Ứng dụng Libol6.0 trong tra cứu trực tuyến OPAC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm thông tin – Thư viện Trường đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 74)

71 02 $a Organisation for Economic Co-operation and Development 830 0 $a OECD reviews of regional innovation.

2.1.7. Ứng dụng Libol6.0 trong tra cứu trực tuyến OPAC

Phân hệ tra cứu OPAC của phần mềm Libol là một cổng nối giúp cộng đồng bạn đọc và thư viện giao tiếp với nhau được tiện lợi và hiệu quả. Phân hệ này đã chuyển tải toàn bộ nguồn tài nguyên của thư viện tới bạn đọc và tạo ra môi trường

phục vụ bạn đọc tra cứu, sử dụng thông tin do thư viện cung cấp vào mọi lúc , mọi nơi thông qua mạng Intranet/Internet. Có thể nói để tạo ra được môi trường tìm kiếm cho bạn đọc là cả một quá trình, trên cơ sở chọn lọc, kết xuất thông tin từ các phân hệ bổ sung, biên mục và lưu thông tài liệu.

Cho đến nay, công tác tra cứu tìm tin của Trung tâm gần như đã tự động hóa hoàn toàn, hệ thống mục lục truyền thống chỉ hỗ trợ khi sự cố mất điện xẩy ra và hầu như chỉ làm chức năng lưu giữ thông tin về tài liệu. Phân hệ tra cứu OPAC đã trợ giúp:

- Tra cứu những ấn phẩm truyền thống và ấn phẩm ở dạng điện tử

- Tìm kiếm toàn văn trên định dạng văn bản khác nhau như PDF, HTML … - Cho phép bạn đọc có thể giao tiếp với Thư viện như : đóng góp các ý kiến, nhận xét, gửi các khiếu nại cho Thư viện. hoặc đọc các thông báo sách mới của Thư viện.

- Hỗ trợ mọi bảng mã tiếng Việt và bảng mã Unicode.

- Là phân hệ dành cho bạn đọc truy cập công công, do đó bạn đọc có thể truy cập và khai thác thông tin mà không cần phải khai báo tên và mật khẩu.

Khi tiến hành tra cứu bạn đọc sẽ được giới thiệu khá chi tiết về vốn tài liệu của Trung tâm như tổng số ấn phẩm, tổng số ấn phẩm đã được xếp giá, tổng số ấn phẩm định kỳ, những ấn phẩm mới được bổ sung, những ấn phẩm được đọc nhiều nhất…

Chương trình đã hỗ trợ ba hình thức tìm kiếm thông tin là tìm tin đơn giản, tìm tin chi tiết và tìm tin nâng cao. Tìm tin đơn giản giúp bạn đọc tra cứu tài liệu nhanh song các tài liệu mà bạn đọc tìm thấy sẽ ít sát mới yêu cầu được đặt ra, do các thông tin mà bạn đọc đưa vào tìm kiếm có thể trùng lặp nhiều trong CSDL. Các yếu tố cần tìm là những thông tin cơ bản về tài liệu như tác giả, nhan đề, từ khóa, dạng tài liệu. Tìm tin chi tiết ngoài những yếu tố giống tìm tin đơn giản, còn có thêm những yếu tố tìm như chuyên ngành, vị trí xếp giá… Bạn đọc có thể tra cứu đồng thời trên tổ hợp nhiều thuộc tính của ấn phẩm theo các mẫu dựng sẵn hoặc tự chọn với các toán tử logic kết hợp AND, OR, NOT để thu hẹp, mở rộng hoặt loại trừ phạm vi tìm kiếm, để đưa ra kết quả phù hợp nhất, đó là phương thức tìm kiếm nâng cao. Trong quá trình tìm kiếm bạn đọc có thể sử dụng toán tử chặt cụt ( %), mục từ điền tham chiếu rất thuận tiện như từ khóa, chuyên ngành luận án luận văn, chỉ số phân loại DDC.

Ví dụ nếu bạn đọc muốn tìm cuốn “Kinh tế học vi mô” do nhà xuất bản Tài chính xuất bản năm 2009, bạn đọc sẽ phải điền thông tin vào các yếu tố cần tìm thì chương trình sẽ tự động tìm kiếm và đưa ra danh sách các ấn phẩm đạt các tiêu chí mà bạn đọc yêu cầu.

Hình 35: Giao diện tìm kiến chi tiết

Bạn đọc có thể kích chuột vào kết quả tìm kiếm được để xem những thông tin chi tiết về ấn phẩm. Chương trình sẽ hiển thị toàn bộ thông tin đã được xử lý trong quá trình biên mục dưới dạng MARC hoặc dưới dạng biên mục mô tả ISBD. Ngoài ra còn có các thông tin xếp giá, thông báo cho bạn đọc biết ấn phẩm đó thuộc kho nào, tình trạng bận, rỗi và yêu cầu mượn nếu bạn đọc có nhu cầu. Phần “Các mục từ truy cập” sẽ giúp bạn đọc tìm tới những tài liệu có cùng tác giả, chỉ số phân loại, từ khóa.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc tra cứu tới các loại CSDL của Thư viện, phân hệ OPAC đã hỗ trợ cho bạn đọc tra cứu theo từng dạng tài liệu, như sách, báo, tạp chí, bài trích, luận án luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học… Mỗi dạng tài liệu có một giao diện tìm kiếm theo ba cách, được trình bày tương ứng với những đặc thù về thông tin của tài liệu.

Ví dụ: đối với luận án luận văn, bạn đọc có thể tìm theo mã chuyên ngành với sự trợ giúp của từ điển tham chiếu, rất chính xác và dễ dàng. Hoặc đối với báo, tạp chí, có thể tìm kiếm theo tên, số, ngày xuất bản.

Phân hệ tra cứu của Libol còn giúp thư viện mang đến cho bạn đọc không chỉ những ấn phẩm ở dạng truyền thống, mà còn cả những ấn phẩm ở dạng điện tử. Đặc biệt khả năng tìm kiếm toàn văn trên nhiều format dữ liệu văn bản khác nhau (word. Excel, pdf, html…) và hỗ trợ mọi bảng mã tiếng Việt thông dụng sẽ giúp cho việc khai thác các dữ liệu số hóa hoặc các ấn phẩm điện tử rất dễ dàng. Đối với dạng tài liệu số hóa thì hiện nay Trung tâm đang trong quá trình tiến hành số hóa, bạn đọc mới chỉ khai thác được mục lục của các loại tạp chí và CSDL toàn văn luận án luận, còn đối với sách giáo trình và sách tham khảo do còn vướng mắc trong vấn đề bản quyền, luật sở hữu trí tuệ nên Trung tâm vẫn chưa đưa vào khai thác.

Phần mềm không chỉ giúp bạn đọc khai thác nguồn tài nguyên của Trung tâm, mà qua phân hệ OPAC bạn đọc có thể tìm kiếm các CSDL thư mục qua giao thức Z39.50, hỗ trợ tìm kiếm bằng công cụ Vinaseek, Google. Ở các nước trên thế giới, việc mượn liên thư viện đã trở thành hình thức hoạt động truyền thống, đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây, không chỉ đối với các bài báo, tạp chí mà còn

chuyển tải phần lớn các loại hình tài liệu như sách, băng đĩa ( theo nguồn của Hội thư viện nghiên cứu Hoa Kỳ năm 2002, truy cập tại địa chỉ:

http://www.arl.org/stats/arlstat/graphs/2001/2001t3.html ).

Đây chính là hình thức chia sẻ thông tin, tận dụng tối đa nguồn tài liệu của các thư viện nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của bạn đọc. Nhưng ở Việt Nam thì hình thức này vẫn chưa phổ biến (đặc biệt là các thư viện ở Miền Bắc) mặc dù các phần mềm thư viện đã hỗ trợ. Nguyên nhân của sự tồn tại này là do Thư viện nào cũng muốn giữ bản quyền, chia sẻ sẽ làm giảm lợi ích về kinh tế, cộng với thủ tục mượn trả còn phức tạp, lại mất chi phí vận chuyển.

Ngoài chức năng tìm kiếm, tại phân hệ OPAC bạn đọc có thể xem lịch làm việc của Thư viện theo từng tháng trong năm và cũng có thể giao tiếp với người quản lý Thư viện thông qua mục Góp ý. Khi bạn cần góp ý kiến gì đó cho Thư viện, bạn vào mục Góp ý, nhập nội dung góp ý và nhấn vào nút gửi. Ý kiến của bạn sẽ được chuyển đến hộp thư Email của người phụ trách để được giải quyết.

Phân hệ Tra cứu còn cho phép bạn đọc tự lập Trang thông tin về cá nhân mình. Khi bạn đọc đã có Thẻ Bạn đọc, bạn đọc chỉ cần nhấn vào nút Trang bạn đọc trong màn hình Dịch vụ. Nếu bạn đã tạo lập trang bạn đọc cho mình rồi, bạn chỉ cần nhập “Tên đăng nhập và Mật khẩu” rồi nhấn nút xem. Một trang Web cá nhân hiện ra các thông tin về bạn và các thông tin về tình hình mượn, trả tài liệu của bạn tại thư viện như : những tên sách đã mượn, tên sách đã mượn quá hạn. Ðặc biệt, chương trình còn cho phép bạn được xem những tài liệu theo các chủ đề mà bạn quan tâm.

Như vậy, có thể nói việc sử dụng phân hệ OPAC ở Trung tâm TT - TV ĐH KTQD hết sức đơn giản và dễ dàng, bạn đọc có thể tìm kiếm từng loại tài liệu một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy Trung tâm vẫn chưa tận dụng hết các chức năng của phân hệ nhưng đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu khoa học cũng như nâng cao dân trí cho đông đảo bạn đọc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm thông tin – Thư viện Trường đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w