3.3.2.1. Hạn chế
- Hiện nay các doanh nghiệp nội mới chỉ đẩy mạnh vào phát triển dòng sữa tƣơi trong khi phân khúc sữa bột đang nằm trong tay các nhà sản xuất nƣớc ngoài. Sữa bột nhập khẩu hiện chiếm thị phần khá cao trên thị trƣờng (khoảng 85%). Riêng các hãng sữa lớn của nƣớc ngoài là Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady, Dumex, Nestle và đã chiếm tới trên 60% thị phần. Thực trạng này cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa trong nƣớc còn đang khá lép vế với các tập đoàn nƣớc ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy nhiều cơ hội phát triển cho các nhà sản xuất trong nƣớc muốn đẩy mạnh đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh mặt hàng SBCT.
73
- Với tâm lý hàng ngoại nhập “xách tay” nguyên hộp sẽ có chất lƣợng tốt hơn nên ngƣời tiêu dùng vẫn tìm mua dù cho giá cao hơn hẳn và chỉ nhận đƣợc đảm bảo về nguồn gốc và chất lƣợng qua ngƣời bàn hàng. Thực tế thì việc mua hàng xác tay là hành vi tiếp tay cho việc buôn bán hàng nhập lậu, nhƣng do sự tin tƣởng vào giá trị dinh dƣỡng của các loại sản phẩm mang tiêu chuẩn nƣớc ngoài, lại có sự quảng cáo theo đƣờng truyền tai nhau nên ngƣời tiêu dùng bất chấp. Ngƣời tiêu dùng vẫn tìm mua các sản phẩm nhập lậu với giá cao ngất ngƣởng và an tâm với sự phát triển trí não cũng nhƣ thể chất của con em mình.
- Việc quảng cáo sản phẩm, sử dụng các chƣơng trình khuyến mãi và hậu mãi khá rầm rộ, tập trung cho mọt vài dòng sản phẩm của các công ty sữa cũng đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến nhu cầu và thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Thƣờng thấy nhất là hoạt động tặng kèm các đồ chơi mang tính sáng tạo nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.
Ông đội trƣởng đội Quản lý thị trƣờng số 3 - Chi cục Quản lý thị trƣờng Nghệ An cho hay: “Nói đến TTSBCT thì còn nhiều vấn đề cần bàn tới. Chất lƣợng sản phẩm, giá cả đều là những điều cần lƣu ý. Các sản phẩm SBCT đƣợc bày bán khắp nơi, ở đâu có thể bán đƣợc là bán, chính vì vậy rất khó trong việc quản lý. Việc kinh doanh của ngƣời dân thƣờng manh mún, nhỏ lẻ, bán kèm thêm là chính bởi vậy khi có sai phạm cũng chỉ nhắc nhở, cảnh cáo chứ không thể phạt. Chế tài xử lý quá cao so với mức thu nhập của ngƣời dân nên rất khó thực hiện. Chƣa kể đến một lƣợng không nhỏ sản phẩm “xách tay” đƣợc bán trên thị trƣờng đƣợc ngƣời tiêu dùng rỉ tai nhau về chất lƣợng tốt nhƣng không có bất kỳ sự đảm bảo nào về chất lƣợng. Ngƣời bán hàng chỉ bán sản phẩm “xách tay” khi có ngƣời hỏi mua chứ không trƣng bày công khai. Loại sản phẩm này thƣờng không có nhãn phụ, không có hóa đơn chứng từ nhập khẩu. Do không bán công khai nên cơ quan chức năng cũng
74
gặp khó khăn trong việc xử lý. Cơ quan chức năng chỉ có thể cảnh báo ngƣời tiêu dùng phải tự bảo vệ chính mình chứ không nên tin tƣởng hoàn toàn vào ngƣời bán hàng”.
Bà Phó trƣởng phòng Nghiệp vụ xử lý - Chi cục Quản lý thị trƣờng Nghệ An cho biết: “Hiện nay, trên thị trƣờng có rất nhiều loại sữa của các hàng khác nhau. Tuy đƣợc đội lốt dƣới nhiều tên gọi và hình thức khác nhau nhƣng thực chất đều là SBCT. Các sản phẩm này thay đổi tên gọi chỉ nhằm mục đích tăng giá bán, lách quy định về giá trần. Quyết định 1079/QĐ-BTC ra đời là một bƣớc ngoặt mới và đáng nhớ đối với TTSBCT. Tuy nhiên để quyết định này đi vào thực tiễn còn có nhiều vấn đề cần bàn tới. Còn về chất lƣợng sản phẩm thì cơ quan quản lý thị trƣờng chỉ kiểm tra bề nổi là chủ yếu, khi có đơn từ hay dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành niêm phong lấy mẫu kiểm nghiệm. Việc niêm phong lấy mẫu kiểm nghiệm đòi hỏi quy trình phải chặt chẽ, có cán bộ đủ tiêu chuẩn lấy mẫu, chi phí kiểm nghiệm cao và tốn nhiều thời gian, công sức”.
Tóm lại, TTSBCT tại Nghệ An đã và đang còn nhiều vấn đề nóng bỏng cần sự tăng cƣờng quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng nhằm bình ổn thị trƣờng và từng bƣớc đƣa thị trƣờng này đi vào khuôn khổ. Để làm đƣợc điều này, không chỉ là thách thức của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trên địa bàn mà còn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp Trung ƣơng và của toàn xã hội.
3.3.2.2. Nguyên nhân
* Nguồn nguyên liệu thiếu hụt, bấp bênh
Nguồn cung ứng trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc phần nhỏ nhu cầu, phần lớn vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Với các nguồn lực đầu tƣ vào những dự án có năng suất lớn, song thực tế là các dự án này mới chỉ đáp ứng một phần nhu
75
cầu tiêu thụ trong nƣớc và thiếu hụt nguồn nguyên liệu thực tế của ngành sữa Việt Nam.
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xét về quy mô ngành, có tới 95% số bò sữa đƣợc nuôi tại các hộ gia đình, chỉ khoảng 5% đƣợc nuôi trong các trại chuyên biệt, quy mô đàn từ 100- 200 con (tính đến nay, cả nƣớc có 19.639 hộ chăn nuôi bò sữa, trung bình 5,3 con/hộ, trong đó miền Nam có 12.626 hộ, trung bình 6,3 con/hộ; miền Bắc có 7.013 hộ, trung bình 3,7 con/hộ. Loại trang trại nhỏ có 384 hộ. Cá biệt có một số hộ nuôi trên 30 con). Quy mô nhỏ lẻ kéo theo việc khó áp dụng khoa học công nghệ vào việc chăn nuôi bò sữa để nâng cao năng suất. Đàn bò của nƣớc ta hiện có khoảng 135-140 nghìn con, với sản lƣợng mỗi năm khoảng 290- 300 nghìn tấn sữa. Trong khi đó, nhu cầu trong nƣớc mỗi năm cần khoảng 1 triệu tấn. Nhƣ vậy, chúng ta chỉ có thể đáp ứng đƣợc 28-30% nhu cầu trong nƣớc. Thực tế này cho thấy, còn cả một khoảng trống quá lớn của thị trƣờng mà ngành chăn nuôi bò sữa chƣa thể đáp ứng đƣợc. Chính vì thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu nên các doanh nghiệp sản xuất SBCT trong nƣớc vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nƣớc ngoài.
Hiện nay, các doanh nghiệp mới chỉ đẩy mạnh vào phát triển nguồn sữa tƣơi trong khi phân khúc SBCT chủ yếu do các nhà sản xuất nƣớc ngoài nắm giữ. SBCT nhập khẩu hiện chiếm thị phần khá cao trên thị trƣờng (khoảng 85%). Thực trạng này cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa trong nƣớc còn chịu sự chi phối thị trƣờng của các doanh nghiệp nƣớc ngoài.
* Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lƣợng:
Vấn đề an toàn vệ sinh và chất lƣợng SBCT là một trong những nhân tố tác động mạnh đến ngành sữa. Trong thời gian qua các vấn đề nổi cộm nhƣ sữa có Melamine; sữa có chất lƣợng thấp hơn so với công bố đang khiến cho
76
hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn, ảnh hƣởng đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất sữa.
Chất lƣợng sữa thành phẩm khi đƣa ra thị trƣờng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, quy chuẩn bán hàng. Sản xuất sữa đòi hỏi phải tuân thủ quy trình khắt khe nghiêm ngặt từ nuôi bò - vắt sữa - bảo quản - thu gom, vận chuyển - xét nghiệm tại phòng thí nghiệm - chế biến - đóng gói - tiêu thụ. Yếu tố vệ sinh, bảo quản và đảm bảo cho nguồn sữa luôn sạch, đủ các chất dinh dƣỡng là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, hiện việc thực hiện quy trình nay còn bất cập. Ngƣời nông dân chăn nuôi bò sữa thực hiện theo phƣơng thức thủ công truyền thống. Thức ăn cho bò chƣa đảm bảo nên chất lƣợng sữa nguyên liệu chƣa cao. Công nghệ vắt, chế biến sữa còn lạc hậu. Việc kiểm định chất lƣợng sữa của cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm nghiệm các hàm lƣợng hay vi chất trong thành phần sữa đúng với công bố chất lƣợng hay không còn gặp nhiều khó khăn.
* Giá thức ăn chăn nuôi ảnh hƣởng đến giá sản phẩm
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 80% nguồn thức ăn chăn nuôi bò phải nhập khẩu, mà giá thức ăn chăn nuôi lại có chiều hƣớng tăng, điều này làm ảnh hƣởng đến chi phí đầu vào của ngƣời chăn nuôi và gián tiếp làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa, ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm. Do phải nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ nƣớc ngoài nên giá nguyên liệu sữa sản xuất trong nƣớc phụ thuộc vào biến động của thế giới.
* Sữa giả, sữa kém chất lƣợng, sữa nhập lậu trôi nổi trên thị trƣờng: Trong khi giá sữa liên tục tăng cao trong những năm gần đây, chất lƣợng sữa lƣu thông trên thị trƣờng còn nhiều nghi vấn, tình trạng làm giả,
77
làm nhái các nhãn hiệu sữa nổi tiếng ngày càng tinh vi. Việc các cơ quan chức năng liên tục phát hiện ra các hành vi làm giả bao bì, sửa hạn sử dụng,… đang cho thấy sự quyết liệt của Nhà nƣớc trong quản lý chất lƣợng SBCT.
Hiện nay, SBCT nhập lậu vẫn còn trôi nổi trên thị trƣờng. Nguyên nhân một phần do nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với loại hàng này còn cao do tin tƣởng vào chất lƣợng và công dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu đƣợc từ việc kinh doanh, buôn bán hàng nhập lậu khá cao. Điều này khiến cho ngƣời kinh doanh bất chấp rủi ro khi kinh doanh sản phẩm này. Mặt khác, thủ đoạn của những ngƣời buôn lậu rất tinh vi, nhập hàng về qua đƣờng hàng không theo số lƣợng nhỏ theo quy định của hành lý. Việc buôn lậu này cũng một phần đƣợc tiếp tay do các tiếp viên hàng không thƣờng xuyên đi nƣớc ngoài. Số hàng lậu đƣợc các tiếp viên hàng không chia nhỏ, mang theo dạng hành lý cũng gây khó khăn cho cơ quan lý. Số hàng lậu đó chỉ có thể bị kiểm tra và tịch thu khi vận chuyển trong thị trƣờng nội địa mà không có hóa đơn giá trị gia tăng kèm theo. Do chế tài xử phạt và chi phí kiểm nghiệm cao nên các chủ hàng thƣờng không nhận hàng để thoái thác trách nhiệm. Giá trị hàng thƣờng lại không đủ lớn để chuyển sang cơ quan hình sự nên cơ quan Quản lý thị trƣờng chỉ có thể phạt ngƣời vận chuyển và tịch thu số hàng nhập lậu. Chính vì lẽ đó, việc bỏ lọt ngƣời vi phạm là điều khó tránh khỏi, và ngƣời buôn lậu thƣờng lợi dụng kẽ hở này để thoát tội và tiếp tục buôn lậu. Đây chính là nguyên nhân khiến hàng nhập lậu vẫn có thể lƣu thông trên thị trƣờng mặc dù có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
78
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT CÔNG THỨC TẠI
TỈNH NGHỆ AN 4.1. Các giải pháp, kiến nghị đối với Nhà nƣớc
4.1.1. Sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật
- Chuẩn hóa tên gọi sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc chuẩn hóa về thành phần của SBCT. Các sản phẩm SCBT cho trẻ dƣới 6 tuổi có thể có những tên gọi khác nhau, nhƣng nên có chuẩn cụ thể về thành phần vi chất dinh duỡng. Để có đƣợc sự chuẩn hóa về tên gọi, thì việc đầu tiên, các Cơ quan QLNN phải ban hành thêm nhiều quy chuẩn cho các loại sữa, để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ ban hành các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cụ thể đối với từng nhóm sản phẩm, thành phần chính, hàm lƣợng cụ thể. Không chỉ ban hành thêm các quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá, cơ quan chức năng còn cần rà soát và có các bƣớc kiểm nghiệm lại (có thể theo xác xuất hay khoanh vùng sản phẩm) để xác định sản phẩm đăng ký thuộ nhóm sản phẩm nào, tên gọi đã đúng với thành phần, hàm lƣợng đã công bố hay chƣa. Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ dùng kết quả này làm căn cứ xác định sản phẩm có phải là SBCT hay không, từ đó xác định hành vi và mức xử lý phù hợp nếu doanh nghiệp vi phạm.
- Quy định lại mức chế tài xử phạt phù hợp để vừa đủ sức răn đe vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Các chế tài xử phạt về niêm yết giá, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm quá cao, gây khó khăn trong việc xử lý. Nên nghiên cứu mức phạt hợp lý hơn để vừa đủ sức răn đe, vừa hợp tình hợp lý. Khi khung hình phạt đã hợp lý, cơ quan chức năng sẽ dễ đƣa ra các biện pháp cƣỡng chế thi hành và các biện pháp ngăn chặn hơn. Chính vì thế, hiệu quả trong công
79
tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng cũng nhƣ việc xử lý hành vi vi phạm sẽ dễ dàng hơn.
- Quy định chặt các điều kiện cụ thể khi kinh doanh SBCT. SBCT là sản phẩm không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của thế hệ tƣơng lai. Vậy, mặt hàng SBCT nên đƣợc xếp vào danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, từ đó có quy định chặt chẽ hơn cả về thủ tục hành chính lẫn các điều kiện trong kinh doanh.
- Quy định và quản lý chặt các tiêu chuẩn chất lƣợng của Bộ Y tế và công bố chất lƣợng của các doanh nghiệp. Ngoài các tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ đã ban hành, Bộ Y tế nên nghiêm cứu ban hành các quy chuẩn mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn cũ chƣa phù hợp để các cơ quan quản lý thuận lợi hơn khi thực thi nhiệm vụ của mình.
- Quy định trách nhiệm liên đới đối với nhà phân phối về hành vi kinh doanh của các cơ sở bán lẻ. Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thƣờng vi pháp luật nên cơ quan chức năng khó bề xử lý. Song, nếu có trách nhiệm liên đới đối với nhà phân phối thì sẽ góp phần không nhỏ hạn chế vi phạm trong kinh doanh. Cụ thể, nhƣ đã nêu ở trên, nếu SBCT đƣợc xếp vào danh mục hàng kinh doanh có điều kiện và có những điều kiện kinh doanh cụ thể. Các nhà phân phối và cơ sở bán lẻ phải ký hợp đồng bán lẻ. Căn cứ hợp đồng này, khi cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện sai phạm của các cơ sở bán lẻ, cơ quan chức năng sẽ xử lý hành vi vi phạm cả cơ sở kinh doanh và nhà phân phối đã ký hợp đồng.
- Quy định chặt các điều kiện quảng cáo SBCT, thậm chí nghiêm cấm quảng cáo đối với sản phẩm SBCT dành cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi dƣới mọi hình thức. Quy định này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, các hãng
80
sữa mà nên áp dụng đối với các địa điểm hay dự án tiếp tay cho hoạt động quảng cáo dƣới mọi hình thức.
4.1.2. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sữa nội
- Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sữa nội phát triển về nguyên liệu sẽ làm tăng nguồn cung thị trƣờng, bình ổn giá và giảm kim nghạch nhập khẩu. Theo kết quả nghiên cứu của công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, đƣợc công bố tại hội thảo "Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng" ngày 9/9/2014, sản phẩm SBCT sản lƣợng chế biến đã tăng 5,52% trong 5 tháng đầu năm 2014 (Nguồn: Bộ Công Thƣơng) so với cùng kỳ năm 2013. Tăng trƣởng sản lƣợng sữa giai đoạn 2001-2014 ở mức cao, trung bình 26,6% một năm. Khi nguồn cung nguyên liệu ổn định, giá sản phẩm lƣu thông trên thị trƣờng cũng dần ổn định. Thị trƣờng trong nƣớc sẽ giảm phụ thuộc và nguồn cung nguyên liệu từ nƣớc ngoài. Điều này sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nội địa.