- Phạm vi nghiên cứu:
1 Lúa xuân-Lúa mù aT TB TT 2 Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây đông C TB TB TB
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Mỹ
của huyện Yên Mỹ
3.5.2.1. Giải pháp chung
a. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản
Trong sản xuất thị trường là yếu tố quyết định. Đối với sản xuất nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản đóng vai trò hết sức quan trọng là động lực góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản phẩm là khâu rất quan trọng quyết định nhiều đến hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp theo hướng hàng hoá nói riêng.
b. Giải pháp về vốn
Trong bất kỳ một ngành sản xuất nào thì vốn luôn là yếu tốảnh hưởng không nhỏđến quy mô, hiệu quả của sản xuất, đối với ngành sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Do đặc điểm của sản xuât nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng nếu được
đầu tưđúng mức, đúng thời điểm thì sẽđem lại hiệu quả cao và ngược lại.
Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất. Khi nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hóa thì nhu cầu vốn đểđầu tư sản xuất là rất lớn. Trong tình hình hiện nay, giá cả đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng lên thì nhu cầu vốn để nông dân phát triển sản xuất là rất lớn. Có giải quyết vấn
đề vốn đầu tư cho nông dân thì mới có thể xây dựng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78
c. Giải pháp về nguồn lực và khoa học - công nghệ
Muốn có một nền nông nghiệp phát triển bền vững đòi hỏi nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thông tin kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh với việc đầu tư thêm các yếu tốđầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng đầu vào là vấn đề cần thiết. Để nâng cao trình độ sản xuất của người dân thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến nông cấp xã; kết hợp mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình là rất quan trọng.
Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người dân với các nhà khoa học. Thông qua mối quan hệ này, người dân được tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ
kỹ thuật mới như giống mới, kỹ thuật canh tác, bảo quản chế biến sau thu hoạch… để nâng cao hiệu quả sản xuất.
d. Hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
Để phát triển nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu bức xúc hiện nay mà huyện cần tiến hành xây dựng. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể
xây dựng dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Trên cơ sởđặc
điểm kinh tế, đất đai, các xã chủđộng xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cần nhanh chóng thực hiện việc dồn điền, đổi thửa. Mặt khác, muốn xây dựng vùng sản xuất hàng hóa ổn định cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… là giải pháp cơ bản để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh hàng hóa nông sản. Từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 Ngoài ra, cần hoàn thiện chính sách đất đai, tổ chức lại việc sử dụng đất của nhân dân. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp: hỗ
trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân.
3.5.2.2. Giải pháp cụ thể
a. Về chính sách sử dụng đất nông nghiệp:
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất hiện đang trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp theo các nghịđịnh của Chính phủ.
- Phải bố trí một phần đất chăn nuôi xa khu dân cư, giao thông thuận tiện, dễ
cách ly và xử lý môi trường để hình thành những khu chăn nuôi tập trung. Bố trí hợp lý khu vực chăn thả, tạo nguồn thức ăn xanh phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc.
b. Về khoa học công nghệ:
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực khoa học công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Chọn, tạo, nhập, khu vực hóa, lai tạo để có bộ
giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái có khả năng đạt năng suất cao, chống chịu với yếu tố môi trường, sâu bệnh, đặc biệt là phải có chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận tiêu thụ.
- Xây dựng mô hình, tập huấn kỹ thuật, cập nhật và ứng dụng đầy đủ về
giống cây trồng, vật nuôi cho nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, xây dựng và có chếđộ chính sách khuyến khích hoạt động hiệu quả của khuyến nông cơ sở.
c. Về sử dụng đất:
- Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai cần chú ý: bón phân cân đối, tăng cường phân hữu cơ, kết hợp hài hòa giữa phân hữu cơ, vô cơ và vôi, lân nhằm cải thiện dung tích hấp thu và các chỉ tiêu độ phì nhiêu khác.
- Trong canh tác, chú trọng đầu tư phân hữu cơ, phế phụ phẩm của các giống cây họ đậu (như cây đậu tương, đậu đũa, lạc,… ở trong các kiểu sử dụng
đất của LUT chuyên rau màu, cây công nghiệp và CCNNN hay trong LUT 2 lúa – 1 màu) cần được vùi lại trong đất để giữ cho đất có độ phì nhiêu ổn định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 - Đối với những đất có nhiều yếu tố hạn chế, đòi hỏi phải có những đầu tư
lớn trong cải tạo, cần giải quyết từng bước, từng khu vực, nhằm khắc phục dần các yếu tố hạn chế đó. Những đất ngập úng ít, cần chú trọng công tác thủy lợi, xây dựng hệ thống mương tiêu nội đồng, trạm bơm tiêu, giải quyết tiêu đúng lúc.
- Diện tích mặt nước (ao, hồ) nên được sử dụng vào nuôi cá và một số loại vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao. Trên các bờ ao, hồ, ruộng... có thể trồng các loại cây ăn quả có giá trị nhưđu đủ, nhãn, vải... theo mô hình VAC.
d. Về kinh tế - xã hội:
- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81