7. Bố cục của đề tài
3.2.3. Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010-2014
Quản lý quyết toán chi ngân sách thường xuyên bao gồm hai quá trình, đó là: Tổ chức lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán chi thường xuyên.
Công tác quyết toán NSNN ở các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được đẩy mạnh; các khoản thu, chi ngân sách đều được phản ánh vào ngân sách thông qua Kho bạc nhà nước. Báo cáo tổng quyết toán ngân sách tỉnh Bắc Ninh hàng năm được HĐND tỉnh thông qua, đảm bảo thời gian và chất lượng theo quy định của Luật ngân sách.
Tuy nhiên, thông qua quyết toán ngân sách cho thấy một vấn đề bất cập xảy ra là số thực chi ngân sách hàng năm luôn có độ chênh so với dự toán đầu năm.
Bảng 3.4: So sánh tình hình thực hiện chi thƣờng xuyên so với dự toán đƣợc giao đầu năm
Nội dung
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
DT QT So sánh (QT/DT) DT QT So sánh (QT/DT) DT QT So sánh (QT/DT) DT QT So sánh (QT/DT) DT QT So sánh (QT/DT) Trợ giá 8,5 8,5 100,0 6,3 5,8 92,1 7,6 7,4 97,4 7,3 6,8 93,2 Sự nghiệp kinh tế 142,6 299,1 209,7 277,7 339,9 122,4 362,8 393,8 108,5 422,9 462,5 109,4 429,1 468 109,1 Sự nghiệp giáo dục - đào tạo 791,7 838,8 105,9 944,2 1.025,7 108,6 1.172,9 1.327,2 113,2 1685,9 1706,9 101,2 1.882,3 1882,3 100,0 Sự nghiệp y tế 144,4 176,9 122,5 208,7 238,1 114,1 231,8 285,2 123,0 291,9 316,8 108,5 310,9 320 102,9 Sự nghiệp văn hoá thông tin 31,8 46,2 145,3 34,6 35,1 101,4 42,4 53,5 126,2 54,5 52,1 95,6 100,1 110 109,9 Sự nghiệp PTTH 15,9 14,3 89,9 14,2 14,3 100,7 24,7 15,6 63,2 27,9 26,4 94,6 29,9 30 100,3 Sự nghiệp TDTT 17,8 12,6 70,8 8,9 7,4 83,1 10,5 8,7 82,9 18,1 27,3 150,8 19,8 20,5 103,5 Sự nghiệp khoa học công nghệ 14,9 13,5 90,6 20,4 17 83,3 23,1 25,8 111,7 26,9 21,9 81,4 29,6 29,6 100,0 Chi đảm bảo xã hội 109,3 140,4 128,5 161,3 173,4 107,5 176,1 198,5 112,7 177,6 217,9 122,7 252,7 275 108,8 Chi quản lý hành chính 282 425,8 151,0 367,5 529,8 144,2 433,9 621,4 143,2 624,1 689,2 110,4 720,1 750 104,2 Chi an ninh quốc phòng 36,1 50,1 138,8 62 84 135,5 71,2 104,7 147,1 94,8 135,2 142,6 127,5 150 117,6 Sự nghiệp môi trường 60,4 68,9 114,1 88,8 78,9 88,9 118,6 166,7 140,6 130,1 99,6 76,6 167,1 167,1 100,0 Sự nghiệp DS và KHH gia đình 2,4 2,1 87,5 Chi khác ngân sách 19,4 51,3 264,4 21,6 37,4 173,1 33,6 68 202,4 36,6 43,8 119,7 18 34 188,9
Qua bảng số liệu trên cho thấy hầu hết các khoản chi ở các lĩnh vực thực hiện đa số đều tăng so với dự toán. Điều này nhìn chung cho thấy công tác dự báo chi là chưa chính xác. Hầu như hàng năm không chỉ số chi mà số thu cũng tăng so với dự kiến, thu ngân sách giai đoạn 2010 - 2014 tăng bình quân so với dự kiến đạt trên 126,6%, làm cho số chi cũng được phát sinh tăng. Ở một số lĩnh vực cụ thể, số tăng chi so với dự toán còn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan từ nội tại ngành đó. Cụ thể:
Sự nghiệp giáo dục, số chi tăng các cấp ngân sách do bổ sung nguồn cải cách tiền lương, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn khó khăn, tăng biên chế, hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, học bổng con hộ nghèo, tăng chế độ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, thực hiện chuyển đổi các trường bán công sang công lập, bổ sung nguồn đào tạo cán bộ cơ sở, cán bộ Hợp tác xã, đào tạo cử tuyển, kinh phí thu hút nhân tài của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sự nghiệp y tế, số tăng chi chủ yếu do ngân sách trung ương bổ sung để thực hiện mức đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi của Chính phủ và bổ sung thực hiện kính phí tăng biên chế của ngành y tế trong năm.
Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ và chi sự nghiệp TDTT, đây là 2 ngành có tỷ trọng tăng thấp nhất, thậm chí năm 2010, 2011 và năm 2013 chi sự nghiệp khoa học – công nghệ còn chưa đạt chỉ tiêu chí, nguyên nhân chủ yếu do các đề tài, dự án khoa học ở Bắc Ninh chưa nhiều và ít được thực hiện.
Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể và các nhiệm vụ khác, hàng năm do bổ sung nguồn tăng lương cho các đơn vị dự toán thuộc các cấp, thực hiện các chế độ, chính sách do TW ban hành; ngoài ra bổ sung thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác như hội nghị, sơ tổng kết, lễ kỷ niệm, đại hội Đảng các cấp, đoàn ra đoàn vào, hỗ trợ các ban, hội, bổ sung tăng biên chế, mua sắm, sửa chữa tài sản thiết bị làm việc, thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác…
Chi khác ngân sách: do hàng năm các cấp ngân sách bố trí cấp lại từ các nguồn thu xử phạt trên các lĩnh vực: Phạt tịch thu hàng lậu, hàng giả, hàng cấm xung quỹ nhà nước; hỗ trợ các cơ quan pháp luật (Viện KSND, Tòa án nhân dân) và một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất được bố trí chi từ nguồn dự phòng ngân sách.
3.3. Thực trạng quản lý chi đầu tƣ phát triển giai đoạn 2010-2014
Chi đầu tư phát triển của Bắc Ninh chiếm một tỷ trọng vừa phải trong tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu chi đầu tư của tỉnh được duy trì ở mức bình quân là 23,29% trong giai đoạn 2010-2014, thấp hơn so với cơ cấu chi đầu tư bình quân của cả nước khoảng 30% thời gian qua.
Chi đầu tư phát triển của nhà nước bao gồm: - Đầu tư xây dựng cơ bản;
- Hỗ trợ phát triển kinh tế;
- Đầu tư phát triển các chương trình kinh tế khác (chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình công nghệ thông tin,...).
Trong đó, đại bộ phận là đầu tư xây dựng cơ bản, do vậy, trọng tâm phân tích chi đầu tư phát triển nhà nước là phân tích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Bảng 3.5. Cơ cấu chi ngân sách trong ngân sách địa phƣơng ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Năm
Tổng chi NSĐP Chi ĐTPT Chi thƣờng xuyên Chi khác
Tổng tiền Tỷ trọng (%) Tổng tiền Tỷ trọng (%) Tổng tiền Tỷ trọng (%) Tổng tiền Tỷ trọng (%) 2010 6.434,4 100 1.703,9 26,5 2.148,5 33,39 2.582,0 40,1 2011 6.924,4 100 1.908,5 27,6 2.587,1 37,36 2.428,8 35,1 2012 9.591,8 100 1.955,9 20,4 3.276,6 34,16 4.359,3 45,4 2013 11.400,4 100 2.563,3 22,5 3.889,1 34,11 4.948,0 43,4 2014 10.642 100 2.079,9 19,5 4.254,5 39,98 4.307,6 40,5 Bình quân 23,29 35,8 40,9
Nguồn: Sở Tài chính Bắc Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
Đầu tư của Bắc Ninh trong lĩnh vực XDCB giữ vị trí quan trọng trong đầu tư XDCB và phát triển kinh tế của tỉnh. Tầm quan trọng đó thể hiện qua nguồn đầu tư này đã hình thành nên những công trình làm tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế, và cải thiện mức sống dân cư một cách căn bản. Loại công trình này ít thu hút được vốn đầu tư của các chủ thể kinh tế khác vì nhiều lý do, hoặc là vốn đầu tư quá lớn so với khả năng đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân, hoặc là do thời hạn thu hồi vốn quá dài, thậm chí không thể thu hồi vốn một cách trực tiếp, hoặc vì các lý do chính trị - an ninh - quốc phòng mà các nhà đầu tư tư nhân không được phép đầu tư.
Trong những năm qua, cơ cấu chi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có biến động mạnh. Năm 2010, chi XDCB chiếm 13,67% trong tổng chi đầu tư phát triển, những năm sau tỷ trọng này có tăng, năm 2011 do nền kinh tế thế giới cũng như trong nước suy thoái, cơ cấu chi cho đầu tư XDCB có tăng lên trong tổng chi đầu tư phát triển nhưng không đáng kể nhằm để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2013 lại có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân do tỉnh tập trung các khoản chi để đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp, trả nợ vay Bộ Tài chính và một số khoản chi đầu tư phát triển khác. Đến năm 2014 mức chi XDCB tăng vọt lên 61,71% trong tổng chi đầu tư phát triển.
Đơn vị: %
Hình 3.3: Cơ cấu chi ĐTPT Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014
Nguồn: Sở Tài chính Bắc Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
Trong cơ cấu vốn đầu tư cho chi đầu tư phát triển tập trung chủ yếu ở thành phố Bắc Ninh, nguồn vốn đầu tư có biến động không đồng đều qua các năm, nguyên nhân vì tỉnh cần phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố. Tiếp đến tỉnh cũng chú trọng chi đầu tư phát triển cho huyện Yên Phong - đây được coi là một huyện trọng điểm có nhiều khu công nghiệp nhất trong tỉnh. Chi cho đầu tư phát triển các năm đa số tăng dần, tuy nhiên năm ở một số huyện như Quế Võ, Thuận Thành, Lương Tài,... lại có chiều hướng đi xuống, nguyên nhân do nền kinh tế cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng gặp khó khăn, chi NSNN bị cắt giảm nên chi đầu tư phát triển ở hầu khắp các huyện giảm so với năm 2010.
Tình hình chi đầu tư phát triển tại cac huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.6. Chi Đầu tƣ Phát triển tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồrng
STT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014
1 Thành phố Bắc Ninh 283,7 184,3 167 ,1 118,9 135,6
2 Thị xã Từ Sơn 99,4 230,1 169,5 185,5 197,2
3 Huyện Yên Phong 190,9 20,0 48,6 116,6 123,6
4 Huyện Tiên Du 65,5 28,9 69,1 97,1 129,8
5 Huyện Quế Võ 62,1 38,4 10,8 39,4 47,5
6 Huyện Thuận Thành 57,9 64,3 11,4 11,60 20,10
7 Huyện Gia Bình 34,3 21,5 9,6 15,40 37,30
8 Huyện Lương Tài 28,4 19,4 14,5 15,20 21,30
Tổng cộng 822,2 606,9 500,6 599,7 712,4
Nguồn: Sở Tài chính Bắc Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
Về nguyên tắc, quản lý đầu tư XDCB nói riêng và quản lý chi đầu tư phát triển nói chung được quy định khá chi tiết và chặt chẽ, Bắc Ninh quản lý chi đầu tư phát triển cũng chủ yếu dựa trên các quy định từ các văn bản pháp lý này. Giai đoạn từ 2010 - 2014 một số văn bản mang tính pháp lý chi phối đến lĩnh vực chi đầu tư phát triển được áp dụng ở Bắc Ninh gồm: Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng được ban hành theo Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30-1-2003, Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù; Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 14/6/2010 về việc quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách và vốn có nguồn gốc từ ngân sách trên địa bàn tỉnh, Thông tư số 86/2011/TT- BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Những quy định mang tính pháp lý liên quan đến đầu tư và xây dựng ra đời nhằm mục đích:
Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho mọi thành phần kinh tế đầu tư XDCB phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH của quốc gia trong từng thời kỳ, phù hợp với phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để CNH, HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, và nâng cao mức sống của nhân dân.
Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.
Đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch, công trình xây dựng có chất lượng, đúng hạn quy định, với chi phí hợp lý.
Như vậy, quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản không phải là chỉ theo từng dự án, mà còn phải theo quy hoạch, và theo đúng pháp luật.
Có nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư và xây dựng tại tỉnh, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính. Theo Quy chế, các cơ quan này đều được xác định nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể trong đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước. Thẩm quyền quyết định đầu tư cũng được quy định rõ từ Thủ tướng đến Chủ tịch UBND cấp huyện tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng dự án.
Quy chế cũng phân chia các loại công việc cần phải tiến hành liên quan đến đầu tư và xây dựng, như: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng. Trong mỗi loại công việc còn được chi tiết hóa khá tỉ mỉ, cụ thể và có những quy định về quản lý chi tiêu của nhà nước được lồng ghép toàn bộ quy trình quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành khá hợp lý. Quản lý chi NSNN đối với chi đầu tư phát triển sau đây sẽ chủ yếu đề cập tới vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi đầu tư phát triển tại Bắc Ninh.
3.3.1. Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
3.3.1.1. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm
Quy trình và thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN thực hiện theo quy định của Luật NSNN, gồm các bước sau: Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra; Lập tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch; Phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch.
Hàng năm, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc phân bổ thu chi ngân sách và bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm.
Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân qua các năm khoảng 1,3 lần, chỉ tiêu năm sau thường cao hơn so với năm trước cho thấyUBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực
hiện tốt kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm, tỉnh cũng yêu cầu tiếp tục củng cố các Ban Quản lý dự án, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính rút ngắn thời gian xử lý thủ tục liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình.
Nguồn vốn giành cho đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Khả năng về nguồn vốn có thể chi phối đến quy mô và tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, xem xét kỹ lưỡng khả năng này ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư giúp cho nhà nước chọn được phương án đầu tư với quy mô và tiến độ thích hợp. Hơn nữa vốn đầu tư XDCB là một số vốn lớn, nó ảnh hưởng đến phần vốn dành cho các nhu cầu khác của nhà nước. Việc xem xét khả năng này là hết sức cần thiết để khẳng định khả năng thực hiện và hoàn thành công trình XDCB trong một thời hạn nhất định.
Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm mức tương đối cao và tăng dần theo từng năm, trong số các nguồn vốn huy động từ khu vực kinh tế nhà nước nổi bật hơn cả là nguồn huy động từ NSNN (luôn chiếm tỷ lệ cao trung bình khoảng 70% tổng vốn đầu tư của Nhà nước). Nguồn vốn ngân sách bao gồm: nguồn trợ cấp của Ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm. Nguồn vốn ngân sách tỉnh bao gồm nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và nguồn vốn sự nghiệp. Ngoài ra, còn một lượng vốn của các Bộ, ngành trung ương đầu tư một số dự án trên