Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh bán buôn vật liệu xây dựng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 64)

Nhằm khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại hiện nay của hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng, cải thiện sức cạnh tranh của ngành cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, nhóm nghiên cứu xin xuất một số giải pháp phát triển hoạt động bán buôn giai đoạn hậu khủng hoảng.

3.2.1. Phát triển dịch vụ logistics trong bán buôn vật liệu xây dựng

Hiện nay việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới kho của nhà bán buôn và từ nhà bán buôn tới nhà kinh doanh bán lẻ đang là vấn đề khá nan giải của doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dưng. Bởi hầu hết với các doanh nghiệp bán buôn chi phí vận chuyển chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm.Bởi giá thành sản phẩm được tính bằng:

Giá thành sản phẩm = Giá mua sản phẩm + chi phí vận chuyển + chi phí khác có liên quan

Trong chi phí vận chuyển thì gồm rất nhiều chi phí như: Chi phí vận tải; chi phí bốc xếp hàng hóa; chi phí dỡ hàng; chi phí container… Do đó, việc giảm chi phí vận chuyển một cách có hiệu quả để giảm giá thành sản phẩm là đòi hỏi tất yếu của các doanh nghiệp muốn nâng cao tính cạnh tranh. Đặc biệt trong bán buôn vật liệu xây dựng xi măng và thép thì cạnh tranh về giá đang được đẩy mạnh trong gian đoạn hiện nay và trong giai đoạn tới. Một trong những giải pháp đó là kết hợp vận tải với các logistics.

Logistics còn là khái niệm mới mẻ đối với rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Điều 233 luật thương mại 2005 đã quy định rõ: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” Đối với các doanh nghiệp bán buôn thì có thể tiếp cận với dịch vụ logistics theo nhiều hướng khác nhau.

Như đã dự đoán ở trên thì trong giai đoạn tới nguồn cung của xi măng và thép sẽ vượt cầu trong nước và các doanh nghiệp bán buôn đang tìm hướng đi xuất khẩu cho doanh nghiệp. Nhưng khó khăn đặt ra cho doanh nghiệp bán buôn lại chính là quá trình vận chuyển – điều này đã được phân tích ở phần thực trạng. Đây là vấn đề nan giải nhất của các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng muốn hướng tới thị trường xuất khẩu.Do mặt hàng xi măng và thép có trọng tải lớn và cồng kềnh nên không những chi phí cho vận chuyển cao mà các doanh nghiệp bán buôn cũng không thể tự đáp ứng được về phương tiện vận tải. Để có thể xuất sang thị trường nước ngoài đòi hỏi có tàu chở trọng tải trên 50 tấn và đối với các phương tiện khác cũng gặp khó khăn tương tự.

Để có thể khắc phục khó khăn này một giải pháp hữu hiệu nhất là liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

với giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. doanh nghiệp kinh doanh logistics có thể đáp ứng được nhu cầu về vận tải, vận chuyển hàng hóa với chi phí tối ưu hơn nếu doanh nghiệp bán buôn tự thực hiện. Bởi các doanh nghiệp kinh doanh logistics có thể đầu tư cho phương tiện vận tải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và các thủ tục chứng từ nhanh chóng hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng giải quyết bài toán về phương tiện vận tải mà qua đó có thể tiếp cận tới nhiều thị trường xa hơn, mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao vị thế cho doanh nghiệp. Không những đầu ra của doanh nghiệp có thể được giải quyết mà với phương diện đầu vào của doanh nghiệp bán buôn. Hiện nay nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào nhưng chi phí cho nhập khẩu quá cao. Cũng tương tự với mặt về cầu, dịch vụ logistics có thể khắc phục nhược điểm này.

Việt Nam ra nhập WTO đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong đó có dịch vụ kinh doanh logistics. Gia nhập WTO, liên quan dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành sau:

- Dịch vụ xếp dỡ công ten nơ - Dịch vụ thông quan

- Dịch vụ kho bãi

- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;

- Các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

Nhìn theo một phương diện khác, trong tương lai nếu các doanh nghiệp bán buôn xi măng và thép có thể thực hiện cả 2 hoạt động: kinh doanh bán buôn vật liệu xây dựng và dịch vụ logistics. Đối với các doanh nghiệp đã tự có các phương tiện vận tải như ô tô, tàu, thuyền để phục vụ nhu cầu vận tải của doanh nghiệp mình thì một hiện trạng rất dễ thấy rõ hiện nay là: hiện nay nhu cầu xây dựng ở Việt Nam mang tính theo mùa. Trong mùa xây dựng, thời điểm cao trào thì các doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ công suất, hiệu quả sử dụng máy của các phương tiện vận tải trong doanh nghiệp. Nhưng vào thời điểm ế

ẩm của xây dựng thì các phương tiện vận tải không được sử dụng hết công suất gây ra lãng phí nguồn lực cho doanh nghiệp bán buôn.

Bởi vậy ngoài kinh doanh vật liệu xây dựng đối với đối tượng doanh nghiệp này có thể tiến hành kinh doanh dịch vụ logistics để phát huy được lợi thế của doanh nghiệp cũng như mang lại hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

3.2.2. Tăng cường khả năng huy động vốn

Như đã đánh giá ở trên, nhu cầu vốn của doanh nghiệp bán buôn xi măng, thép đầu ngành là rất lớn, hơn nữa khả năng vay vốn ngân hàng cũng như mức lãi suất cao cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa (trong đó có khá nhiều doanh nghiệp trước đây là doanh nghiệp nhà nước) và đã đạt được nhiều lợi ích. Qua đó doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Đặc biệt hình thức này còn có ưu điểm là dễ dang liên kết theo chiều dọc gữa công ty sản xuất cũng như khách hàng của doanh nghiệp. Việc này đã được công ty kim khí miền Trung thực hiện khá thành công. Vì vậy, hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp bán buôn đầu ngành là một giải pháp mà nhóm đưa ra. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô hiện tại cũng như hướng đi của chủ doanh nghiệp.

3.2.3. Tăng cường sự liên kết

Việc thực hiện liên kết dọc có thể được thực hiện hình thức cổ phần hóa ở trên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này có thể tiến hành liên doanh, liên kết với các công ty sản xuất, công ty vận chuyển, xây dựng công trình…. Đây là các loại hình doanh nghiệp liên quan khá chặt chẽ với các doanh nghiệp đầu ngành bán buôn xi măng, thép. Liên kết với doanh nghiệp sản xuất (có thể thông qua việc đầu tư tài chính-cổ phiếu, trái phiếu vào các công ty này), doanh nghiệp sẽ có những ưu đãi nhất định về vấn đề tài chính, giao nhận, các vấn đề liên quan tới cung ứng hàng hóa. Liên doanh, liên kết với doanh nghiệp vận tải sẽ giúp doanh nghiệp giảm lượng vốn cần để đầu tư vào phương tiện chuyên chở lớn(vận chuyển từ nhà sản xuất về kho, hoặc tới những đại lý lớn), do đó, có thêm vốn để đầu tư. Liên doanh, liên kết với doanh nghiệp đảm nhận việc thiết kế, xây dựng công trình sẽ giúp các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng giảm khâu trung gian, tăng lượng khách hàng trực tiếp lên…. Như vậy, liên kết theo chiều dọc sẽ làm tăng khả năng điều

phối, vận động của doanh nghiệp, đồng thời kết hợp được thế mạnh của các loại hình doanh nghiệp này với nhau. Tuy nhiên để liên doanh, liên kết được đòi hỏi doanh nghiệp cần có uy tín tốt trên thương trường, có mối quan hệ tốt với các đầu mối cung, cầu và vận tải. Hơn nữa, nó cũng phụ thuộc vào ý kiến, thái độ, tinh thần hợp tác của các đối tác.

3.2.4. Đa dạng hóa trong kinh doanh

Đa dạng hóa trong kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp mở rộng hình thức hoạt động hoặc đa dạng hóa về sản phẩm. Đa số các doanh nghiệp bán buôn đầu ngành hiện nay có thể làm phân phối cho nhiều hãng xi măng, thép khác nhau, tùy thep sự đòi hỏi của khách hàng để đáp ứng. Nhưng về mở rộng hình thức kinh doanh thì chưa nhiều doanh nghiệp làm được. Ngoài hướng mở rộng kinh doanh hoạt động logicstic như đã đề cập ở trên, hướng đi vào cung ứng các dịch vụ tư vấn thiết kế công trình, xây dựng công trình cũng nên được xem xét. Bởi như vậy sẽ tận dụng được các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, và tạo ra đầu ra cho chính mình.

3.2.5. Tăng cường chất lượng dịch vụ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh không chỉ còn bằng sản phẩm và giá nữa mà còn cạnh tranh cả về chất lượng dịch vụ. Với các doanh nghiệp đầu ngành bán buôn vật liệu xây dựng, hầu như không đề cập đến các dịch vụ hỗ trợ, hoặc nếu có cũng chỉ là lời cam kết chất lượng phục vụ tốt nhất. Bởi vậy, một hướng nữa có thể áp dụng là biến dịch vụ là một công cụ cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp với những nghiệp vụ như giao nhận, vận chuyển, các vấn đề liên quan tới tài chính… Khi chất lượng dịch vụ tốt, thì các doanh nghiệp này có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các khách hàng của mình, tạo ra uy tín trên thương trường, đồng thời, gây dựng được các mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng.

3.2.6. Thiết lập hệ thống sàn giao dịch ( sở giao dịch) hàng hóa cho các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng.

Giải pháp tiếp theo đó là cần thiết lập một hệ thống sàn giao dịch hay hiểu theo cùng một phương diện như sở giao dịch hàng hóa. Trước tiên cần làm rõ loại hình sở giao dịch ở Việt Nam hiện nay.

Theo điều 63 của luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa: “ Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.

Trong thương mại hiện đại, sàn giao dịch hàng hóa là hình thức mua bán giao sau, có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy giao thương nhằm tiêu thụ hàng hóa với khối lượng lớn. Theo nhóm nghiên cứu loại hình này nếu được sử dụng một cách hữu hiệu thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bán buôn.

Đối với các doanh nghiệp bán buôn mỗi lần giao dịch với giá trị lớn thì phương thức giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa sẽ đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Bời thông qua Sở giao dịch bên bán có nghĩ vụ giao hàng vào trung tâm giao nhận hàng hóa và bên mua có nghĩ vụ nộp tiền vào tài khoản. Dưới sự giám sát của Sở giao dịch hàng hóa thì các doanh nghiệp bán buôn không lo có những rủi ro về thanh toán trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên do hình thức này còn mới mẻ với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn chưa quen với loại hình giao dịch này nên còn nhiều bất cập hiện nay. Vì giá bán hàng hóa là giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng mà hàng hóa lại giao trong tương lai nên nhiều doanh nghiệp còn lo lắng về chênh lệch giá bán. Tuy nhiên doanh nghiệp cần hiểu rõ về hình thức này.

Theo quy định tại điều 64, 65, 66 của Luật Thương mại 2005 đã quy định rõ về các loại hợp đồng trong giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng quyền chọn. Đặc biệt đối với doanh nghiệp bán buôn thì cần lưu ý tới quyền chọn bán. doanh nghiệp có thể mua quyền chọn bán để phòng trừ rủi ro do chênh lệch giá bán tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm giao hàng trong tương lai.

Theo khoản 3 điều 66 luật Thương mại 2005 : “ bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hóa của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng”.

Đây là danh mục hàng hóa được phép kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa công bố vào ngày 18 tháng 8 năm 2010:

Bảng 3.3: DANH MỤC HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP MUA BÁN QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

TT Mô tả hàng hóa Mã H.S Ghi chú

01 Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in

0901.11 02 Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa

tiền lưu hóa

4001.10 Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40011011 và 40011021 03 Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su

xông khói

4001.21 Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40012110 (RSS1); 40012120 (RSS2); 40012130 (RSS3); 40012140 (RSS4); 40012150 (RSS5)

04 Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật

4001.22 Các loại TSNR gồm SVR 10; SVR 20; SVR L; SVR CV; SVR GP; SVR 3L, SVR5 05 Các sản phẩm thép không hợp kim

được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng

7208

06 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ

600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng

07 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng

7210

08 Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán

7214 - Loại trừ các thép cơ khí chế

tạo;

- Chỉ áp dụng với loại có hàm lượng các bon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

Tuy mới chỉ có 8 mặt hàng được công bố trong đó với ngành vật liệu xây dựng đã chiếm tới 4 loại sản phẩm của mặt hàng thép. Do đó, cùng với sự phát triển của nhu cầu thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam thì danh mục hàng hóa giao dịch qua hình thức này sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới.

Sàn giao dịch hàng hóa không những mang lại sự đảm bảo cho các doanh nghiệp bên bán và bên mua mà đối với hình thức này sẽ là tiền đề phục vụ cho các doanh nghiệp bán buôn thép khi xâm nhập vào thị trường thế giới trong tương lai.

Một khía cạnh nữa mà hình thức mua bán qua Sở giao dịch mang lại cho các doanh nghiệp đó chính là thông tin. Thông tin chính là một vũ khí cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp,nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy. Thông qua Sở giao dịch hàng hóa, doanh nghiệp có thể có tìm hiểu thêm thông tin về đối tác trước khi đi đến

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w