Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 54)

a. Điểm yếu

Hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng Việt Nam đang còn tồn tại nhiều vấn đề mà nếu không giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.Thứ nhất là sự quản lý chưa chặt chẽ của nhà nước khiến một số doanh nghiệp sản xuất và bán buôn lớn có khả năng tác động đến giá vật liệu xây dựng. Như cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, chính hiện tượng “găm hàng” là một trong những nguyên nhân khiến giá nhiều mặt hàng như xăng, dầu, sắt thép các loại, nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch, dây điện các loại, gỗ các loại và kính các loại đồng loạt tăng giá. Đặc biệt khoảng thời gian cuối năm 2010 thị trường vật liệu xây dựng rơi vào tình trạng sốt “ảo”. Chỉ trong vòng vài tháng giá thép tăng đến 3 lần, giá xi măng cũng tăng giá liên tiếp.Theo tính toán năm 2010 ngành xi măng sản xuất đạt 55 triệu tấn là sản lượng đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước thậm chí còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhưng giá xi măng trong nước vẫn tăng cao một phần do các doanh nghiệp, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng lớn, vốn mạnh, cuối năm thường nhập vật liệu xây dựng về nhưng cố tình găm hàng, để đẩy giá bán lên cao.Một yêu cầu đặt ra đối với các ban ngành quản lý thị trường là cần có những quy định chặt chẽ cùng với các quy chế xử phạt đủ mạnh để có thể điều tiết được thị trường buôn bán vật liệu xây dựng,nếu không “chốt” chặt khâu phân phối thì việc “sốt ảo” là khó tránh khỏi.

Hiện nay tại thị trường Đà Nẵng, các đơn vị đầu mối phân phối xi-măng chính như Công ty TNHH Minh Toàn (tổng đại lý xi-măng Kim Đỉnh), Xí nghiệp Kinh doanh vật liệu xây dựng - xây lắp Đà Nẵng (nhà phân phối xi-măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải

Vân, Hoàng Mai) không có hệ thống mạng lưới, cửa hàng bán lẻ. Gần như toàn bộ xi- măng do các doanh nghiệp trên đưa về Đà Nẵng chủ yếu bằng đường thuỷ và đường sắt đều cung cấp cho các đại lý, thậm chí bán ngay tại cảng, tại ga chứ không đưa về kho của đơn vị rồi mới xuất bán. Đây là một trong những hình thức buôn bán lòng vòng, dễ tạo kẽ hở cho các đại lý găm giữ hàng, tự ý tăng giá so với giá gốc để trục lợi mỗi khi nhu cầu về mặt hàng này tăng cao. Đáng lo ngại hơn nữa là khi xảy ra sự cố sốt xi-măng thì các đơn vị đầu mối phân phối khó có thể thực hiện được các biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường theo sự chỉ đạo của Nhà nước.Thị trường Đà Nẵng nói riêng và thị trường vật liệu xây dựng toàn quốc nói chung đang thiếu cơ chế phân phối hàng hóa khoa học, hợp lý, tồn tại quá nhiều khâu trung gian, đầu mối không tập trung và nhìn chung thông tin về thị trường, hàng hóa còn chưa minh bạch.

Nhìn chung sự cạnh tranh trên thị trường vật liệu xây dựng chủ yếu xảy ra giữa các doanh nghiệp sản xuất, giữa các nhà phân phối bán buôn ít sự cạnh tranh hơn và chủ yếu cạnh trên dựa trên yếu tố giá.Thậm chí khi hiện tượng “găm hàng” xảy ra các nhà phân phối thường có những động thái tương tự nhau chứ không có sự cạnh tranh quyết liệt nhằm chiếm thị phần.Tăng tính cạnh tranh cho thị trường phân phối vật liệu xây dựng là vấn đề không dễ dàng, đòi hỏi có sự nỗ lực từ phía chính phủ cũng như các doanh nghiệp và hiệp hội.

Một tình trạng nữa ở các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng hiện nay là việc thiếu trầm trọng về vốn và cơ sở hạ tầng. Hầu như ở tất cả các doanh nghiệp bán buôn đều gặp khó khăn về vốn, lượng vốn của doanh nghiệp bị hạn chế nên việc mở rộng quy mô hoạt động và đầu tư vào các trang thiết bị và cơ sỏ hạ tầng không thể được triển khai. Tại các doanh nghiệp cơ sở kho bãi còn thiếu thốn, các trang thiết bị bảo quản trong kho vẫn còn lạc hậu, chưa bắt kịp với các nước bạn.

Đối với các doanh nghiệp bán buôn thì việc vận tải là một yếu tố trong giá thành sản phẩm khi tới tay khách hàng. Giá sản phẩm nhập từ nhà sản xuất không chênh lệch nhiều giữa các doanh nghiệp mà chính là chi phí vận tải và dịch vụ làm nên tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán buôn. Nhưng hiện nay phương tiện vận tải của các doanh nghiệp còn hạn chế. Hầu hết các xe ô tô và tàu thuyền chỉ có trọng tải nhỏ. Xe ô tô vận chuyển nội địa thì đã xuống cấp, tiêu tốn nhiều nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường.

Rất nhiều doanh nghiệp bán buôn đầu ngành đã kết hợp kinh doanh vật liệu xây dựng với hình thức kinh doanh vận tải, kho bãi, nhờ đó mà làm tăng năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trước đây trực thuộc các Tổng công ty xi măng, thép, nay được cổ phần hóa hoặc hoạt động dưới hình thức liên doanh, liên kết, do đó, tạo ra mối liên kết dọc với nhà sản xuất và khách hàng (được ưu tiên trong việc cung cấp cho các công trình, dự án trọng điểm của nhà nước).

Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa của nhiều doanh nghiệp bán buôn đầu ngành này (cả tư nhân và các daonh nghiệp trực thuộc Tổng công ty) đã giúp giải quyết một phần về vốn của doanh nghiệp, qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng tận dụng nguồn vốn vay để tăng khả năng gom hàng, cũng như làm tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Đồng thời, thông qua việc tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng cao, các doanh nghiệp này cũng đang khẳng định vị thế trong tương lai của mình. Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được các công ty sản xuất quan tâm hơn rất nhiều.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 54)