Định hướng của tỉnh và của huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 80)

- Phạm vi nghiên cứu:

3.5.1.Định hướng của tỉnh và của huyện

1 Lúa xuân-Lúa mù aT TB TT 2 Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây đông C TB TB TB

3.5.1.Định hướng của tỉnh và của huyện

3.5.1.1. Định hướng của tỉnh

Căn cứ theo Quyết định số 1349/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Hưng Yên V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính sau:

- Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế.

- Quá trình phát triển nông sản hàng hóa phải gắn liền với định hướng thị

trường, cả cho nội tiêu, chế biến và xuất khẩu. Trên cơ sở đó xác định những nhóm sản phẩm chủ lực tập trung đầu tư phát triển theo chiều sâu, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu thị trường cả về lượng và chất, cả trước mắt và lâu dài, nhằm đảm bảo tính ổn định trong phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 - Hướng tới một nền nông nghiệp sạch và chất lượng ngày càng cao để đảm bảo cho phát triển bền vững, trong đó sản xuất đi đôi với bảo vệ cải thiện độ

màu mỡ của đất đai, nhằm đảm bảo tính ổn định trong phát triển.

- Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhất là công nghệ biến đổi gen vào sản xuất nông nghiệp, lấy khoa học công nghệ là điểm tựa chính để nâng cao nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả

nông nghiệp trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ

cấu kinh tế và các loại hình tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh xã hội được giữ vững.

3.5.1.2. Định hướng của huyện

Căn cứ báo cáo định hướng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 trên cơ sởđịnh hướng phát triển và sử dụng

đất ngành nông nghiệp của huyện Yên Mỹ là:

- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng hàng hoá có năng suất, chất lượng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đẩy mạnh thâm canh, tiếp thu và ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật, khoanh vùng, chỉ đạo thực hiện tốt sản xuất, giống cây, con để cung ứng cho người sản xuất, giữ vững an ninh lương thực. Hàng năm đưa lúa chất lượng cao trên 55% diện tích gieo cấy, phấn đấu trồng cây vụđông trên 60% diện tích. Đến năm 2020 chuyển đổi 100% số diện tích trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây có giá trị kinh tế cao, phát triển chăn nuôi với những trang trại hợp vệ sinh.

- Gắn kết chặt chẽ giữa 3 khâu: sản xuất - chế biến - thị trường trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây có giá trị cao, UBND huyện vẫn quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 tâm trú trọng đến vấn đề an toàn lương thực của huyện nói riêng và của cả

vùng nói chung.

- Trong những năm tới diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển sang phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nên quan điểm sử dụng đất nông nghiệp là: phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, có năng suất chất lượng cao, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác. Hình thành các vùng chuyên canh về lương thực thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, vùng hoa, rau sạch phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Chuyển diện tích đất trồng lúa vùng trũng, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tập trung thực hiện có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất được phê duyệt tập trung một số vùng chuyên canh hiệu quả kinh tế cao. Duy trì diện tích cấy lúa chất lượng cao đạt trên 55% diện tích gieo cấy.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất giống, cây con có năng suất, chất lượng giá trị kinh tế cao phù hợp với từng

địa phương, phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ sản xuất và chế biến nông sản. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y và các dịch vụ khác phục vụ nông nghiệp.

- Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi phục vụ phòng chống lụt bão và sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả khai thác công trình. Xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch phòng chống bão lụt hàng năm, nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

3.5.1.3. Định hướng cơ cấu cây trồng của huyện

Qua nghiên cứu, bằng việc kết hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất với và mục tiêu phát triển sản xuất Nông nghiệp của tỉnh và huyện đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015 và tùy thuộc vào định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ mà có thể đưa ra các phương án sử dụng đất phù hợp. Tiêu chí để xây dựng phương án này như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 1. Khai thác triệt để quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng, đặc biệt là chưa sử dụng. Sử dụng hợp lý đất đai, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm chỉ tiêu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

2. Cân đối quỹđất nông nghiệp để phân bổ diện tích các loại cây trồng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trước mắt cần ưu tiên diện tích lúa đủ lớn để đảm bảo anh ninh lương thực, sau đó mới bố trí các cây trồng khác theo vùng sản xuất chuyên canh, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.

3. Trong sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực ở

mức tối thiểu, duy trì ổn định quỹ đất sản xuất lúa nước, hạn chế tối đa việc chuyển đất lúa nước chất lượng tốt sang mục đích phi nông nghiệp.

4. Đẩy mạnh phát triển các cây trồng đang là thế mạnh của vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với nhiệm vụ bổ sung chất dinh dưỡng, làm tăng độ phì cho đất, ngăn chặn ô nhiễm môi trường đất; gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững lâu dài, tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào.

Theo dự kiến phân khai các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Yên Mỹ được phê duyệt theo Quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên: Diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ

giảm 1.795,54 ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp, trong đó: đất trồng lúa giảm 987,21 ha; đất trồng cây lâu năm giảm 243,29 ha; đất nuôi trồng thủy sản giảm 55,84 ha. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 210,42 ha. Trên cơ sởđó, tôi dự kiến đề xuất diện tích cho từng loại hình sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 Bảng 3.17: Dự kiến diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Mỹđến năm 2020 STT LUT Diện tích hiện trạng năm 2013 (ha) Diện tích đến năm 2020 (ha) Diện tích tăng (+), giảm (-) (ha) Tổng diện tích 4.839,9 4.434,77 -405,23 1 Chuyên lúa 3.269,6 3.043,1 -226,50 2 2 lúa - 1 màu 895,0 849,7 -44,80 3 2 màu - 1 lúa 49,0 53,7 +4,70 4 2 lúa - 2 màu 19,0 24,1 +5,10

5 Chuyên rau màu, cây công nghiệp và CCNNN 217,3 251,7 +34,40

6 Cây ăn quả 174,7 29,67 -145,03

7 Nuôi trồng thủy sản 215,8 182,7 -33,10

Qua bảng 3.17 ta thấy:

Diện tích LUT chuyên lúa giảm 226,5 ha là do 2 nguyên nhân: đáp ứng quá trình đô thị hóa, CNH của huyện và nguyên nhân thứ hai là do LUT này có hiệu quả kinh tế thấp nên được chuyển một phần sang LUT có hiệu quả hơn như: Nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực và tăng giá trị

sản xuất của ngành, cần đưa các giống lúa lai có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh.

LUT 2 lúa – 1màu do có hiệu quả kinh tế đạt mức trung bình nên trong thời gian tới không những không mở rộng thêm diện tích mà còn bị giảm 44,8 ha do chuyển sang LUT có hiệu quả kinh tế cao hơn và để phục vụ vào các dự

án có mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác.

LUT 2 màu – 1 lúa và LUT 2 lúa – 2 màu cho hiệu quả kinh tế cao lại giúp cải thiện môi trường và tăng sự đa dạng các loại cây trồng trên địa bàn huyện nên trong những năm tới sẽ tăng 4,7 ha đối với LUT 2 màu – 1 lúa và tăng 5,1 ha đối với LUT 2 lúa – 2 màu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 LUT chuyên màu tuy có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nhưng lại

đem lại hiệu quả kinh tế cao và người dân cũng chấp nhận. Do đó, mặc dù một số diện tích bị chuyển sang mục đích phi nông nghiệp nhưng trong những năm tới diện tích LUT này vẫn sẽ tăng lên 34,4 ha chuyển từ các LUT khác sang. Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo vệ môi trường và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Diện tích các LUT cây ăn quả và chuyên cá trong những năm tới sẽ giảm để

chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở những vùng thấp trũng, một số diện tích đất lúa sẽđược cải tạo để nuôi thả cá.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 80)