Các nhân tố ảnh hƣởng đến TTSBCT tại Nghệ An

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức tại Nghệ An (Trang 52)

3.1.1. Nguồn cung thị trường

Cũng nhƣ các tỉnh, thành phố khác, thị trƣờng Nghệ An có khả năng tiêu thụ các sản phẩm sữa rất lớn, nhất là sảm phẩm SBCT. Hiện nay, trên thị trƣờng Nghệ An có sự tham gia của hơn 20 công ty sữa với nhiều thƣơng hiệu sữa khác nhau mà chủ yếu là các dòng sữa ngoại. Nguồn cung sản phẩm cho phân đoạn thị trƣờng trung cấp và bình dân phát triển mạnh mẽ nhất. Thị phần cao cấp cũng phát triển mạnh không kém và chủ yếu tập trung ở các sản phẩm ngoại “xách tay” với giá cả rất cao. Theo thống kê trong báo cáo thị trƣờng năm 2014 của Sở Công Thƣơng Nghệ An, sữa ngoại chiếm khoảng 85% thị phần. Trong đó đứng đầu là Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady (Freisland Campina), … Cụ thể nhƣ Bảng 3.1

Bảng 3.1: Thị phần của một số hãng sữa lớn trên thị trƣờng sữa bột công thức tại Nghệ An Hãng sữa Thị phần Nutifood 2% Aria 2,2% Nestle 4,4% Dumex 8,2% Freisland Campina 26,7 Vinamilk 12,6% Abbott 26,8 Mead Johnson 17,1% Tổng cộng 100%

45

Với tỷ lệ này, các hãng sữa ngoại hoàn toàn dẫn dắt thị trƣờng và gần nhƣ quyết định giá bán. Trong khi đó, sữa nội chỉ chiếm thị phần khiêm tốn và chủ yếu phục vụ thị trƣờng tại các huyện, xã kém phát triển hơn của tỉnh.

Mặt khác, bột sữa nguyên liệu để sản xuất sữa bột, đặc biệt là SBCT cho trẻ em hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất sữa bột của Việt Nam cũng chủ yếu nhập khẩu sữa bột nền từ nƣớc ngoài. Chính vì lẽ đó, giá sữa nội cũng phụ thuộc lớn vào giá sữa bột nguyên liệu ngoại nhập.

Ông Đội trƣởng đội quản lý thị trƣờng số 5, Chi cục Quản lý thị trƣờng Nghệ An cho biết: “Hiện nay, trên thị trƣờng các mặt hàng SBCT ngoại nhập đƣợc bán khá phổ biến và chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa. Ngay cả ở địa bàn các huyện thì SBCT ngoại cũng chiếm thị phần lớn chứ chƣa nói gì đến thành phố. Ngƣời dân chuộng sữa ngoại vì cho rằng sữa ngoại có chất lƣợng tốt hơn, tiêu chuẩn cao hơn và an toàn hơn cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt sữa ngoại nhập từ Hoa kỳ, Úc và các nƣớc châu Âu là đƣợc ƣa chuộng hơn cả. Chính vì vậy, khắp nơi trên thị trƣờng tràn ngập SBCT ngoại mà có lúc vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân”.

Bên cạnh những nguồn cung chính thống nêu trên, còn có một nguồn cung khác, đó là nguồn cung từ luồng hàng nhập lậu mà ngƣời tiêu dùng thƣờng gọi là “hàng xách tay”. Nguồn hàng này tuy đƣợc bày bán không công khai nhƣng ngƣời tiêu dùng có thể tìm mua ở các cửa hàng kinh doanh SBCT một cách dễ dàng. Tuy là hàng nhập lậu, không có thuế cũng nhƣ nhãn phụ hay các công bố chất lƣợng sản phẩm, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣng các sản phẩm này luôn có giá đắt gấp 1,5 đến 2 lần sản phẩm cùng loại đƣợc nhập khẩu hoặc sản xuất trong nƣớc.

Nhìn chung, nguồn cung thị trƣờng đối với SBCT khá đa dạng và dồi dào nhƣng nổi bật là nguồn cung từ các công ty nƣớc ngoài. SBCT sản xuất

46

trong nƣớc tuy có giá cả thấp hơn song thị phần chiếm lĩnh còn hạn chế, phụ thuộc nguồn cung và giá của nguyên liệu đầu vào ngoại nhập. Chính vì lẽ đó, TTSBCT trong nƣớc chịu sự chi phối khá lớn từ thị trƣờng sữa bột nguyên liệu ngoại nhập và các hãng sữa ngoại luôn dẫn dắt thị trƣờng cũng nhƣ quyết định giá bán.

3.1.2. Cầu thị trường

Nghệ An với quy mô dân số xấp xỉ 3 triệu ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua các năm ngày càng cao

Bảng 3.2: Tỷ lệ tăng dân số Nghệ An từ năm 2011 đến 2014

Năm Tỷ lệ tăng (‰)

2011 12,9

2012 11,53

2013 12,5

2014 13,5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2014, trang 40)

Dân số đông, tỷ lệ tăng dân số tăng dần theo các năm, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều trẻ đƣợc sinh ra và ngày càng có nhiều nhu cầu về SBCT hơn. Cụ thể, ta thấy đƣợc mức tiêu thụ sữa trên địa bàn Nghệ An từ năm 2011 đến 2014 nhƣ bảng 3.3.

Bảng 3.3: Mức tiêu thụ sữa trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2011-2014

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu thống kê của Cục Thống Kê tỉnh Nghệ An) Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TT sữa nội địa(triệu lít quy đổi) 14,7 15,97 19,09 19,14

47

Xét trên toàn thị trƣờng Việt Nam với hơn 86 triệu dân, tỷ lệ tăng hàng năm vào khoảng 1,2% nên mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, với mức tăng GDP khoảng 6-8% mỗi năm và tỉ lệ Trẻ suy dinh dƣỡng còn ở mức tƣơng đối cao (khoảng 20%) sẽ là một thị trƣờng tiềm năng để phát triển ngành sữa. Hơn nữa, nhƣ thống kê ở bảng 3.3, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu ngƣời tại Nghệ An năm 2014 là 6,17 lít/ngƣời/năm, là mức khá cao so với thị trƣờng cả nƣớc. Sữa hiện nay đƣợc tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu vực thành thị có kinh tế phát triển, còn tại các vùng nông thôn thì rất thấp.

Bên cạnh đó, mỗi gia đình chỉ từ một đến hai con nhƣ hiện nay, các bậc luôn muốn con mình đƣợc chăm sóc tốt nhất. Hầu hết các bậc cha mẹ tùy theo thu nhập của mình luôn muốn cho con uống SBCT loại tốt nhất để con khỏe mạnh, thông minh, cao lớn. Chính vì tâm lý này nên dù ngƣời mẹ có đủ hay không có đủ sữa cho con bú vẫn cho con uống thêm SBCT. Đây chính là nguyên nhân làm cho TTSBCT phát triển nhanh và mạnh. Mặt khác, với tâm lý “sính ngoại” thì sản phẩm ngoại luôn đứng đầu danh sách lựa chọn của các bậc phụ huynh. Các sản phẩm ngoại tuy đắt tiền nhƣng lại tạo sự tin tƣởng cao hơn về chất lƣợng cũng nhƣ công dụng. Bởi vậy, sản phẩm ngoại gần nhƣ là lựa chon tốt hàng đầu, nhất là hàng xách tay thì càng đƣợc các mẹ lựa chọn nhiều hơn. Tuy không có nhãn phụ hay nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng nhƣ hàng nhập khẩu chính thống nhƣng hàng xách tay lại có sự đảm bảo về chất lƣợng từ ngƣời bán. Hơn nữa, với tâm lý mong muốn con mình sẽ thông minh, cao lớn nhƣ trẻ em ngoại quốc, ngƣời tiêu dùng không tiếc tiền để mua sản phẩm này cho con trẻ của mình.

Bà Chu Thị Thu Huyền, kiểm soát viên thị trƣờng Chi cục Quản lý thị trƣờng Nghệ An cho biết: “Do tâm lý và thói quen tiêu dùng nên sữa ngoại vẫn là lựa chọn tốt nhất của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng tin tƣởng hơn vào chất lƣợng của sữa ngoại, nhất là sữa ngoại nguyên lon đƣợc sản xuất và

48

tiêu thụ theo tiêu chuẩn ngoại mà ngƣời tiêu dùng thƣờng gọi là “hàng xách tay”. Những sản phẩm “xách tay” này thƣờng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam và đƣợc bán theo dạng ai hỏi là có chứ không trƣng bày trên quầy hàng nên rất khó phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó, loại sữa này đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn nƣớc ngoài để phù hợp với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ tại nƣớc sở tại, kết hợp với điều kiện khí hậu môi trƣờng của nƣớc đó. Chính vì vậy sữa ngoại tốt cho trẻ ngoại chứ chƣa hẳn đã tốt cho trẻ em Việt Nam nhƣ nhiều ông bố bà mẹ vẫn mong đợi. Chƣa kể đến việc mua sữa “xách tay” không có sự đảm bảo về nguồn gốc và chất lƣợng chính thức còn có nguy cơ cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn sử dụng và vô số những nguy cơ khác mà ngƣời tiêu dùng có thể gặp phải”.

Tâm lý “sính ngoại” của đa phần ngƣời dân địa phƣơng góp phần làm tăng khả năng tiêu thụ SBCT nhập khẩu, nhất là trên địa bàn thành phố Vinh. Các bậc phụ huynh hầu nhƣ đều cho rằng sữa ngoại có chất lƣợng tốt hơn, thơm ngon hơn sữa nội. Mặt khác, tâm lý thƣơng con, tất cả vì sự phát triển của con nên cũng có nhiều bậc phụ huynh chịu bóp chặt chi tiêu các khoản chi phí sinh hoạt khác để mua sữa ngoại cho con. SBCT giá càng cao, lại là hàng ngoại nhập nguyên lon, hàng “xách tay” với tiêu chuẩn ngoại lại càng đƣợc cho là tốt và nhiều ngƣời ƣa chuộng. Bởi vậy, dù giá cả cao hơn hẳn nhƣng các sản phẩm ngoại nhập vẫn đƣợc ngƣời tiêu dùng chọn lựa.

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4 So sánh giá bán lẻ sữa bột công thức cho trẻ cùng độ tuổi giữa sữa nội và sữa ngoại tại trung tâm thƣơng mại Phủ Diễn, huyện Diễn

Châu, tỉnh Nghệ An

(đơn vị tính: đồng)

Sản phẩm ngoại Sản phẩm nội

Tên sản phẩm Giá Tên sản phẩm Giá

Enfamil A+ 1 loại 900g 438.000 Alpha Step 1 loại 900g 195.000 Abbot Grow 1 loại 900g 320.000 Dielac Pedia 1 loại 900g 295.000 Friso Gold 1 loại 900g 459.000 Optimum Step 1 loại 900g 366.000 Grow G-Power vanilla 378.000 Cô gái Hà Lan 1-2T loại 900g 218.000

(Nguồn: Sở Tài Chính tỉnh Nghệ An)

Mặt khác, Nghệ An là một trong những tỉnh có tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng thấp còi cao nhất cả nƣớc, năm 2011 là 20,0%, năm 2012 là 20,9%, năm 2013 là 19,6% và năm 2014 là 19,3% (nguồn: niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2014, trang 412). Với tỷ lệ này, nhiều bậc cha mẹ luôn lo sợ con mình sẽ không phát triển thể chất và trí tuệ đƣợc nhƣ những đứa trẻ khác, vậy nên nhà nhà cho con uống SBCT. Với những lời quảng cáo về chất lƣợng cũng nhƣ công dụng mà SBCT mang lại với nhiều dòng sản phẩm dành cho các lứa tuổi và các thể trạng khác nhau. Các chuyên gia dinh dƣỡng cũng tƣ vấn về chế độ ăn và nhấn mạnh đặc biệt nên cho trẻ uống nhiều sữa để trẻ có sự phát triển tốt nhất cả về trí tuệ lẫn thể lực.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh cán bộ trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An cho biết: “Hiện nay, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi có thể trạng kém thuộc dạng suy

50

dinh dƣỡng thể thấp còi là khá cao, xấp xỉ 20% trẻ em toàn tỉnh. Đây là một tỷ lệ đáng báo động, có tác động không nhỏ đến sự phát bền vững của thế hệ sau này. Suy dinh dƣỡng thể thấp còi không chỉ ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất của bé mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. Bởi vậy, chăm sóc trẻ sao cho phù hợp từng lứa tuổi để trẻ có thể phát triển bình thƣờng cả về thể chất lẫn trí tuệ quả là điều rất khó. Điều này không chỉ là trách nhiệm của mỗi ngƣời làm cha làm mẹ mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội”.

Từ những nguyên nhân trên mà lƣợng SBCT đƣợc tiêu thụ ngày càng nhiều. Những đòi hỏi về chất lƣợng luôn đƣợc đề cao hơn giá cả. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho lƣợng sản phẩm ngoại nhập chiếm thị phần lớn trên thị trƣờng.

Tóm lại, với nhu cầu ngày càng gia tăng nhƣ vậy, TTSBCT Việt Nam nói chung và TTSBCT ở Nghệ An nói riêng sẽ phát triển hơn nữa và các doanh nghiệp sẽ dần đa dạng hoá các loại sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

3.1.3. Nhân tố giá cả

Cũng nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, giá SBCT tại Nghệ An từ 2011 đến khi có Quyết định 1079/QĐ-BTC ra đời liên tục tăng giá. Nguyên nhân chủ yếu do giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới tăng, thuế nhập khẩu sữa từ các nƣớc không thuộc khối ASEAN tăng từ 5% lên 10% năm 2011 và hơn hết là thị hiếu thích dùng hàng ngoại của ngƣời Việt Nam. Khi Quyết định 1079/QĐ-BTC ra đời, mặt hàng SBCT thuộc vào danh mục hàng chịu quản lý giá của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp kinh doanh SBCT phải đăng ký kê khai giá với Sở tài chính địa phƣơng, lúc này giá sữa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giảm rõ rệt. Tuy nhiên, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng trên địa bàn

51

tỉnh Nghệ An không có gì thay đổi, giá SBCT ngoại nhập giảm thì càng làm cho cầu đối với loại sản phẩm càng tăng. Chính điều này đã gây nên hành vi tính đội chi phí hợp lý của sản phẩm lên nhằm kiếm lời bất chính của các doanh nghiệp.

Trong khi đó, khi các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá và các chi phí để tính giá thành sản phẩm với Phòng quản lý giá và công sản - Sở tài chính Nghệ An, thì cơ quan này chỉ tiếp nhận đăng ký và xác nhận giá bán mà chƣa có bƣớc thẩm định lại giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nguyên nhân do cơ quan này không có công chức nào giữ nhiệm vụ thẩm định viên, và cũng không xây dựng quy trình thẩm định giá thành SBCT cụ thể. Đây chính là kẽ hở trong QLNN đối với TTSBCT trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay.

3.1.4. Chính sách của Nhà nước

Nhƣ các thị trƣờng khác, TTSBCT tại Nghệ An cũng tuân theo những quy định của Nhà nƣớc đối với mặt hàng này. Với quy định áp dụng giá trần đối với các sản phẩm sữa cho trẻ dƣới 6 tuổi theo quyết định 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 đã phần nào làm dịu bớt sức nóng của sự biến động giá trên thị trƣờng. Theo số liệu báo cáo số 181/CQLG-THPTDB của Cục quản lý giá - Bộ Tài chính, từ ngày 1/6/2014 giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ dƣới 6 tuổi đã giảm 0,3-26%. Tuy nhiên, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết vẫn còn mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng. Mặt khác, việc xác định giá bán lẻ đảm bảo không vƣợt quá 15% giá bán buôn và phải thấp hơn giá bán lẻ trƣớc khi áp dụng giá trần cũng là thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý bởi các sản phẩm này phải qua nhiều nấc trung gian mới đến đƣợc tay ngƣời tiêu dùng.

Mặt khác, việc chƣa có chuẩn hóa tên gọi các sản phẩm SBCT đã vô hình chung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trục lợi bất chính. Khi chƣa có

52

sự chuẩn hóa về tên gọi thì những mặt hàng tƣơng tự hay các sản phẩm đổi tên đều không nằm trong danh mục bình ổn giá và sẽ không phải áp dụng quy định về kê khai giá và áp giá trần. Các sản phẩm SBCT bị đổi tên thành “sản phẩm dinh dƣỡng”, “thực phẩm bổ sung”, “sản phẩm bổ sung”, “sản phẩm dinh dƣỡng y học”… và các doanh nghiệp mặc sức định giá và phớt lờ quy định áp giá trần. Các cơ quan quản lý thì gặp khó khăn trong việc quản lý các sản phẩm này, còn ngƣời tiêu dùng thì vẫn hiểu tất cả đều là SBCT.

Theo ông Phó đội trƣởng đội quản lý thị trƣờng số 1- Chi cục quản lý thị trƣờng Nghệ An cho biết: “Hiện nay, các sản phẩm SBCT trên thị trƣờng có quá nhiều tên gọi, chƣa có chuẩn cụ thể, gây khó khăn trong việc quản lý. Còn về việc niêm yết giá bán lẻ chủ yếu mang tính đối phó, chƣa trở thành văn hóa bán hàng của ngƣời dân. Khi có cơ quan chức năng kiểm tra thì treo bảng giá lên, xong rồi đâu lại vào đấy. Việc xử lý cũng rất khó do chế tài xử phạt cao, dân trí còn hạn chế. Việc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm cũng không dễ, theo quy trình kiểm tra thì phải có đơn thƣ tố cáo, hay có dấu hiệu vi phạm mới lấy mẫu kiểm nghiệm. Cán bộ lấy mẫu cũng phải đƣợc tập huấn và đã đƣợc cấp chứng chỉ lấy mẫu. Số lƣợng cán bộ quản lý thị trƣờng Nghệ An hiện nay hơn 120 công chức nhƣng lại mới chỉ có 8 công chức có chứng chỉ này. Đây cũng là một trong những khó khăn mà Chi cục đang gặp phải”.

Bên cạnh đó, mặc dù trên thị trƣờng có rất nhiều chủng loại, dòng sản phẩm sữa, song hiện Bộ Y tế mới chỉ ban hành đƣợc 5 quy chuẩn, bao gồm: Quy chuẩn sữa quốc gia về sữa dạng lỏng, sữa dạng bột, sữa lên men, sữa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức tại Nghệ An (Trang 52)