 30000 chiếm 10% diện tích bề mặt hành tinh.

Danh sách các Khu bảo tồn của Liên hợp quốcchỉ là đại diện một phần 37000 Khu bảo tồn mà Cơ quan theo dõi bảo tồn thế giới WCMC (World Conservation Monitoring Centre) ghi nhận. Vào năm 1994, chỉ có 9832 Khu bảo tồn đƣợc công nhận có đủ các tiêu chí nói trên để đƣa vào danh sách của Liên hợp quốcvà đến năm 1997 danh sách Khu bảo tồn của Liên hợp quốcđã tăng lên đến 12754 khu.

Khu bảo tồn nằm trong danh sách của Liên hợp quốclà do WCMC thu thập qua các cơ quan quản lý, phối hợp với IUCN. Ba loại Khu bảo tồn: khu dự trữ rừng, các khu dự trữ thiên nhiên tƣ nhân và các loại Khu bảo tồn khác không đƣợc đƣa vào danh sách của Liên hợp quốc, một phần do không đạt các tiêu chí đề ra hoặc

chƣa có đủ tƣ liệu để xem xét. Dù sao các Khu bảo tồn này cũng đã góp phần đáng kể vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững.

Sự phát triển hệ thống các Khu bảo tồn cũng khác nhau tuy theo từng vùng, hoặc từng nƣớc. Ví dụ: các Khu bảo tồn ở khu vực Bắc Phi chỉ chiếm 2,8% diện tích tự nhiên, trong lúc đó ở Bắc Hoa Kỳ chiếm 12,6%, Đức 24,6%, Áo gần 25,3%, Anh 18,9% diện tích là Khu bảo tồn, song tại một số nƣớc có rất ít Khu bảo tồn nhƣ Hy Lạp chỉ có 2%, Nga 1,2%, Thổ Nhĩ Kỳ 0,3%.

Số liệu về Khu bảo tồn của từng quốc gia và châu lục cũng chỉ là tƣơng đối bởi vì đôi khi trên thực tế các đạo luật về bảo vệ các Vƣờn Quốc gia và Khu bảo tồn động vật hoang dã không đƣợc thực thi, trong khi nhiều khu vực thuộc khu dự trữ tài nguyên và các khu vực quản lý cho việc sử dụng đa mục đích trong thực tế lại đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.

Về diện tích các Khu bảo tồn cũng rất khác nhau. Nói chung có rất ít các Khu bảo tồn có diện tích rộng, số lƣợng các Khu bảo tồn hẹp lại rất nhiều. Chỉ có 4 Khu bảo tồn có diện tích lớn hơn 100000 km2 nhƣng lại chiếm khoảng 1,7 triệu km2 (chiếm 17% diện tích các Khu bảo tồn trên thế giới). Khu bảo tồn lớn nhất trên thế giới là Vƣờn Quốc gia Greenland rộng 972000 km2, chiếm 10% diện tích các Khu bảo tồn. Các Khu bảo tồn nhỏ hẹp có số lƣợng rất lớn, mà phần lớn đƣợc xác định rất cẩn thận để bảo vệ một số sinh cảnh đặc biệt, một số loài một số HST cần thiết phải bảo tồn. Nhiều nƣớc, ví dụ ở khu vực Thái Bình Dƣơng và Caribê, không có đủ diện tích để thành lập các Khu bảo tồn đủ rộng trên đất liền với diện tích rộng hơn 10km2, cho nên các Khu bảo tồn ở đây không đƣợc đƣa vào danh lục.

Nói chung, ở nhiều nƣớc các Khu bảo tồn sẽ khó vƣợt tỷ lệ 7% đến 10% diện tích mặt đất bởi vì nhu cầu của con ngƣời đối với tài nguyên thiên nhiên và đất đai rất lớn.

3.2. Tiêu chí xác định

- Kích cỡ: Với tính chất thực tiễn chỉ những Khu bảo tồn có diện tích trên

10km2 mới đƣợc công nhận, trừ các đảo đại dƣơng có diện tích 1km2 trở lên đƣợc bảo vệ toàn bộ.

- Mục tiêu quản lý: Các mục tiêu quản lý đƣợc Hội đồng các Vƣờn Quốc gia và Khu bảo tồn, IUCN/CNPPA đƣa ra vào năm 1978, đƣợc sửa chữa vào năm 1993 và công bố vào năm 1994. Cách quản lý của IUCN có thể không trùng khớp với tên gọi các Khu bảo tồn của các quốc gia.

- Quyền lực của cơ quan quản lý: Trƣớc kia chỉ có những Khu bảo tồn do

các cơ quan có quyền lực cao nhất (Chính phủ) mới đƣợc đƣa vào danh sách của Liên hợp quốc. Trong danh sách trên đây các Khu bảo tồn do cấp vùng hay tỉnh quản lý cũng đƣợc kể đến.

3.3. Phân loại các Khu bảo tồn trên Thế giới

- IUCN đã đề ra việc phân chia các loại hình Khu bảo tồn vào năm 1978, gồm có 10 loại theo mức độ và mục tiêu bảo vệ khác nhau:

+ Khu bảo tồn cho nghiên cứu khoa học (hay Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt)

+ Vƣờn Quốc gia

+ Công trình thiên nhiên (hay Thắng cảnh thiên nhiên)

+ Khu dự trữ thiên nhiên (hay Khu bảo tồn động vật hoang dã) + Khu bảo tồn cảnh quan

+ Khu dự trữ tài nguyên

+ Khu bảo tồn nhân chủng học (hay Khu lịch sử) + Khu quản lý đa dạng

+ Khu bảo tồn sinh quyển + Khu di sản thế giới

- Sau hội nghị tại Caracas, Vênêzuela của Hội đồng Vƣờn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, IUCN đã rút lại còn 6 loại Khu bảo tồn thiên nhiên:

+ Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt/ Khu bảo tồn hoang dã: Bảo vệ và giữ

gìn các quá trình tự nhiên không có sự tác động của con ngƣời để có đƣợc những mẫu môi trƣờng thiên nhiên nguyên vẹn, nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trƣờng, giáo dục vào bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền trong tình trạng biến động và tiến hoá tự nhiên. Có hai loại phụ:

Loại 1a gồm những Khu bảo tồn đƣợc quản lý chủ yếu cho nghiên cứu khoa học và quan trắc

Loại 1b gồm các Khu bảo tồn đƣợc quản lý chủ yếu để bảo tồn những vùng hoang dã còn nguyên vẹn.

+ Loại II: Vƣờn Quốc gia: Bảo vệ các vùng thiên nhiên phong phú, đẹp có ý

nghĩa quốc gia và quốc tế về khoa học, giáo dục và giải trí. Các Khu bảo tồn này thƣờng có diện tích rộng, ít chịu sự tác động của các hoạt động của con ngƣời và ở đó không cho phép khai thác các tài nguyên.

+ Loại III: Công trình thiên nhiên quốc gia/các thắng cảnh tự nhiên: Chủ

yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt của quốc gia. Các Khu bảo tồn này thƣờng có diện tích không lớn.

+ Loại IV: Khu bảo tồn các sinh cảnh/Khu quản lý các loài: Chủ yếu bảo tồn

các điều kiện thiên nhiên cần thiết để bảo vệ một số loài có ý nghĩa quốc gia, một nhóm loài, các quần xã sinh vật hay các đặc trƣng vật lý của môi trƣờng mà ở đấy các đặc trƣng này cần đƣợc bảo vệ một cách đặc biệt để tồn tại đƣợc lâu dài

+ Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển: Chủ yếu bảo

tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp có ý nghĩa quốc gia, đặc trƣng cho sự tác động một cách nhịp nhàng của các hoạt động của con ngƣời và thiên nhiên, có thể sử dụng cho giải trí và du lịch. Đây là những cảnh vật văn hoá/thiên nhiên đẹp đẽ có giá trị cao và là nơi mà việc sử dụng đất đai theo truyền thống còn đƣợc lƣu giữ.

+ Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên: Đây là loại Khu bảo

tồn mới đƣợc đề xuất, bao gồm những vùng đƣợc quản lý với mục tiêu bảo tồn lâu dài Đa dạng sinh học đồng thời sử dụng một cách bền vững các HST và tài nguyên

thƣờng có diện tích tƣơng đối rộng và các HST còn ít bị biến đổi, và ở đây việc sử dụng tài nguyên theo cách truyền thống và bền vững đƣợc khuyến khích.

Số loại Khu bảo tồn cũng không đồng đều ở các nƣớc. Loại V đƣợc dùng rộng rãi ở Châu Âu, còn ở Nam Hoa Kỳ nửa số Khu bảo tồn lại thuộc loại II. Ở Châu Öc loại I và II chiếm đến 4% diện tích tự nhiên, nhƣng vẫn còn nhiều HST điển hình của vùng này vẫn chƣa đƣợc đƣa vào hệ thống các Khu bảo tồn.

Tuy IUCN đã phân ra 6 loại Khu bảo tồn nhƣ trên, nhƣng không phải tất cả các nƣớc đã theo cách phân loại trên để xây dựng hệ thống Khu bảo tồn của nƣớc mình. Một số nƣớc có cách phân loại riêng, có thể nhiều loại hơn hay ít loại hơn. Tên gọi các Khu bảo tồn trên thế giới cũng rất khác nhau và đến nay đã có đến 1388 thuật ngữ khác nhau đƣợc sử dụng để chỉ những Khu bảo tồn.

3.4. Giới thiệu về Vƣờn Quốc gia Granpadiso – Italia

3.4.1. Đặc điểm

Hình 4.1. Vị trí Vườn Quốc gia Granpadiso

Địa điểm:Ý

Gần thành phố:Turin

Tọa độ: 45°30′10″B, 7°18′36″Đ Diện tích:703 km²

Vƣờn Quốc gia Gran Paradiso nằm trong khu rặng núi Alpes grees, thung lũng Aosta, vùng Piedmont, tây bắc Ý. Vƣờn rộng 703 km2, 10% diện tích của vƣòn là rừng, 16.5% là đất canh tác và đồng cỏ, 24% bỏ hoang, và 40% xếp loại cằn cỗi. 57 sông băng chiếm 9.5% diện tích của vƣờn. Các núi và thung lũng của vƣờn do các sông băng và các dòng nƣớc khắc chạm nên.

Độ cao của vƣờn là từ 800 tới 4.061 m, mức trung bình là 2.000 m. Các đáy thung lũng trong vƣờn là rừng cây. Có các đồng cỏ ở độ cao, cùng khối đá và sông băng ở độ cao hơn các đồng cỏ. Ngọn Gran Paradiso là ngọn núi duy nhất nằm hoàn toàn trên đất Ý có độ cao trên 4.000 m. Từ đỉnh núi này, có thể nhìn thấy núi Mont Blanc và núi Mattehorn.

3.4.2. Giá trị đa dạng sinh học

- Hệ thực vật: Có khoảng 1.500 loài cây sống trong khu vƣờn này.Các rừng của vƣờn rất quan trọng vì chúng là nơi nƣơng náu cho vô số động vật, cũng nhƣ giữ cho đất không bị lở và bị ngập nƣớc. Hai loại cây rừng chính trong vƣờn là cây thông rừng và thông rụng lá. Rừng thông rụng lá thƣờng ở phía Piedmont của vƣờn, chứ không có ở phía thung lũng khô ráo Valle d'Aosta. Các rừng này dầy và rậm lá, ánh sáng mùa hè ít lọt qua. Các cây thông rụng lá thƣờng mọc lẫn với các cây vân sam và hiếm khi chung với cây linh sam.

Cũng có các rừng cây thích (Maple) và cây đoạn (Tilia platyphyllos). Các rừng này ở những khu cách biệt và có nguy cơ bị diệt vong. Cây sồi có nhiều ở khu thung lũng Valle d'Aosta hơn ở khu Piedmont, vì nhiệt độ cao hơn và lƣợng mƣa ít hơn. Cây hạt dẻ ở vƣờn là do ngƣời trồng, hiếm khi chúng sống ở độ cao trên 1.000 m. Rừng tùng bách, thông rừng, vân sam thƣờng có lẫn cả lãnh sam. Lãnh sam và thông rừng thƣờng mọc ở độ cao 2.200 - 2.300 m.

Ở độ cao hơn, cây cối thƣa dần và có các bãi cỏ, cùng nhiều cây hoa nở muộn trong mùa xuân. Các cây hoa dại trong đồng cỏ ở độ cao có hoa păngxê hoang, cây long đởm, hoa huệ tây, đỗ quyên. Các cây hoa này thu hút nhiều loại bƣớm. Các cây nhỏ sống trên độ cao đã thích ứng với nơi sống bằng cách nhận

- Hệ động vật: Loài động vật phổ biến nhất là dê núi. Dê núi gặm cỏ ở các bãi cỏ trên độ cao trong mùa hè, mùa đông chúng xuống nơi thấp hơn. Vƣờn Quốc gia Gran Paradiso sánh cặp với vƣờn Quốc gia Vanoise cung cấp sự che chở cho loài dê núi này. Cùng với dê núi, vƣờn cũng có các loài động vật khác nhƣ chồn, chồn ermine, thỏ rừng, con lửng (badger), sơn dƣơng, marmot.

Có trên 100 loài chim sống trong vƣờn, trong đó có chim cú đại bàng, gà gô trắng, chim chích núi, quạ chân đỏ, chim gõ kiến, chim bổ hạt (nutcracker) vv... Các chim đại bàng làm tổ trên gờ vách đá, đôi khi ở trên cây.

Một phần của tài liệu tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 131)