Dự báo về thị trường vật liệu xây dựng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho hệ

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 57)

ra cho hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng

Để có thể đưa ra giải pháp cho đề tài một cách thiết thực nhất, chúng ta cần tìm hiểu nhu cầu cung và cầu xi măng và thép trong giai đoạn tới ra sao. Cụ thể là dự báo nhu cầu xi măng và thép trong năm 2011 và các năm tới.

3.1.1. Dự báo về Cầu thị trường xi măng và thép

a. Dự báo của các cơ quan chức năng Dự báo trong năm 2011

Theo Bộ Xây Dựng dự báo, trong năm 2011, do kinh tế thế giới dần hồi phục, ngành thép sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới, nhu cầu tiêu thụ thép trên thị trường trong năm nay tiếp tục tăng. Dự kiến cung cầu năm 2011: nhu cầu thép xây dựng trong nước có thể đạt trên 6,5 triệu tấn, tăng khoảng 10% so với năm 2010. Dự kiến sản lượng sản xuất trong nước đạt khoảng 5,8 triệu tấn. Nhập khẩu thép xây dựng có thể lên tới khoảng gần 1 triệu tấn do tình trạng dư thừa trên thị trường thế giới cũng như việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu theo lộ trình cam kết WTO và theo Hiệp định thương mại tự do khu vực mà Việt Nam tham gia; Xuất khẩu khoảng 200 nghìn tấn. Như vậy trong năm 2011, lượng cung thép xây dựng khoảng 6,6 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Tương tự như thép, Bộ Xây Dựng cũng đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước trong năm 2011 như sau: nhu cầu tiêu thụ khoảng 54,5-56,0 triệu tấn, tăng khoảng 6,7-9,0% so với năm 2010. Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam, đến năm 2011 sẽ có thêm 10 nhà máy được đưa vào hoạt động, nâng sản lượng sản xuất dự kiến tăng khoảng 15 triệu tấn, ước cả năm 2011 đạt 65,8 triệu tấn. Như vậy, năng lực sản xuất xi măng trong nước sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, đồng thời cũng có một lượng xi măng, clinker được các cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, dự kiến từ 1-1,5 triệu tấn. Nhập khẩu clinker năm 2011 ước khoảng từ 0,5-1 triệu tấn.

Dự báo nhu cầu đến năm 2020 của Bộ Xây dựng

Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu thụ xi măng cũng tăng lên so với dự báo được phê duyệt trong quy hoạch. Bộ Xây dựng đã đưa ra dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 trên cơ sở bổ sung thêm các thông tin về phát triển kinh tế đất nước, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xi măng các năm qua và đặc điểm phân bố không đều nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng nên tồn tại sự mất cân đối giữa các vùng phát triển sản xuất xi măng với khu vực thị trường tiêu thụ. Căn cứ từ thực tiễn trên Bộ Xây dựng cho rằng đầu tư phát triển xi măng cần có hệ số an toàn với năng lực cung cấp xi măng cao hơn khoảng 10% so với tính toán nhu cầu xi măng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng (Đơn vị tính: triệu tấn)

Năm Theo quy

hoạch

Các phương pháp tính toán nhu cầu xi măng

Phương án 1 Phương án 2 Phương án tổng hợp

2015 59.5 – 65.5 79.7 87.6 79.7 – 87.6

2020 68.0 – 70.0 101.7 111.8 101.7 – 111.8

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu xi măng cho từng năm từ 2009 đến 2020

(Đơn vị tính: triệu tấn) Nhu cầu xi măng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2020 55.4 – 60.9 60.7 – 66.7 66.4 – 73.1 72.7 – 80.0 79.7 – 87.6 101.7 – 111.8

Năm 2010-2014 hầu hết các nhà máy đã và đang đầu tư đi vào hoạt động đồng thời làm gia tăng đáng kể nguồn cung trong khi dự kiến nhu cầu tăng đều 11%/năm dẫn đến dự kiến khả năng nguồn cung xi măng trong nước sẽ cao hơn nhu cầu, chênh lệch các năm sẽ là: Năm 2011: 17,5 triệu tấn; năm 2012: 25,8 triệu tấn; năm 2013: 25,4 triệu tấn; năm 2014: 22,7 triệu tấn.

Cụ thể, đối với thép xây dựng, căn cứ vào khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 và giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng, Bộ này dự kiến nhu cầu sử dung thép thành phẩm của Việt Nam sẽ tăng khoảng 1 triệu tấn/năm. Năm 2011, nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 12,5 - 12,8 triệu tấn, tăng 8 - 10% so với năm 2010.

Về xi măng, dự kiến trong năm 2011, nhu cầu tiêu dùng xi măng ước đạt 55 - 56 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2010. Một số dự án xi măng tiếp tục hoàn thành và phát huy công suất, đưa tổng công suất của toàn ngành công nghiệp xi măng đạt trên 60 triệu tấn. Như vậy, dự kiến năm 2011, sản xuất xi măng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu xi măng, giá cả ổn định do nguồn cung dồi dào.

Trên đây là những nhận định chung của cơ quan chức năng về tình hình tiêu thụ xi măng và thép nói chung của nước ta trong năm tới 2011 và giai đoạn sau khủng hoảng tới 2020. Đánh giá cầu nói chung này có tác động rất lớn tới cầu về bán buôn vật liệu xây dựng. Vì phần lớn cầu vật liệu xây dựng đều từ các nhà bán buôn đầu nguồn rồi mới tới các cơ sở, đại lý bán lẻ. Có thể nhìn chung tình hình cầu của bán buôn vật liệu xây dựng cũng hòa chung với cầu xi măng và thép của cả nước. Mức tăng của cầu nói chung chính là một sự báo cho lượng cầu của ngành bán buôn.

b. Dự báo của nhóm nghiên cứu

Sau khi xem xét các yếu tố có liên quan nhóm nghiên cứu xin đưa ra dự báo về tình hình cầu xi măng và thép của Việt Nam trong giai đoan tới với cách tiếp cận từ phương diện đi từ các đối tượng khách hàng đã phân tích ở phần thực trạng.

Nhu cầu trong nước

Cầu trong nước về mặt hàng xi măng và thép sẽ tăng tương đối so với mức tăng của cầu xi măng và thép nói chung. Với tình hình hiện nay, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhiều doanh nghiệp đang trên đà phục hồi và tiếp tục củng cố phát triển. Điều đó cũng cho thấy rằng sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhu cầu xây dựng sẽ quay trở lại vòng quay tăng trưởng. Đây là cơ hội cho các nhà bán buôn xi măng và thép.

Một yếu tố nữa tác động tới cầu vật liệu xây dựng là yếu tố thuộc về tự nhiên. Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề của nhiều trận bão lũ. Để có thể phục hồi kinh tế, thì việc quan tâm đầu tiên là ổn định nơi ở và xây dựng lại các nhà máy, xí nghiệp tạo công ăn việc làm cho

người dân. Đây là khó khăn của cả nước xong cũng là một khía cạnh tác động tới cầu của các nhà bán buôn.

Có thể thấy chủ yếu trong giai đoạn hiện tại và trong vài năm tới, lượng cầu của các doanh nghiệp bán buôn chủ yếu là các đối tượng trong nước. Các doanh nghiệp cũng đang tìm con đường đi xuất khẩu để phù hợp với xu hướng cung đang vượt cầu. Tương lại cung về xi măng và thép sẽ bỏ xa cầu khi mà các dự án xây dựng nhà máy sản xuất được đưa vào hoạt động theo tiến độ. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp bán buôn, và cần một giải pháp để giải quyết tình trạng này trong tương lai.

Với đối tượng là khu vực công

Hiện nay nhu cầu vật liệu xây dựng trong khu vực công đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cầu vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp. Để thấy mức cầu của đối tượng này cần nhìn vào chính sách phát triển của nhà nước trong những năm tới.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015”. Mục tiêu của chương trình là đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng khoảng 200.000 căn hộ, tương đương 9.800.000m2 sàn nhằm giải quyết chỗ ở cho khoảng 30% số hộ gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số vốn đầu tư của toàn bộ chương trình khoảng 49.000 tỉ đồng (tính theo mặt bằng giá tại thời điểm quý 4-2008), trong đó nguồn vốn nhà nước khoảng 25.600 tỉ đồng và nguồn vốn huy động của các thành phần kinh tế khoảng 23.400 tỉ đồng.

Ngoài ra theo đề xuất của Sở Xây dựng, giai đoạn 2011-2015, TP sẽ tiếp tục triển khai 97 dự án chỉnh trang đô thị. Trong đó, năm 2011 sẽ triển khai 40 dự án bao gồm: chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật kết hợp hạ ngầm các đường dây đi nổi gồm 5 dự án; hạ ngầm đường dây đi nổi tuyến đường, phố với 8 dự án; cải tạo, chỉnh trang tuyến đường 13 dự án; chỉnh trang, cải tạo vườn hoa 6 dự án; các dự án chiếu sáng là 3 dự án và các dự án khác 5 dự án.

Hiện nay theo chỉ đạocủa nhà nước, đang thực hiện xây dựng các cơ sở có chất lượng để đáp ứng các nhu cầu đạo tạo ở Việt Nam đang ngày một tăng cao. Hiện tại Hà Nội hiện có 96 trường ĐH, CĐ, chiếm 30% số trường và 40% tổng số SV cả nước theo học (khoảng 66.000 SV) và cả nước có 409 trường đại học, cao đẳng. Với số lượng hiện tại chưa đáp ứng đượcnhu cầu đào tạo của Việt Nam. Đó là chưa tính đến các trường tiểu học, trung học và phổ thông cũng còn rất thiếu ở Việt Nam.

Một hệ thống ở khu vực công cũng đang ở tình trạng báo động là các bênh viện với cơ sở vật chất thiếu thốn. Cả nước hiện nay mới chỉ có 359 bênh viện và phạm vi của các bệnh viện không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều khu vực như miền núi hay vùng xa chưa có đủ bệnh viện tại cơ sở địa phương. Trong giai đoạn tới chính phủ sẽ tiến hành xây dựng và củng cố hệ thống bệnh viện trên cả nước.

Có thể đây là tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp bán buôn xi măng và thép vì đây là 2 thành tố chính trong xây dựng. Với nhu cầu rất lớn của khu vực công thì ngành xây dựng sẽ có nhiều cơ hội phục hồi và bứt phá sau khủng hoảng.

3.1.2. Dự báo về Cung xi măng và thép

a. Theo nhận định của các cơ quan nhà nước Đối với sản phẩm thép

Dự kiến cung năm 2011: Dự kiến sản lượng sản xuất trong nước đạt khoảng 5,8 triệu tấn. Nhập khẩu thép xây dựng có thể lên tới khoảng gần 1 triệu tấn do tình trạng dư thừa trên thị trường thế giới cũng như việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu theo lộ trình cam kết WTO và theo Hiệp định thương mại tự do khu vực mà Việt Nam tham gia; Xuất khẩu khoảng 200 nghìn tấn. Như vậy trong năm 2011, lượng cung thép xây dựng khoảng 6,6 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Theo “Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 sản xuất đến 15-18 triệu tấn thép; trong đó có từ 8-10 triệu tấn thép dẹt, 7-8 triệu tấn thép dài, để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Điều này có nghĩa rằng với tổng công suất các nhà máy thép của Việt Nam, tính đến hết năm 2009 đạt khoảng 8 triệu tấn/năm, ngành thép chỉ cần đầu tư đạt công suất tối đa 10 triệu tấn/năm là phù hợp.

Theo Báo xây dựng, việc cấp phép đầu tư thép tràn lan khiến chỉ riêng tổng công suất thiết kế của các dự án ngoài quy hoạch này đã lên tới 60 triệu tấn/năm. Có doanh nghiệp Việt Nam, chỉ trong vòng hai tháng đã ký với hai đối tác nước ngoài để xây dựng hai nhà máy liên hợp với công suất từ 5-10 triệu tấn/năm.

Một số dự án thép tiêu biểu về công suất lớn đang có hiệu lực đầu tư tại Việt Nam: - Dự án Tycoon-E, United tại Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, công suất giai đoạn 1 là

3 triệu tấn/năm.

- Dự án Nhà máy thép Liên hợp Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, công suất 4 triệu tấn/năm, do Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) và Tập đoàn Vinashin liên doanh.

- Dự án Nhà máy thép Liên hợp Hà Tĩnh, công suất 4,5 triệu tấn, do liên danh giữa Tập đoàn TATA (Ấn Độ) với Tổng Công ty Thép Việt Nam và Tổng Công ty Ximăng Việt Nam.

- Dự án Nhà máy thép Liên hợp và Cảng nước sâu Hà Tĩnh, công suất 7,5 triệu tấn, 100% vốn nước ngoài do sáu công ty của Đài Loan góp vốn.

- Dự án Nhà máy thép Liên hợp Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận, công suất 14,42 triệu tấn/năm, do Lion Group (Malaysia) và Vinashin liên danh.

- Dự án Nhà máy thép cao cấp, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, công suất 10 triệu tấn/năm, 100% vốn của Công ty FERO (Trung Quốc)

- Hai dự án thép cán nóng và cán nguội khu Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu, có tổng công suất 5 triệu tấn/năm.

- Dự án Nhà máy Gang thép, Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, công suất 3 triệu tấn/năm. Như vậy chỉ tính riêng tổng công suất của những nhà máy này đã lên tới 51,42 tấn/ năm.

Trong năm năm tới, khi các dự án được hoàn thành thì cung vượt cầu này sẽ tác động mạnh tới giá sản phẩm. Tuy chúng ta có tính đến xuất khẩu song với thị trường còn hạn hẹp. Bên cạnh những thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Myanmar… chỉ một số doanh nghiệp Việt mới “chen chân” được vào những thị trường lớn như Mỹ, Canada, Úc… Xuất khẩu thép của chúng ta trong những năm tới cũng khó tăng mạnh do yếu tố giá và chất lượng. Do đó, nguồn cung cho thị trường trong nước vẫn rất dồi dào.

Bên cạnh đó, tình trạng dư cung trên thị trường thế giới cũng là một nguồn cung cấp đáng kể cho thị trường nội địa với giá cả phù hợp ( Trung Quốc, các nước Đông Nam Á).

Đối với sản phẩm Xi măng

Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam, đến năm 2011 sẽ có thêm 10 nhà máy xi măng được đưa vào hoạt động, nâng sản lượng sản xuất dự kiến tăng khoảng 15 triệu tấn, ước cả năm 2011 đạt 65,8 triệu tấn. Như vậy, năng lực sản xuất xi măng trong nước sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, đồng thời cũng có một lượng xi măng, clinker được các cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, dự kiến từ 1-1,5 triệu tấn.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng báo cáo trình Chính phủ (tháng 10/2008) về tình hình thực hiện quy hoạch xi măng, tình hình thực tế xây dựng các nhà máy xi măng đến cuối năm 2009 có số liệu như sau:

Như trong phần thực trạng cũng đã đề cập, ngay từ năm 2009 cung xi măng đã vượt cầu, và trong năm 20010 nhiều nhà máy đã buộc phải cắt giảm công suất, ngừng hoạt động một số máy. Hơn nữa, xuất khẩu xi măng không được như kỳ vọng, khi mà chi phí vận tải quá cao. Như vậy, nếu không có sự tác động nhiều từ chính phủ, thì trong 5 năm tới, sản lượng xi măng chúng ta có thể sản xuất được vẫn vượt cầu khá nhiều.

Dự báo về giá

Tuy xi măng và thép có tình trạng cung vượt cầu, song những tác động của tỷ giá hối đoái, nguyên nhiên liệu đầu vào… vẫn đẩy giá 2 mặt hàng này tăng cao. Giá điện của chúng ta khi đã bước vào thị trường thật sự thì sẽ vẫn phải tiếp tục tăng giá. Than cung ứng cho sản xuất gần đây cũng bị thiếu hụt và sắp tới cũng không thể giữ giá như hiện nay được. Bên cạnh đó là những nguyên nhân do tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng và lạm phát cao cũng đẩy giá thành sản xuất lên.

b. Dự báo của nhóm nghiên cứu

Với số lượng dự án các nhà máy được đưa vào hoạt động trong năm 2010 và trong một vài năm tới của nước ta thì lượng cung sẽ vượt cầu. Công suất hoạt động của các nhà máy sẽ đáp ứng được lượng hàng cho các doanh nghiệp bán buôn xi măng và thép của

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 57)