Đối với Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 118)

7. Bố cục của đề tài

4.3.3. Đối với Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh

Tăng cường thanh tra tài chính, cần chú ý tới chất lượng của những đợt thanh tra cũng như việc lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra là một vấn đề hết sức quan trọng.

Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành tại các đơn vị.

Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các vùng miền, phân bổ ngân sách một cách có khoa học và hiệu quả hơn. Hoàn thiện cơ chế sổ sách hoá đơn, chứng từ. Đây là công cụ để các cấp ngân sách nhìn nhận, xem xét lại việc quản lý một cách tối ưu, chứng từ không còn phù hợp đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp.

Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN là một vấn đề lâu dài và quan trọng đối với các cấp NSNN, do vậy các cơ quan tài chính cấp trên không ngừng chỉ đạo và đôn đốc giám sát công tác chi ngân sách. Từ đó, giúp cho toàn bộ hệ thống ngân sách có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng đang là yêu cầu có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Trong những năm qua, công tác quản lý và điều hành chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Với việc phân bổ nguồn lực hợp lý, bố trí ngân sách đầu tư kịp thời cho các lĩnh vực quan trọng, quản lý có hiệu quả nguồn vốn NSNN và việc điều hành linh hoạt ngân sách trong từng giai đoạn, hoạt động quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã góp phần giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, phát huy được thế mạnh và nội lực ở địa phương, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải khắc phục và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng lý luận, thực tiễn về quản lý chi NSNN nói chung và kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng , luận văn đã đề xuất một số giải pháp , trong đó các giải pháp được chú trọng là lựa chọn , quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương; nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên; Các giải pháp về hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển; Giải pháp hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước; Áp dụng quy trình lập dự toàn và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách và một số giải pháp hỗ trợ khác.

Luâ ̣n văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với cơ quan nhà n ước có thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi, ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách phù hợp với đặc điểm của các địa phương.

Việc đề xuất, kiến nghị và những giải pháp cơ bản nêu trên chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ , thống nhất; khi có sự chỉ đạo, lãnh đạo tích cực của cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp , sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cơ quan, cá nhân thụ hưởng NSNN.

Quản lý chi NSNN ở cấp tỉnh là đề tài phứ c ta ̣p , luôn có nhiều biến đô ̣ng . Mă ̣c dù đã cố gắng bao quát các nô ̣i dung của quản lý chi NSNN trong nghiên

cứu, trình bày , nhưng vẫn còn mô ̣t số khoảng trống cần được tác giả nghiên cứu tiếp tu ̣c . Học viên mong muốn nhận đượ c sự góp ý của các chuyên gia , các thầy , cô giáo và đồng nghiê ̣p để có thể tiếp tu ̣c hoàn thiê ̣n luâ ̣n văn về sau này .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2003. Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

2. Bộ Tài chính, 2004. Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

3. Bộ Tài chính, 2004. Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý tài chính - ngân sách. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

4. Bộ Tài chính, 2007. Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý tài chính - ngân sách. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

7. Dương Ngọc Ánh, 2004. Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh.

8. Phạm Đức Hồng, 2002. Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường đại học Tài chính - Kế toán.

9. Nguyễn Sinh Hùng, 2005. Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong tiến trình cải cách tài chính công.Tạp chí Cộng sản, trang 36-40.

10. Trần Văn Lâm, 2008. Một số giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách địa phương phụ vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới. Tạp chí Kiểm toán số 7,trang 36-37.

11. Trần Văn Lâm, 2006. Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” . Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Học viện Tài chính Hà Nội.

12. Lê Chi Mai, 2003. Tăng cường cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính. Quản lý nhà nước, trang 7-11.

13. Lê Chi Mai, 2006. Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

14. Dương Thị Bình Minh, 2005. Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nxb Tài chính.

15. Tào Hữu Phùng, 2006. Về định hướng và giải pháp công tác Tài chính ngân sách - Ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010.Tạp chí Cộng sản, trang 22- 27.

16. Dương Đức Quân, 2005. Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội.

17. Đặng Văn Thanh, 2005. Phát triển tài chính Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng giai đoạn 2006 - 2010. Tạp chí Cộng sản, trang 18-22.

18. Nguyễn Thanh Toản, 2007. Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội.

23. Sở Tài chính Thái Bình, 2010. Báo cáo Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội thu chi ngân sách năm 2010 tỉnh Thái Bình.

24. UBND tỉnh Bắc Ninh, 2010. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Bắc Ninh.

25. Tỉnh uỷ Bắc Ninh, 2005. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XII, Bắc Ninh.

26. Tỉnh uỷ Bắc Ninh, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIII, Bắc Ninh.

27. UBND tỉnh Bắc Ninh, 2007-2010, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Bắc Ninh các năm 2007, 2008, 2009, 2010 tỉnh Bắc Ninh.

28. UBND tỉnh Bắc Ninh, (2007, 2008, 2009, 2010, 2011). Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 tỉnh Bắc Ninh.

29. UBND tỉnh Bắc Ninh, (2007, 2011). Quyết định phân cấp nhiệm vụ chi giai đoạn 2007-2010 và giai đoạn 2011-2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)