- Phạm vi nghiên cứu:
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của huyện
3.1.2.1. Dân số và lao động
Năm 2013, toàn huyện có 135.180 người, trong đó nam giới có 66.386 người; nữ có 68.794 người, mật độ dân số là 1.461 người/km2. Số dân sinh sống
ở vùng nông thôn là 120.712 người, thành thị là 14.468 người, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên năm 2013 ở mức 0,95%.
Bảng 3.1: Tình hình dân số của huyện
ĐVT: Nhân khẩu
Tổng số Khu Vực
Thị Trấn Nông Thôn Khu Vực
Số Nhân khẩu của huyện: 135.180 14.468 120.712
Số Nhân khẩu Nam 66.386 6.527 58.956
Số Nhân Khẩu Nữ 68.794 7.941 61.756
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ năm 2013)
Theo số liệu thống kê, đến năm 2013, toàn huyện có 59.619 người trong
độ tuổi lao động, chiếm 44,33% dân số toàn huyện, trong đó có 34.388 lao động nông nghiệp; 25.231 lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Các loại hình dịch vụ phát triển đáp ứng được nhu cầu chủ yếu của kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục, phát triển và mở thêm nhiều nghề
mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 22 triệu đồng/năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Bảng 3.2: Lao động phân theo ngành kinh tế huyện Yên Mỹ qua các năm
Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số người (người) Cơ cấu (%) Số người (người) Cơ cấu (%) Số người (người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 55.904 100,00 57.483 100,00 59.619 100,00 1. Nông – lâm – ngư nghiệp 36.592 65,46 35.147 61,14 34.388 57,68 2. Công nghiệp - xây dựng 11.657 20,85 13.972 24,31 15.268 25,61 3. Dịch vụ - thương mại 7.655 13,69 8.364 14,55 9.963 16,71
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ năm 2013)
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trong năm 2013 tổng giá trị sản phẩm các ngành của huyện đạt 3.011,17 tỷđồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 20,59%/năm.
Cơ cấu kinh tế của Yên Mỹ khá cân đối nếu so với các huyện khác trong tỉnh. Theo báo cáo thống kê năm 2013 của huyện, trong những năm qua nền kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng: Ngành nông nghiệp chiếm 42,01%; Công nghiệp, TTCN và xây dựng chiếm 25,42%; Dịch vụ, thương mại chiếm 32,57%.
42.01%
25.42%32.57% 32.57%
Nông nhiệp
Công nghiệp, TTCN và xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Qua số liệu trên có thể thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ tăng dần. Điều này chứng tỏ lao động nông nghiệp giảm dần, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng dần đúng theo xu thế phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện đến năm 2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh, phù hợp với các vùng sinh thái và sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Năm 2013, giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 125,8 triệu đồng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trong nội ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng của trồng trọt, tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, dịch vụ.
a) Ngành nông - lâm - thủy sản
Tuy cơ cấu kinh tế có hướng chuyển dịch, nhưng nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn. Kết quả sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, đánh dấu một bước trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp biến
động qua các năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng STT Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Trồng trọt 138.603,50 135.532,97 158.266,62 2 Chăn nuôi, NTTS 154.819,81 179.179,18 184.346,68 3 Dịch vụ nông nghiệp 12.544,69 13.454,85 14.647,70 Tổng cộng 305.968,00 328.167,00 357.261,00
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ năm 2013)
Nông nghiệp có bước phát triển tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,0%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cơ cấu bình quân ước đạt: Trồng trọt 44,30%; chăn nuôi thuỷ sản 52,60%; dịch vụ 3,10%. Việc áp dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 tiến bộ chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, chuyển đổi cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá được nhân dân quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn.
Bảng 3.4: Tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 2013 1. Tổng đàn Trâu Con 116 102 133 110 2. Tổng đàn Bò Con 3.078 3.105 2.005 1.664 3. Tổng đàn Lợn Con 85.681 86.450 86.957 86.992 4. Tổng đàn Gia cầm Nghìn con 801.579 907.791 680.884 578.000 5. SL thịt trâu, bò Tấn 65 62 57 69 6. SL thịt lợn xuất chuồng Tấn 7.604 7.612 7.657 7.695 7. SL thịt gia cầm Tấn 1.526 1.638 1.311 1.126 8. SL thủy sản (cá) Tấn 627 684 705 768
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ năm 2013)
Về chăn nuôi, mấy năm qua phát triển khá. Sản lượng thịt hơi gia súc xuất chuồng tăng đều hàng năm, đạt 7.695 tấn vào năm 2013; toàn huyện có 110 con trâu, 1.664 con bò, 86.992 con lợn và 578.000 con gia cầm.
Về nuôi trồng thủy sản: Năm 2013, huyện Yên Mỹ có 369,20 ha đất nuôi trồng thủy sản, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện với sản phẩm thủy sản chủ yếu là cá. Năm 2013, sản lượng thủy sản toàn huyện là 768 tấn, giá trị
sản xuất ngành thủy sản đạt 17.650 triệu đồng. b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Cơ cấu kinh tế của huyện đã bước đầu có sự chuyển dịch hợp lý, tăng tỷ
trọng công nghiệp và xây dựng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng năm 2013 đạt 2.466,55 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng có thế mạnh nhất. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1.308,10 tỷ đồng (giá cố định), tăng 26,23% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 963,4 tỷ đồng, tăng 27,33%; khu vực hộ kinh doanh cá thểđạt 172,8 tỷđồng, tăng 11,04%...
Hiện nay, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng, phong phú trên địa bàn 17 xã, thị trấn của huyện Yên Mỹ. Toàn huyện có hơn 1.800 cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể. Nhiều ngành nghề phát triển mang tính truyền thống phát triển mạnh ở một sốđịa phương như: chế biến lương thực, thực phẩm ở thị trấn Yên Mỹ, sản xuất miến dong ở xã Yên Phú, mây tre đan xuất khẩu ở xã Trung Hoà. Bên cạnh đó một số ngành nghề mới được hình thành và phát triển nhưđóng thùng bệ ô tô, tủ tôn ở xã Trung Hưng, Trung Hoà. Các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp ở huyện đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 13 nghìn lao
động với thu nhập trung bình khoảng 2-3 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản xuất của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đã đạt hơn 7,2 tỷđồng.
c) Thương mại, dịch vụ
Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhanh với nhiều loại hình. Tổng doanh thu thương mại, dịch vụ năm 2013 đạt 2.116,5 tỷ đồng, tăng 22, % so với năm 2011. Đã nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ đầu mối ở các vùng trọng
điểm của huyện như khu vực xã Nghĩa Hiệp, Yên Phú, thị trấn Yên Mỹ, khu trung tâm thương mại Giai Phạm, phấn đấu tốc độ tăng trưởng 23%, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh các loại hình dịch vụ th-
ương mại như: khách sạn, nhà hàng, vận tải lưu thông hàng hoá, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng buôn bán hàng cấm, hàng giả, kém chất lượng tổn hại tới sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng
- Giao thông: Yên Mỹ có vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc và của tỉnh có hệ thống giao thông phát triển trong đó gồm cả giao thông đường bộ, giao thông đường thủy. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện có quốc lộ 39A nối với quốc lộ 5A chạy từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 đường 200 chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, tỉnh lộ 199 chạy từ Tây sang Đông là các trục giao thông chính, đảm bảo giao lưu thuận tiện giữa các thôn, xã trong huyện và các tỉnh lân cận. Các tuyến giao thông trục phân bố
tương đối đồng đều và khá hoàn chỉnh, là điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Thủy lợi: Yên Mỹ nằm trong vùng tưới tiêu thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải và với các sông chính như: Sông Bắc Hưng Hải, sông Bần, sông Từ Hồ, sông Trung… đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước úng phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Toàn huyện có 23 trạm bơm lớn nhỏ bố trí hợp lý trên địa bàn huyện, có khả năng tưới chủđộng và đảm bảo tiêu cho hơn 10.000 ha diện tích gieo trồng cây hàng năm, với lượng mưa dưới 150 mm phục vụ nông nghiệp nội đồng.
3.1.2.4. Giáo dục - đào tạo
Năm học 2012 - 2013, huyện đã rà soát biên chế đội ngũ giáo viên, phân công bố trí đủ giáo viên các bậc học và cử 313 giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn; tỷ lệ giáo viên chuẩn hiện nay là: Mầm non 82,8%; tiểu học 98,4%; trung học cơ
sở 96,3%; Công tác xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm đầu tư, song đến nay tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng của các ngành học mới
đạt: mầm non 54,3%; tiểu học 76,9%; trung học cơ sở 80% đang tích cực triển khai đồ án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2011- 2015 bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương.
Thực hiện tốt các mục tiêu về huy động học sinh các cấp học, bậc học, ngành học, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng trình độ sư phạm nhà giáo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục mũi nhọn, hướng nghiệp, dạy nghề, hạn chế tình trạng bỏ học, phấn đấu có nhiều giáo viên và học sinh giỏi, hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học đạt trên 25% phát triển cân đối về quy mô, loại hình tăng cường chất lượng, hiệu quả, tiến bộ và bền vững, đa dạng các loại hình trường lớp, hình thức đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Nâng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 cao công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, giữ vững kết quả phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và phấn đấu đến năm 2015 phổ cập trung học phổ thông. Đẩy mạnh công tác hóa giáo dục, phát huy hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng, khuyến khích các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn huyện trong việc mở rộng các loại hình đào tạo nghề cho người lao động, nhất là các xã có nhiều diện tích đất dành cho dự án.
3.1.2.5. Y tế
Công tác khám chữa bệnh luôn được quan tâm, năm 2013 có 13.900 lượt người đến khám bệnh tại trung tâm y tếđạt 79% kế hoạch năm, đã điều trị nội trú 3482 lượt bệnh nhân đạt 70% kế hoạch năm; các chương trình tiêm chủng mở
rộng đều đạt kế hoạch. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, từ tháng 8 năm 2009, UBND huyện đã bàn giao các Trạm y tế xã, thị trấn về Sở Y tế quản lý theo quy định. Do nhu cầu thuyên chuyển công tác, số lượng bác sỹ hiện đang công tác tại Trạm y tế xã chỉ đạt 59%. Trong năm không có thêm xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến nay toàn huyện mới có 11/17 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức dưới 1%.
Tăng cường đầu tư cơ sở thiết bị kỹ thuật y tế từ huyện đến cơ sở. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho các
đối tượng chính sách. Mở rộng xã hội hóa để tăng cường các nguồn nhân lực đầu tư cho y tế ; thường xuyên kiểm tra các hoạt động dịch vụ y tế các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ viên chức ngành y tế.
3.1.2.6. Văn hoá - thể thao
a) Văn hóa
Công tác văn hóa tiếp tục tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và lao
động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tuyên truyền cổ động tổ chức tốt
các hoạt động văn hóa - văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm các ngày lễ
lớn của đất nước, đặc biệt là kỷ niệm 10 năm tái lập huyện và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, phục vụ nhiệm vụ chính trịđịa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40