Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xác định giá đất cho thuê đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56)

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ , ở vị trí trong khoảng từ 20°25' đến 21°23'vĩ độ Bắc, 105°15'đến 106°03' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ;

3.1.1.2. Địa hình.

Thủ đô Hà Nội có 3 dạng địa hình cơ bản là: Vùng đồng bằng, vùng trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Nhờ phù sa bồi đắp nên ba phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Cho đến nay Hà Nội chỉ mới tập trung sử dụng và khai thác tốt một số loại địa hình, chủ yếu là địa hình đồng bằng cho các hoạt động sản xuất NN và phát triển đô thị. Các dạng địa hình đồi núi chưa được chú ý khai thác sử dụng có hiệu quả. Địa hình Hà Nội có ảnh hưởng nhiều tới việc bố trí mạng lưới giao thông.

3.1.1.3. Khí hậu.

Khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nóng ẩm và mưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam, thường có giông bão. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7. Vì vậy, mùa nóng thường cũng là mùa mưa. Mùa lạnh ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3. Mùa này khí hậu ở Hà Nội tương đối lạnh và khô. Trời ít mưa. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, đồng thời cũng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm. Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng khoảng 23oC ÷ 24 oC, miền núi vào khoảng 21 oC ÷ 22,8

oC. So với nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa ở Hà Nội là khá lớn nhưng phân bố không đều. Ba Vì đạt lượng mưa trong năm cao nhất là 2100mm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

3.1.1.4. Thủy văn.

Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Ngoài ra Hà Nội còn có rất nhiều sông ngòi, ao hồ như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Lù, sông Sét, sông Bùi, sông Đuống, sông Cà Lồ, v.v.... và hệ thống hồ ao chằng chịt. Hệ thống sông ngòi, bên cạnh những nguồn lực rất lớn mang đến cho thành phố đó là sự phát triển của giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho NN, tiêu thoát nước và cải thiện khí hậu cho thành phố. Nó cũng là nơi gây nên những ngập úng vào mùa lũ làm thiệt hại lớn đến người và tài sản nhân dân Thủ đô.

3.1.1.5. Địa chất.

Khu vực Hà Nội có cấu trúc địa chất phức tạp, thuộc các đới Sông Hồng, Ninh Bình và vùng trũng Hà Nội của miền uốn nếp Bắc Việt Nam. Tham gia vào cấu trúc có loại đá biến chất, trầm tích, magma tuổi từ Paleoproterozoi đến Đệ Tứ.

3.1.1.6. Khoáng sản.

Tổng hợp kết quả công tác điều tra tài nguyên khoáng sản đã ghi nhận 63 mỏ khoáng, điểm khoáng sản thuộc các nhóm khoáng sản như nhiên liệu, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng và nước khoáng-nóng. Nhiều loại khoáng sản khác có thể có chất lượng tốt, trữ lượng đáng kể như: Vật liệu xây dựng (đặc biệt là đá vôi làm xi măng và puzlan làm phụ gia xi măng, đủ đáp ứng cho việc xây dựng nhà máy xi măng công suất 1-2 triệu tấn/năm); Pyrit; Than bùn; Cát.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xác định giá đất cho thuê đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56)