Nguồn vốn

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 49)

Hiện nay bài toán về vốn đang là bài toán chưa có lời giải xác đáng cho các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt với doanh nghiệp bán buôn. Với các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng hiên nay thì nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn:

 Vốn chủ sở hữu

 Vốn vay

Đối với các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng hiện nay thì vấn đề về vốn là vấn đề khó giải quyết nhất, vì nó ảnh hưởng tới mọi quyết định đầu tư, kinh doanh của

doanh nghiệp.Một trong những khó khăn điển hình về vốn của các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng hiện nay đang gặp phải là rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay khi lãi suất cao lên tới 19,2 %. Với các doanh nghiệp bán lẻ đã khó khăn thì với các doanh nghiệp bán buôn đây là cả một thách thức lớn.

Đối với công ty TNHH Thương Mại và vận tải Hợp Thành. Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp thì có 30% là vốn chủ sở hữu và tới 70% vốn kinh doanh là vốn vay. Với cơ cấu vốn hiện tại doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn kinh doanh cũng như trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì lượng vốn vay chiếm tỷ trong lớn nên đối với công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường ngân hàng. Lãi suất tăng cao khiến doanh nghiệp phải chịu mức chi phí trả lãi vay lớn, đây là một trong các yếu tố của chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp khiến mức lợi nhuận doanh nghiệp giảm xuống. Song hành với khó khăn về vốn là sự tăng giá trong xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu khác. Do doanh nghiệp hoạt động cả trong lĩnh vực vận tải nên chịu biến động lớn của yếu tố giá cả. Chi phí đầu vào tăng, khó khăn về vốn khiến doanh nghiệp không thể mở rộng hơn quy mô hoạt động và đầu tư trang thiết bị.

Đối với công ty cổ phần Thương mại xi măng cũng nằm trong tình trạng chịu tác động lớn bởi biến động thị trường. Theo báo cáo tài chính gần nhất được đưa ra vào 31/12/2010 thì nguồn nợ phải trả của doanh nghiệp lên tới 124.292.717.943 VND (chiếm tỷ trọng 63% nguồn vốn của doanh nghiệp) trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp chỉ có 74.317.368.487 VND ( tức là chỉ chiếm 37% nguồn vốn của doanh nghiệp). Với con số cũng ở ngưỡng như vậy với năm 2009 nguồn vốn nợ của doanh nghiệp chiến 61% tương ứng với 113.723.568.783 VND còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 39% với số tiền là 71.458.069.530 VND. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chi phí trả lại vay của doanh nghiệp chiếm 100% chi phí hoạt động tài chính với con số là 385.062.046 VND. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cuối năm là 10.660.237.224 VND. Điều đó tương ứng với mức chi phí lãi vay chiếm 3.6% so với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đây là một con số không nhỏ, có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp.

Không chỉ thực hiện chức năng bán buôn vật liệu xây dựng, những doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng đầu ngành này còn tiến hành đan dạng hóa lĩnh vực đầu tư,

đặc biệt là đầu tư tài chính, có thể là ngay cả đầu tư tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất, nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng “ép” với đầu cung.

Có thể kể đến Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T. Hiện nay C&T hiện là nhà phân phối chính thức cho các công ty sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng Tafico, xi măng Hà Tiên 1, xi măng Holcim, xi măng Nghi Sơn, xi măng Lafarge, sứ vệ sinh Inax – Nhật Bản, điều hòa không khí và bồn tắm Nikko Kendo, thép Vina- kyoei, thép Pomina, thép Miền Nam, thép Tây Đô, thép Việt - Ý, thép Hòa Phát,…. C&T có tỷ lệ cổ phần công ty sở hữu chiếm 49% của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển An Cổ Đông, 45,47% cổ phần của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Ban Tích…( tài liệu đính kèm). Để huy động vốn, công ty này cũng tiến hành phát hành trái phiếu để huy động, tổn số vốn huy đông được là 40 tỷ VNĐ. Ngoài ra, công ty cũng tiến hành vay dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn- chi nhánh Kiên Giang, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, và các tổ chức, cá nhân khác. Tổng cộng vay nợ dài hạn của công ty cả năm 2009 là trên 170 tỷ đồng, tăng 30% so với con số 130 tỷ năm 2008. Bên cạnh đó, một phần vốn khác cũng được công ty sử dụng là phần phải trả dài hạn do người mua ứng trước và công ty khác góp vốn đầu tư công trình, thậm chí con số này còn lớn hơn vốn vay dài hạn từ ngân hàng, các tổ chức và cá nhân. Vào cuối năm 2009, con số này lên tới trên 180 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm 2008. Nhờ đa dạng hóa trong lĩnh vực đầu tư, nên nguồn vốn huy động được của C&T tương đối lớn, dễ phối hợp, chuyển đổi vốn giữa các mảng đầu tư khác nhau với nhau, nhờ đó mà chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Trong năm 2009, tổng lợi nhuận gộp của công ty giảm 25,2 tỷ, chủ yếu là do hoạt động kinh doanh săt thép suy giảm.

Như vậy, các công ty bán buôn thép, xi măng đầu ngành hiện nay đã đa dạng hóa trong việc huy động vốn, trong đó, tỷ lệ vốn vay chiếm tương đối cao trong tổng cơ cấu vốn, nhờ đó, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng, đồng thời, còn giảm thuế thu nhập phải nộp. Tuy nhiên, với một lượng vốn vay khá lớn, thì bài toán lãi suất đối với các công ty này sẽ trở lên khó khăn hơn nhiều trong năm nay, khi mà mức lãi suất của ngân hàng khá cao.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w