Đa dạng hóa trong kinh doanh

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 68)

Đa dạng hóa trong kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp mở rộng hình thức hoạt động hoặc đa dạng hóa về sản phẩm. Đa số các doanh nghiệp bán buôn đầu ngành hiện nay có thể làm phân phối cho nhiều hãng xi măng, thép khác nhau, tùy thep sự đòi hỏi của khách hàng để đáp ứng. Nhưng về mở rộng hình thức kinh doanh thì chưa nhiều doanh nghiệp làm được. Ngoài hướng mở rộng kinh doanh hoạt động logicstic như đã đề cập ở trên, hướng đi vào cung ứng các dịch vụ tư vấn thiết kế công trình, xây dựng công trình cũng nên được xem xét. Bởi như vậy sẽ tận dụng được các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, và tạo ra đầu ra cho chính mình.

3.2.5. Tăng cường chất lượng dịch vụ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh không chỉ còn bằng sản phẩm và giá nữa mà còn cạnh tranh cả về chất lượng dịch vụ. Với các doanh nghiệp đầu ngành bán buôn vật liệu xây dựng, hầu như không đề cập đến các dịch vụ hỗ trợ, hoặc nếu có cũng chỉ là lời cam kết chất lượng phục vụ tốt nhất. Bởi vậy, một hướng nữa có thể áp dụng là biến dịch vụ là một công cụ cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp với những nghiệp vụ như giao nhận, vận chuyển, các vấn đề liên quan tới tài chính… Khi chất lượng dịch vụ tốt, thì các doanh nghiệp này có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các khách hàng của mình, tạo ra uy tín trên thương trường, đồng thời, gây dựng được các mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng.

3.2.6. Thiết lập hệ thống sàn giao dịch ( sở giao dịch) hàng hóa cho các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng.

Giải pháp tiếp theo đó là cần thiết lập một hệ thống sàn giao dịch hay hiểu theo cùng một phương diện như sở giao dịch hàng hóa. Trước tiên cần làm rõ loại hình sở giao dịch ở Việt Nam hiện nay.

Theo điều 63 của luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa: “ Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.

Trong thương mại hiện đại, sàn giao dịch hàng hóa là hình thức mua bán giao sau, có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy giao thương nhằm tiêu thụ hàng hóa với khối lượng lớn. Theo nhóm nghiên cứu loại hình này nếu được sử dụng một cách hữu hiệu thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bán buôn.

Đối với các doanh nghiệp bán buôn mỗi lần giao dịch với giá trị lớn thì phương thức giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa sẽ đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Bời thông qua Sở giao dịch bên bán có nghĩ vụ giao hàng vào trung tâm giao nhận hàng hóa và bên mua có nghĩ vụ nộp tiền vào tài khoản. Dưới sự giám sát của Sở giao dịch hàng hóa thì các doanh nghiệp bán buôn không lo có những rủi ro về thanh toán trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên do hình thức này còn mới mẻ với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn chưa quen với loại hình giao dịch này nên còn nhiều bất cập hiện nay. Vì giá bán hàng hóa là giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng mà hàng hóa lại giao trong tương lai nên nhiều doanh nghiệp còn lo lắng về chênh lệch giá bán. Tuy nhiên doanh nghiệp cần hiểu rõ về hình thức này.

Theo quy định tại điều 64, 65, 66 của Luật Thương mại 2005 đã quy định rõ về các loại hợp đồng trong giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng quyền chọn. Đặc biệt đối với doanh nghiệp bán buôn thì cần lưu ý tới quyền chọn bán. doanh nghiệp có thể mua quyền chọn bán để phòng trừ rủi ro do chênh lệch giá bán tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm giao hàng trong tương lai.

Theo khoản 3 điều 66 luật Thương mại 2005 : “ bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hóa của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng”.

Đây là danh mục hàng hóa được phép kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa công bố vào ngày 18 tháng 8 năm 2010:

Bảng 3.3: DANH MỤC HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP MUA BÁN QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

TT Mô tả hàng hóa Mã H.S Ghi chú

01 Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in

0901.11 02 Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa

tiền lưu hóa

4001.10 Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40011011 và 40011021 03 Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su

xông khói

4001.21 Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40012110 (RSS1); 40012120 (RSS2); 40012130 (RSS3); 40012140 (RSS4); 40012150 (RSS5)

04 Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật

4001.22 Các loại TSNR gồm SVR 10; SVR 20; SVR L; SVR CV; SVR GP; SVR 3L, SVR5 05 Các sản phẩm thép không hợp kim

được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng

7208

06 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ

600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng

07 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng

7210

08 Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán

7214 - Loại trừ các thép cơ khí chế

tạo; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ áp dụng với loại có hàm lượng các bon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

Tuy mới chỉ có 8 mặt hàng được công bố trong đó với ngành vật liệu xây dựng đã chiếm tới 4 loại sản phẩm của mặt hàng thép. Do đó, cùng với sự phát triển của nhu cầu thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam thì danh mục hàng hóa giao dịch qua hình thức này sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới.

Sàn giao dịch hàng hóa không những mang lại sự đảm bảo cho các doanh nghiệp bên bán và bên mua mà đối với hình thức này sẽ là tiền đề phục vụ cho các doanh nghiệp bán buôn thép khi xâm nhập vào thị trường thế giới trong tương lai.

Một khía cạnh nữa mà hình thức mua bán qua Sở giao dịch mang lại cho các doanh nghiệp đó chính là thông tin. Thông tin chính là một vũ khí cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp,nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy. Thông qua Sở giao dịch hàng hóa, doanh nghiệp có thể có tìm hiểu thêm thông tin về đối tác trước khi đi đến quyết định giao dịch. Ngoài ra các doanh nghiệp bán buôn có thể biết được thông tin về thị trường qua Sàn giao dịch hàng hóa. Nơi nào thị trườn tiêu thụ tốt, nơi nào sẽ là tiềm năng của doanh nghiệp. Có thể xem sở giao dịch hàng hóa là tiền đề cho việc hình thành những đầu mối tập trung các nguồn hàng và tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết với các Sở giao dịch hàng hoá lớn, đảm bảo tính liên thông giữa thị trường nội địa và thị trường hàng hoá thế giới.

Một tác dụng không nhỏ của Sở giao dịch hàng hóa mang lại cho các doanh nghiệp không chỉ doanh nghiệp bán buôn mà các doanh nghiệp nói chung đó là sự bình ổn về giá

cả. Giá của hàng hóa được kí kết tại thời điểm giao kết hợp đồng, tránh cho việc các doanh nghiệp theo xu hướng hiện nayđều đưa giá các mặt hàng leo thang.

Bởi những ích lợi của phương pháp giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch nhóm nghiên cứu xin đề cập giải pháp này để phát triển thị trường vật liệu xây dựng trong những năm tới.

3.2.7. Giảm bớt khâu trung gian trong phân phối vật liệu xây dựng

Giá vật liệu xây dựng ở Việt Nam hiện nay khá cao. Nguyên nhân không chỉ từ giá các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, công nghệ sản xuất.Mà còn xuất phát từ khâu phân phối không khoa học, rườm rà và nhiều khâu trung gian phân phối vật liệu xây dựng. Cũng giống như hàng nông sản hay nhiều mặt hàng khác trên thị trường Việt Nam hiện nay, vật liệu xây dựng đang phải trải qua quá nhiều lần chuyển giao sở hữu mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng là các doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng cá nhân.Nhằm giảm giá bán cũng như tăng tính cạnh tranh cho hệ thống phân phối, điều quan trọng là phải giảm bớt các khâu trung gian buôn bán vật liệu xây dựng qua đó mới có thể quản lý tốt được hệ thống này.

Về phía chính phủ có thể đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chức năng thương mại về vật liệu xây dựng để cải thiện cơ sở vật chất, tăng chất lượng nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ở mỗi khu vực nhất định Nhà nước chỉ nên đầu tư cho một số ít doanh nghiệp nhất định trở nên lớn mạnh nhằm tạo nên những công ty có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh cao và quan trọng hơn là giảm số lượng các doanh nghiệp tham gia vào khâu phân phối sẽ giảm bớt được các khâu trung gian không cần thiết. Các doanh nghiệp nhà nước này phải đảm bảo yêu cầu trở thành đầu tàu trong lĩnh vực đang hoạt động, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, để có thể triển khai các chính sách điều tiết thị trường khác của Chính phủ.

Về phía các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng, nên đẩy mạnh quá trình liên doanh liên kết, mua bán sát nhập công ty để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, giảm số lượng thành phần của khâu trung phân phối. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên cơ cấu lại danh mục hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp.Nên tập trung vào những mặt hàng thế mạnh cũng như thực hiện các dịch vụ trong quá trình phân phối mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện tốt.

3.2.8. Các đề xuất về công tác quản lý giá của các cơ quan chức năng

Vật liệu xây dựng là một trong những mặt hàng quan trọng trên thị trường, sự biến động của giá cả vật liệu xây dựng có tác động không nhỏ đến các ngành của nền kinh tế. Thực tế đã chứng minh việc quản lý không chặt chẽ trong khâu lưu thông vật liệu xây dựng đã tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng găm hàng, tăng giá tạo sốt ảo trên thị trường, tác động không tốt đến nhiều khu vực quan trọng của nền kinh tế. Vì thế quản lý và điều tiết sao cho giá vật liệu xây dựng ổn định, phù hợp cung – cầu thị trường cũng như tuân theo các quy luật kinh tế là nhiệm vụ cần phải thực hiện.Trong thời gian gần đây Chính phủ đã có những chính sách, chủ trương thực hiện bình ổn giá nhiều mặt hàng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đạt được các mục tiêu kinh tế.Tuy nhiên hiệu quả của các chính sách còn chưa cao, bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi cần phải có những thay đổi trong công tác quản lý giá của các ban ngành.Để đảm bảo tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, các quy định về giá phải tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo pháp luật.Chính phủ chỉ sử dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

Về thị trường phân phối vật liệu xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nên công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thị trường trong nước của hàng hóa có những biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau: giá tăng cao hơn quá mức so với mức tăng giá của nguồn hàng nhập vào (dựa trên giá xuất xưởng của các doanh nghiệp sản xuất và các chi phí khác có liên quan) hoặc cao hơn so với giá nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, định họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá. Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị

thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền giữa các doanh nghiệp về giá theo quy định của Luật cạnh tranh và pháp luật có liên quan.

Nhằm đạt được hiệu quả trong công tác quản lý giá, nhóm nghiên cứu đề xuất một số ý kiến đóng góp cho công tác soạn thảo và thực hiện các quy định quản lý của Chính phủ.

Thứ nhất, ban hành quy định về tỉ lệ dữ trữ hàng hóa bắt buộc trong mỗi kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bảo đảm lượng hàng hóa dự trữ lưu thông khi kinh doanh các mặt hàng quan trọng của thị trường. Doanh nghiệp có thị phần càng cao càng phải dự trữ nhiều hàng hóa hơn. Cũng có thể quy định tỉ lệ dự trữ tăng dần theo thị phần/vốn… của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng ( hoặc kinh doanh một/ một số mặt hàng vật liệu xây dựng) trong một khu vực nhất định.

Thứ hai, ngoài quy định dự trữ đối với các doanh nghiệp kinh doanh Chính phủ có thể tạo nguồn hàng dự trữ trong các doanh nghiệp nhà nước.Hoặc tạo quỹ bình ổn để có thể mua vào hoặc bán ra lượng hàng đủ để có thể tác động vào thị trường khi cần thiết.

Thứ ba, thực hiện công tác dự báo xu thế thị trường và thông tin các mặt hàng vật liệu xây dựng thiết yếu để các địa phương chủ động cân đối cung cầu, thực hiện giải pháp bình ổn giá.Chính phủ cũng có thế giao công việc này cho Bộ xây dựng hoặc các hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng.

Thứ tư, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá và các hành vi đầu cơ tăng giá trái pháp luật. Về các chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp bị phát hiện thực hiện hành vi đầu cơ tăng giá, Chính phủ có thể áp dụng các hình phạt tài chính với mức phát cao, áp dụng các mức thuế cao hơn trong những kỳ kinh doanh kế tiếp hoặc áp dụng cơ chế giám sát hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định. Trong thời gian tới Chính phủ nên xử lý nghiêm và mạnh tay với những trường hợp đầu tiên nhằm tăng tính răn đe.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 68)