Tổng quan về tình hình xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 55)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2. Tổng quan về tình hình xã hội

Cùng những thành tựu kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2014, Bắc Ninh đã đạt được hầu hết các mục tiêu xã hội đề ra. Nhìn chung, tỉnh đã có những bước tiến đáng kể trong giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Những thành tích trên có được là nhờ đã bảo vệ và duy trì được một môi trường trong lành và hạn chế ô nhiễm từ phát triển công nghiệp. Từ năm 2010 đến 2014, dân số Bắc Ninh giảm từ 1,24 triệu người xuống còn 1,22 triệu người. Cũng trong thời gian này, tỉnh có tốc độ đô thị hóa hàng năm là 4,3%. Năm 2010, 12% diện tích tỉnh là thành thị, 88% là nông thôn. Đến cuối tháng 12 năm 2014, diện tích thành thị chiếm 16% và nông thôn chiếm 84%.

- Các vấn đề xã hội và giảm nghèo, năm 2012, 26,1% dân số Bắc Ninh sống trong đói nghèo, cao hơn trung bình toàn quốc là 14,2%. Dù chưa đạt được mục tiêu là xóa đói giảm nghèo hoàn toàn, trong vài năm trở lại đây tỉnh cũng đã có những bước tiến to lớn trong lĩnh vực này. Năm 2014, tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 17,44% đầu năm xuống còn 14,2%, tỷ lệ hộ cận nghèo 15%, thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế cho người dân, đạt tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 64%.

- Bắc Ninh đã nâng cấp các cơ sở giáo dục và thu được kết quả đáng chú ý về giáo dục trong giai đoạn 2010- 2014, giúp tỉnh đạt được một số mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước đó. Bên cạnh đó, Bắc Ninh cũng có nhiều thành tựu lớn trong đào tạo dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề được thành lập ở tỉnh giai đoạn 2010 - 2014 có vai trò hết sức quan trọng với sự thành công của tỉnh. Năm 2014 tỉnh có 35 cơ sở dạy nghề hoạt động. Công tác đào tạo nghề và dạy nghề cho lao động được quan tâm nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu kinh tế, khu tái định cư và các xã xây dựng nông thôn mới; Số lượt lao động được giải quyết việc làm trên 28.500, trong đó xuất khẩu lao động 5.000 người, đào tạo nghề 24.700 lao động (trong đó 5.200 lao động đào tạo liên kết), nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 38%. Đây là những yếu tố đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn này và giúp Bắc Ninh có cơ sở thực hiện phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa.

- Về chăm sóc sức khỏe, trong giai đoạn 2010-2014, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Bắc Ninh đã có những tiến bộ vượt bậc. Mặc dù còn hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị trong thời gian này, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã

được cải thiện đáng kể và nhìn chung đã cao hơn chuẩn chung của cả nước. Nếu như năm 2010 Bắc Ninh mới có 14 bệnh viện thì đến năm 2014 có 18. Số lượng bác sỹ cũng đã tăng lên trong giai đoạn này. Số lượng bác sỹ ở tỉnh tăng từ 648 năm 2010 lên 816 năm 2014. Mặc dù số lượng bác sỹ đã tăng song đến năm 2014, Bắc Ninh chỉ mới có bác sỹ/1000 dân, so với mức trung bình của cả nước là 7,3.

- Về khoa học và công nghệ, từ năm 2010 - 2014 đã chỉ đạo triển khai 113 đề tài, dự án. Trong đó có 16 dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ, 97 đề tài, dự án cấp tỉnh về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, điều tra cơ bản, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất,vv. Nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế đạt kết quả tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung và các ngành, lĩnh vực của tỉnh; góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài và chuyển giao trong nước. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong một số ngành được nâng lên đáng kể như viễn thông, truyền thông, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin. Đến nay toàn tỉnh đã có 28 cơ sở nghiên cứu được triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Hoạt động văn hóa, Thông tin, Thể thao, Phát thanh truyền hình của Bắc Ninh vẫn được duy trì tốt. Năm 2011, Bắc Ninh có một cơ sở thể thao lớn, trong giai đoạn 2010 - 2014, trung tâm văn hóa duy nhất cấp tỉnh vẫn tiếp tục hoạt động. Về hoạt động phát thanh truyền hình, năm 2014 khoảng 126 xã phường trong tỉnh có dịch vụ phát thanh truyền hình, trong đó co 126 xã phường có đài phát thanh.

3.2. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014

Mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội, chi thường xuyên đã gắn liền với chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. Bao gồm các khoản chi đa dạng, chi thường xuyên có phạm vi tác động khá rộng chứa đựng nhiều mục tiêu khác nhau; từ giải quyết chế độ xã hội đến chi sự nghiệp phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, chi thường xuyên chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh.

Quản lý chi thường xuyên tại Bắc Ninh tuân thủ theo chu trình quản lý NSNN do Nhà nước quy định, gồm các giai đoạn: Lập dự toán chi ngân sách, Chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách và Quyết toán chi ngân sách.

3.2.1. Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010-2014

Được đánh dấu mốc bởi các quy định về quản lý tài chính ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách, đó là: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Các Nghị định trên mở đường cho việc áp dụng quản lý NSNN theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, trên thực tế ở Bắc Ninh, phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra được áp dụng chưa phổ biến, vì đây là phương thức quản lý gắn liền với nền kinh tế thị trường, mới mẻ ngay cả với các nước phát triển và chỉ có thể áp dụng ở các nước, địa phương có trình độ quản lý cao, thông tin đầy đủ, minh bạch, cơ sở hạ tầng tin học, cùng với các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật và hệ thống chính sách đồng bộ. Các yếu tố đó là cơ sở để xác định kết quả đầu ra cụ thể, có đo lường về số lượng, thời gian, chi phí... Điều đó cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách, lựa chọn phương án tối ưu, coi lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ công bình đẳng như đối với hàng hóa tư nhân. Có thể nói đây là yêu cầu và xu hướng tất yếu cần hướng tới của đất nước có nền kinh tế thị trường.

Hiện nay Bắc Ninh còn thiếu những điều kiện để có thể áp dụng phương thức mới đó. Bởi, muốn thực hiện quản lý dịch vụ công theo kết quả đầu ra, cần phải có thời gian để chuẩn bị những yếu tố cần thiết, và nhất là phải có những giải pháp thích hợp chuyển dần từng bước.

Thực trạng này đã và đang được khắc phục dần bằng cách khoán biên chế hành chính và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách tại Nghị định số 131 và Nghị định số 44 của Chính phủ ban hành năm 2009 và 2010. Ở Bắc Ninh việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước (Nghị định số 130) và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với

đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 43) ở các đơn vị cấp tỉnh về cơ bản là tốt (cấp ngân sách xã chưa thực hiện được). Các đơn vị được tự chủ biên chế và khoán chi. Thông qua việc giao dự toán đầu năm, UBND tỉnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan quản lý hành chính trực thuộc và các đơn vị sự nghiệp.

Một phương thức quản lý chi ngân sách mới thường được quan tâm mà một số quốc gia trên thế giới áp dụng đó là Quản lý chi ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Phương thức này có thể nói là có nhiều ưu điểm. Nó được coi như một kế hoạch trượt, kế hoạch cuốn chiếu trong nhiều năm (từ 3 đến 5 năm), sau mỗi năm căn cứ vào dự báo vĩ mô thay đổi thì lại điều chỉnh kế hoạch những năm tiếp theo và tính thêm một năm nữa, vì vậy lúc nào cũng tồn tại kế hoạch trung hạn và luôn được cập nhật cho phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay phương thức quản lý chi tiêu theo khuôn khổ trung hạn chưa được áp dụng ở Bắc Ninh, bởi yếu tố cơ bản là công cụ dự báo vĩ mô, yếu tố quan trọng nhất quyết định việc thực hiện theo phương thức quản lý này thì Bắc Ninh chưa xây dựng được. Bắc Ninh hiện cũng đang xây dựng kế hoạch chi ngân sách cho giai đoạn 2013 - 2015, tuy nhiên Bắc Ninh gọi là thời kỳ ổn định ngân sách, nó là bản kế hoạch chi tiêu ngân sách, có thể được điều chỉnh và bổ sung hàng năm không chứ không phải kế hoạch chi tiêu trung hạn. Bởi xây dựng kế hoạch trung hạn thời gian tương đối dài với dự kiến mang nhiều yếu tố chủ quan như vậy không mang tính khả thi và thường không đạt được kết quả như dự tính ban đầu hay những biến động ảnh hưởng đến mục tiêu hầu như không được quan tâm cập nhật nhằm điều chỉnh cho phù hợp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3.2.2. Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010 - 2014

Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại Bắc Ninh được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:

- Cấp phát các khoản chi thường xuyên - Kiểm soát chi thường xuyên

- Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có)

Việc quản lý NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán tương đối sát nguồn lực tài chính có thể có được, từ đó giúp cho việc bố trí chi tiêu tương ứng

với năng lực thực tế. Các làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải điều chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây dựng dự toán. Song trong điều hành ngân sách khó khăn vì có nhiều công việc kéo dài trong nhiều năm, nhưng kết thúc từng năm, phải quyết toán chi tiêu năm đó trong khi công việc chưa kết thúc; mặt khác không cho phép tính toán nguồn lực tương đối chính xác trong trung hạn vì không căn cứ vào dự báo vĩ mô, điều đó gây khó khăn cho việc xây dựng chính sách chi tiêu trung hạn.

* Về quản lý chi sự nghiệp giáo dục đào tạo

Hệ thống giáo dục Bắc Ninh những năm 2010 - 2014 cho thấy, ngân sách vốn đã nhỏ bé lại dàn trải từ các trường mầm non đến trường Đại học. Tỷ trọng khoản chi này đạt bình quân là 1,86%/GDP/năm, 14,87%/tổng chi NSNN và 41,46% tổng chi thường xuyên, con số này đạt mức cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước, khoảng trên 25% trong tổng số chi thường xuyên của NSNN. Tuy nhiên nếu xét về mặt tương đối thì khoản chi ngân sách cho giáo dục tỉnh Bắc Ninh chưa nhiều, mức độ chi cho sự nghiệp giáo dục có tăng nhưng không nhiều trong giai đoạn hiện nay. Giai đoạn 2010 - 2012, tỷ trọng khoản chi này chiếm bình quân 13,9%/chi NSNN tỉnh và 39,73%/chi thường xuyên; giai đoạn 2012 - 2014 tăng lên 15,5%/chi NSNN; và 42,88%/chi thường xuyên.

Bảng 3.2: Tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo Bắc Ninh

Đơn vị : tỷ đồng, %

STT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014

I Các chỉ tiêu (tỷ đồng)

1 Tổng chi ngân sách tỉnh 6.434,4 6.924,4 9.591,8 11.400,4 10.642 2 Chi sự nghiệp Giáo dục Đào tạo 838,8 1.025,7 1.327,3 1.706,8 1.882,3 3 Chi thường xuyên 2.148,5 2.587,1 3.276,6 3.889,1 4.254,5 4 Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP 37.111 57.678,9 64.405 92.293,2 114.738,5

III Cơ cấu chi GDĐT (%)

1 Tỷ lệ chi SN GDĐT chiếm trong

tổng chi thường xuyên 39,04 39,65 40,51 43,89 44,24 2 Tỷ lệ chi SN GDĐT chiếm trong

tổng chi NS tỉnh 13,04 14,81 13,84 14,97 17,69

3 Tỷ lệ chi SN GDĐT chiếm trong

tổng GDP 2,26 1,78 2,06 1,85 1,64

Với chủ trương tăng quyền tự chủ cùng với sự phát triển về quy mô và tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã góp phần đem lại một số thành tựu nhất định trong hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh, cụ thể là:

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường phổ thông.

- Đời sống của giáo viên được quan tâm hơn qua các bước cải cách chế độ tiền lương; đặc biệt địa phương đã thực hiện chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục,...

- Hoàn thành chương trình xóa mù chữ theo đúng mục tiêu Nghị quyết Trung ương 2 đề ra đồng thời đang thực hiện triển khai chương trình phổ cập tiểu học trong cả nước; chương trình du học bằng nguồn vốn ngân sách...

Trong thời gian qua thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đã và đang được triển khai mạnh mẽ nhằm mục đích xây dựng cộng đồng trách nhiệm của tất cả các tầng lớp dân cư, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân tài vật lực trong xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Chủ trương này xét trên một góc độ nhất định đã góp phần giảm áp lực cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, từ đó tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện những chương trình trọng điểm của ngành giáo dục như: xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, mở rộng giáo dục miền núi..., tăng quy mô chi về đào tạo và huấn luyện cán bộ ngành giáo dục, cải cách chính sách lương bổng.... Hiện Bắc Ninh có tỷ lệ biết chữ cao (97,2%) và thành tựu giáo dục ở bậc tiểu học và trung học cao hơn nhiều mức trung bình quốc gia và khu vực - trên 98% học sinh đỗ cấp 3 trong năm 2014, so với mức trung bình cả nước là dưới 93%. Tỉnh cũng có tỷ lệ học sinh đỗ đại học đạt 46%. Các trường trung học phổ thông chất lượng cao của tỉnh đã được công nhận nằm trong top 10 tại Việt Nam trong những năm qua.

Tuy nhiên, Tỉnh có một số thách thức liên quan đến giáo dục đại học và đào tạo nghề. Thứ nhất, chỉ có 29% dân số trẻ của Bắc Ninh (19 - 22 tuổi) đi học đại học/cao đẳng, so với mức trung bình của cả nước là 33%. Hơn nữa, trong 29% này, hơn 58% đi học ở ngoài tỉnh. Những lý do chính của thực trạng này gồm: (i) thiếu đội ngũ giảng viên đạt chất lượng, (ii) cơ sở vật chất còn nghèo nàn, (iii) có hội để thu hút hoặc giữ chân tài năng còn hạn chế.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực và đóng góp nhất định cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời gian qua, tuy nhiên thực trạng quản lý chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo hiện đang tồn tại một số vấn đề cần giải quyết, đó là:

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 55)