Các kết luận rút ra từ phân tích thực trạng

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 52)

2.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

a. Khó khăn

Thứ nhất là sự mất cân đối về cung và cầu trong phân phối xi măng ở 2 miền Nam Bắc. Ở miền Bắc với nhu cầu xi măng là 60% nhưng năng lực cung cấp lại lên tới 80% trong khi đó tại địa bàn miền Nam nhu cầu 40% mà đáp ứng cũng chỉ được 20%. Nguyên nhân chính là do địa hình tự nhiên của Việt Nam. Do các nhà máy sản xuất chủ yếu đều đặt ở khu vực miền Bắc bởi muốn sản xuất xi măng thì bắt buộc phải có các mỏ đá vôi. Điều kiện tự nhiên buộc các nhà máy sản xuất phải đặt ở miền Bắc gần các khu vực khai thác. Do đó làm cho chi phí vận chuyển và các chi phí có liên quan để các doanh nghiệp bán buôn miền Nam nhập hàng cũng cao hơn. Tuy giá bán có cao hơn nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu ở khu vực miền Nam.

Thứ hai là sự phân tán và cạnh tranh nội bộ: hầu hết các công ty sản xuất xi măng hiện nay đều có các Tổng đại lý, đại lý bán buôn của mình, qua đó đưa sản phẩm tới các kênh phân phối nhỏ hơn và tới các công trình. Tuy nhiên, nói riêng với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, với khá nhiều công ty con sản xuất, nhưng mỗi công ty này lại có hệ thống phân phối riêng, và nhiều đại lý có vi trí địa lý khá xa địa điểm sản xuất, nên chi phí vận chuyển lớn.

Thứ ba là những khó khăn do đầu vào: hiện nay, vốn vay đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của doanh nghiệp đầu ngành bán buôn thép, xi măng. Trong khi đó với lãi suất ngân hàng cao, sẽ gây khó khăn rất nhiều về vấn đề vốn. Hơn nữa, giá than, giá điện, giá phôi thép tăng, làm giá ở đầu cung tăng theo, và không ổn định, khiến các doanh nghiệp bán buôn đầu ngành khó kiểm soát được. Bên cạnh đó là chi phí nhân công, chi phí vận tải cũng tăng (do lạm phát cao) đã và sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp này.

Hiện nay, Việt Nam có xuất khẩu thép sang các nước như Lào, Campuchia, và đang cố gắng chen chân vào những thị trường khó tính hơn như Mỹ, EU,.. song cũng không hề đơn giản, bởi vì yêu cầu về chất lượng của những thị trường này khá cao, và nguồn cung trên thế giới về thép hiện tại cũng đang dư thừa.

Việc Việt Nam gia nhập WTO với việc mở cửa thị trường bán buôn cũng là một thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp bán buôn. Trong tương lai, những siêu thị,

doanh nghiệp bán buôn xi măng, thép hiện đại, quy mô lớn do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư có thể sẽ xuất hiện và cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty trong nước. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược hợp lý để tồn tại và phát triển.

Hiện nay, do cung đang vượt cầu các Doanh nghiệp sản xuất đang tìm giải pháp theo hướng xuất khẩu và các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng cũng không ngoại lệ. Trước tiên là khó khăn do chính loại hình sản phẩm mang lại. Bởi xi măng là mặt hàng có phản ứng với điều kiện khí hậu khá lớn, nếu trong quá trình vận chuyển không được bảo quản tốt thì dễ bị đóng rắn biến chất. Với trang thiết bị và phương tiện vận tải của các doanh nghiệp hiện nay, công nghệ không hiện đại, nên định mức hư hại lớn. Phương tiện vận tải với sản phẩm có khối lượng lớn như xi măng và sắt thép chủ yếu là bằng đường thủy. Tuy nhiên phương thức vận tải này mang tính rủi ro cao, chịu tác động mạnh bởi điều kiện thời tiết nên nếu có tổn thất xảy ra thì sẽ rất lớn đối với các doanh nghiệp bán buôn. Bên cạnh đó là chi phí vận tải cho xi măng cũng khá lớn, làm nâng chi phí của sản phẩm. Với giá bán cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác, thì các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp bán buôn xi măng đầu ngành chưa chắc đã có lãi. Bởi điểm mấu chốt là giá xuất khẩu của mặt hàng này lại không cao, chỉ ở mức 40-45 USD/tấn, rất khó bù đắp cho chi phí vận tải. Để có thể vận tải tới các khu vực xa như thị trường Châu Phi buộc phải có tàu với trọng tải lên tới 50.000 tấn. Với các Doanh nghiệp bán buôn của Việt Nam hiện nay chưa thể đáp ứng được.

b. Thuận lợi

Thứ nhất là tình trạng cung vượt cầu khá nhiều: Nguồn cung xi măng, thép trong nước khá lớn do các dự án đã đầu tư được đưa vào sử dụng, bên cạnh đó là nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc, các nước ASEAN (đặc biệt là thép) với chất lượng và giá thành khá hợp lý… đã tạo cho các doanh nghiệp bán buôn có khả năng thương lượng cao với doanh nghiệp cung, khác với thời kỳ trước đây- khi cung nhỏ hơn cầu.

Thứ hai là việc quy hoạch các dự án, các công trình lớn, trọng điểm của quốc gia được công khai đã tạo lợi thế cho các đại lý bán buôn đầu nguồn nắm bắt được tình hình cầu tốt hơn, từ đó có sự chủ động trong chính sách mua hàng, dự trữ vận chuyển, kho bãi, … Hơn nữa, trong các công trình này, các công ty nhà nước khá ưu tiên cho các sản phẩm trong nước, đặc biệt là qua kênh phân phối trực thuộc tổng công ty.

Thứ ba là những tác động do việc gia nhập WTO mang lại. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra cho các nhà bán buôn vật liệu xây dựng nhiều cơ hội. Đó là việc tiếp cận với nguồn cung dồi dào, giá rẻ và mức thuế nhập khẩu của mặt hàng này cũng có giảm. Một số công ty bán buôn này thậm chí có văn phòn đại diện bên nước nhập khẩu ( như công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư). Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp bán buôn đầu ngành này có cơ hội xuất khẩu sang các nước, mở rộng thị trường, quy mô hoạt động. Bên cạnh đó là khả năng phối hợp với nhà sản xuất trong nước để bán ra thị trường quốc tế.

2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

a. Điểm yếu

Hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng Việt Nam đang còn tồn tại nhiều vấn đề mà nếu không giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.Thứ nhất là sự quản lý chưa chặt chẽ của nhà nước khiến một số doanh nghiệp sản xuất và bán buôn lớn có khả năng tác động đến giá vật liệu xây dựng. Như cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, chính hiện tượng “găm hàng” là một trong những nguyên nhân khiến giá nhiều mặt hàng như xăng, dầu, sắt thép các loại, nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch, dây điện các loại, gỗ các loại và kính các loại đồng loạt tăng giá. Đặc biệt khoảng thời gian cuối năm 2010 thị trường vật liệu xây dựng rơi vào tình trạng sốt “ảo”. Chỉ trong vòng vài tháng giá thép tăng đến 3 lần, giá xi măng cũng tăng giá liên tiếp.Theo tính toán năm 2010 ngành xi măng sản xuất đạt 55 triệu tấn là sản lượng đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước thậm chí còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhưng giá xi măng trong nước vẫn tăng cao một phần do các doanh nghiệp, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng lớn, vốn mạnh, cuối năm thường nhập vật liệu xây dựng về nhưng cố tình găm hàng, để đẩy giá bán lên cao.Một yêu cầu đặt ra đối với các ban ngành quản lý thị trường là cần có những quy định chặt chẽ cùng với các quy chế xử phạt đủ mạnh để có thể điều tiết được thị trường buôn bán vật liệu xây dựng,nếu không “chốt” chặt khâu phân phối thì việc “sốt ảo” là khó tránh khỏi.

Hiện nay tại thị trường Đà Nẵng, các đơn vị đầu mối phân phối xi-măng chính như Công ty TNHH Minh Toàn (tổng đại lý xi-măng Kim Đỉnh), Xí nghiệp Kinh doanh vật liệu xây dựng - xây lắp Đà Nẵng (nhà phân phối xi-măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải

Vân, Hoàng Mai) không có hệ thống mạng lưới, cửa hàng bán lẻ. Gần như toàn bộ xi- măng do các doanh nghiệp trên đưa về Đà Nẵng chủ yếu bằng đường thuỷ và đường sắt đều cung cấp cho các đại lý, thậm chí bán ngay tại cảng, tại ga chứ không đưa về kho của đơn vị rồi mới xuất bán. Đây là một trong những hình thức buôn bán lòng vòng, dễ tạo kẽ hở cho các đại lý găm giữ hàng, tự ý tăng giá so với giá gốc để trục lợi mỗi khi nhu cầu về mặt hàng này tăng cao. Đáng lo ngại hơn nữa là khi xảy ra sự cố sốt xi-măng thì các đơn vị đầu mối phân phối khó có thể thực hiện được các biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường theo sự chỉ đạo của Nhà nước.Thị trường Đà Nẵng nói riêng và thị trường vật liệu xây dựng toàn quốc nói chung đang thiếu cơ chế phân phối hàng hóa khoa học, hợp lý, tồn tại quá nhiều khâu trung gian, đầu mối không tập trung và nhìn chung thông tin về thị trường, hàng hóa còn chưa minh bạch.

Nhìn chung sự cạnh tranh trên thị trường vật liệu xây dựng chủ yếu xảy ra giữa các doanh nghiệp sản xuất, giữa các nhà phân phối bán buôn ít sự cạnh tranh hơn và chủ yếu cạnh trên dựa trên yếu tố giá.Thậm chí khi hiện tượng “găm hàng” xảy ra các nhà phân phối thường có những động thái tương tự nhau chứ không có sự cạnh tranh quyết liệt nhằm chiếm thị phần.Tăng tính cạnh tranh cho thị trường phân phối vật liệu xây dựng là vấn đề không dễ dàng, đòi hỏi có sự nỗ lực từ phía chính phủ cũng như các doanh nghiệp và hiệp hội.

Một tình trạng nữa ở các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng hiện nay là việc thiếu trầm trọng về vốn và cơ sở hạ tầng. Hầu như ở tất cả các doanh nghiệp bán buôn đều gặp khó khăn về vốn, lượng vốn của doanh nghiệp bị hạn chế nên việc mở rộng quy mô hoạt động và đầu tư vào các trang thiết bị và cơ sỏ hạ tầng không thể được triển khai. Tại các doanh nghiệp cơ sở kho bãi còn thiếu thốn, các trang thiết bị bảo quản trong kho vẫn còn lạc hậu, chưa bắt kịp với các nước bạn.

Đối với các doanh nghiệp bán buôn thì việc vận tải là một yếu tố trong giá thành sản phẩm khi tới tay khách hàng. Giá sản phẩm nhập từ nhà sản xuất không chênh lệch nhiều giữa các doanh nghiệp mà chính là chi phí vận tải và dịch vụ làm nên tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán buôn. Nhưng hiện nay phương tiện vận tải của các doanh nghiệp còn hạn chế. Hầu hết các xe ô tô và tàu thuyền chỉ có trọng tải nhỏ. Xe ô tô vận chuyển nội địa thì đã xuống cấp, tiêu tốn nhiều nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường.

Rất nhiều doanh nghiệp bán buôn đầu ngành đã kết hợp kinh doanh vật liệu xây dựng với hình thức kinh doanh vận tải, kho bãi, nhờ đó mà làm tăng năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trước đây trực thuộc các Tổng công ty xi măng, thép, nay được cổ phần hóa hoặc hoạt động dưới hình thức liên doanh, liên kết, do đó, tạo ra mối liên kết dọc với nhà sản xuất và khách hàng (được ưu tiên trong việc cung cấp cho các công trình, dự án trọng điểm của nhà nước).

Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa của nhiều doanh nghiệp bán buôn đầu ngành này (cả tư nhân và các daonh nghiệp trực thuộc Tổng công ty) đã giúp giải quyết một phần về vốn của doanh nghiệp, qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng tận dụng nguồn vốn vay để tăng khả năng gom hàng, cũng như làm tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Đồng thời, thông qua việc tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng cao, các doanh nghiệp này cũng đang khẳng định vị thế trong tương lai của mình. Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được các công ty sản xuất quan tâm hơn rất nhiều.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

3.1. Dự báo về thị trường vật liệu xây dựng ở Việt Nam và những vấn đề đặtra cho hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng ra cho hệ thống bán buôn vật liệu xây dựng

Để có thể đưa ra giải pháp cho đề tài một cách thiết thực nhất, chúng ta cần tìm hiểu nhu cầu cung và cầu xi măng và thép trong giai đoạn tới ra sao. Cụ thể là dự báo nhu cầu xi măng và thép trong năm 2011 và các năm tới.

3.1.1. Dự báo về Cầu thị trường xi măng và thép

a. Dự báo của các cơ quan chức năng Dự báo trong năm 2011

Theo Bộ Xây Dựng dự báo, trong năm 2011, do kinh tế thế giới dần hồi phục, ngành thép sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới, nhu cầu tiêu thụ thép trên thị trường trong năm nay tiếp tục tăng. Dự kiến cung cầu năm 2011: nhu cầu thép xây dựng trong nước có thể đạt trên 6,5 triệu tấn, tăng khoảng 10% so với năm 2010. Dự kiến sản lượng sản xuất trong nước đạt khoảng 5,8 triệu tấn. Nhập khẩu thép xây dựng có thể lên tới khoảng gần 1 triệu tấn do tình trạng dư thừa trên thị trường thế giới cũng như việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu theo lộ trình cam kết WTO và theo Hiệp định thương mại tự do khu vực mà Việt Nam tham gia; Xuất khẩu khoảng 200 nghìn tấn. Như vậy trong năm 2011, lượng cung thép xây dựng khoảng 6,6 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Tương tự như thép, Bộ Xây Dựng cũng đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước trong năm 2011 như sau: nhu cầu tiêu thụ khoảng 54,5-56,0 triệu tấn, tăng khoảng 6,7-9,0% so với năm 2010. Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam, đến năm 2011 sẽ có thêm 10 nhà máy được đưa vào hoạt động, nâng sản lượng sản xuất dự kiến tăng khoảng 15 triệu tấn, ước cả năm 2011 đạt 65,8 triệu tấn. Như vậy, năng lực sản xuất xi măng trong nước sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, đồng thời cũng có một lượng xi măng, clinker được các cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, dự kiến từ 1-1,5 triệu tấn. Nhập khẩu clinker năm 2011 ước khoảng từ 0,5-1 triệu tấn.

Dự báo nhu cầu đến năm 2020 của Bộ Xây dựng

Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu thụ xi măng cũng tăng lên so với dự báo được phê duyệt trong quy hoạch. Bộ Xây dựng đã đưa ra dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 trên cơ sở bổ sung thêm các thông tin về phát triển kinh tế đất nước, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xi măng các năm qua và đặc điểm phân bố không đều nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng nên tồn tại sự mất cân đối giữa các vùng phát triển sản xuất xi măng với khu vực thị trường tiêu thụ. Căn cứ từ thực tiễn trên Bộ Xây dựng cho rằng đầu tư phát triển xi măng cần có hệ số an toàn với năng lực cung cấp xi măng cao hơn khoảng 10% so với tính toán nhu cầu xi măng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng (Đơn vị tính: triệu tấn)

Năm Theo quy

hoạch

Các phương pháp tính toán nhu cầu xi măng

Phương án 1 Phương án 2 Phương án tổng hợp

2015 59.5 – 65.5 79.7 87.6 79.7 – 87.6

2020 68.0 – 70.0 101.7 111.8 101.7 – 111.8

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu xi măng cho từng năm từ 2009 đến 2020

(Đơn vị tính: triệu tấn) Nhu cầu xi măng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2020 55.4 – 60.9 60.7 – 66.7 66.4 – 73.1 72.7 – 80.0 79.7 – 87.6 101.7 – 111.8

Năm 2010-2014 hầu hết các nhà máy đã và đang đầu tư đi vào hoạt động đồng thời làm gia tăng đáng kể nguồn cung trong khi dự kiến nhu cầu tăng đều 11%/năm dẫn đến dự kiến khả năng nguồn cung xi măng trong nước sẽ cao hơn nhu cầu, chênh lệch các năm sẽ là: Năm 2011: 17,5 triệu tấn; năm 2012: 25,8 triệu tấn; năm 2013: 25,4 triệu tấn;

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w