Sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức tại Nghệ An (Trang 86)

- Chuẩn hóa tên gọi sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc chuẩn hóa về thành phần của SBCT. Các sản phẩm SCBT cho trẻ dƣới 6 tuổi có thể có những tên gọi khác nhau, nhƣng nên có chuẩn cụ thể về thành phần vi chất dinh duỡng. Để có đƣợc sự chuẩn hóa về tên gọi, thì việc đầu tiên, các Cơ quan QLNN phải ban hành thêm nhiều quy chuẩn cho các loại sữa, để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ ban hành các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cụ thể đối với từng nhóm sản phẩm, thành phần chính, hàm lƣợng cụ thể. Không chỉ ban hành thêm các quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá, cơ quan chức năng còn cần rà soát và có các bƣớc kiểm nghiệm lại (có thể theo xác xuất hay khoanh vùng sản phẩm) để xác định sản phẩm đăng ký thuộ nhóm sản phẩm nào, tên gọi đã đúng với thành phần, hàm lƣợng đã công bố hay chƣa. Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ dùng kết quả này làm căn cứ xác định sản phẩm có phải là SBCT hay không, từ đó xác định hành vi và mức xử lý phù hợp nếu doanh nghiệp vi phạm.

- Quy định lại mức chế tài xử phạt phù hợp để vừa đủ sức răn đe vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Các chế tài xử phạt về niêm yết giá, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm quá cao, gây khó khăn trong việc xử lý. Nên nghiên cứu mức phạt hợp lý hơn để vừa đủ sức răn đe, vừa hợp tình hợp lý. Khi khung hình phạt đã hợp lý, cơ quan chức năng sẽ dễ đƣa ra các biện pháp cƣỡng chế thi hành và các biện pháp ngăn chặn hơn. Chính vì thế, hiệu quả trong công

79

tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng cũng nhƣ việc xử lý hành vi vi phạm sẽ dễ dàng hơn.

- Quy định chặt các điều kiện cụ thể khi kinh doanh SBCT. SBCT là sản phẩm không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của thế hệ tƣơng lai. Vậy, mặt hàng SBCT nên đƣợc xếp vào danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, từ đó có quy định chặt chẽ hơn cả về thủ tục hành chính lẫn các điều kiện trong kinh doanh.

- Quy định và quản lý chặt các tiêu chuẩn chất lƣợng của Bộ Y tế và công bố chất lƣợng của các doanh nghiệp. Ngoài các tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ đã ban hành, Bộ Y tế nên nghiêm cứu ban hành các quy chuẩn mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn cũ chƣa phù hợp để các cơ quan quản lý thuận lợi hơn khi thực thi nhiệm vụ của mình.

- Quy định trách nhiệm liên đới đối với nhà phân phối về hành vi kinh doanh của các cơ sở bán lẻ. Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thƣờng vi pháp luật nên cơ quan chức năng khó bề xử lý. Song, nếu có trách nhiệm liên đới đối với nhà phân phối thì sẽ góp phần không nhỏ hạn chế vi phạm trong kinh doanh. Cụ thể, nhƣ đã nêu ở trên, nếu SBCT đƣợc xếp vào danh mục hàng kinh doanh có điều kiện và có những điều kiện kinh doanh cụ thể. Các nhà phân phối và cơ sở bán lẻ phải ký hợp đồng bán lẻ. Căn cứ hợp đồng này, khi cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện sai phạm của các cơ sở bán lẻ, cơ quan chức năng sẽ xử lý hành vi vi phạm cả cơ sở kinh doanh và nhà phân phối đã ký hợp đồng.

- Quy định chặt các điều kiện quảng cáo SBCT, thậm chí nghiêm cấm quảng cáo đối với sản phẩm SBCT dành cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi dƣới mọi hình thức. Quy định này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, các hãng

80

sữa mà nên áp dụng đối với các địa điểm hay dự án tiếp tay cho hoạt động quảng cáo dƣới mọi hình thức.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức tại Nghệ An (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)