- Phạm vi nghiên cứu:
b) Thể dục thể thao
3.1.4. Một số đánh giá chung về vùng nghiên cứu
3.1.4.1. Thuận lợi
- Địa hình bằng phẳng, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển. - Đất đai được bồi tụ bởi phù sa hệ thống sông Hồng qua sông Bắc Hưng Hải màu mỡ phì nhiêu.
- Hệ thống giao thông liên vùng, thuận tiện cho giao lưu văn hóa, vận chuyển hàng hóa, với các tỉnh xung quanh.
- Nằm trong vùng có truyền thống và trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng với với điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú và đa dạng.
- Được sự quan tâm, chỉđạo của Đảng và chính quyền các cấp.
3.1.4.2. Khó khăn
- Chịu ảnh hương của khí hậu nhiệt đới gió mùa: bão lụt về mùa hè, khô hạn, thiếu nước vào mùa khô.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng báo động do các bãi rác thải sinh hoạt, các chất thải chăn nuôi, việc sử dụng không hợp lý các hoạt chất bảo vệ thực vật, phân bón,…
- Sản xuất còn manh mún.
- Mật độ dân số cao, là sức ép đối với toàn bộ nền kinh tế.
- Kết cấu hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, song đã xuống cấp do thời gian sử dụng nhiều năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 - Diện tích gieo trồng giảm nhất là cây vụĐông, hiệu quả khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra chưa cao, chương trình sản xuất giống cây, con chất lượng cao còn bị hạn chế, việc tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất trong nông nghiệp, thủy lợi còn nhiều bất cập.
- Ngành nông nghiệp được đầu tư nhưng còn hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản phẩm hàng hóa chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
- Nhìn chung nguồn lao động của huyện khá dồi dào nhưng lực lượng lao
động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội chưa thật hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp do tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mỹ
Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp có 5.842,78 ha chiếm 63,16% tổng diện tích tự nhiên của huyện với cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp như sau:
- Đất trồng lúa nước có 4.599,96 ha chiếm 78,73% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện, đây là đất trồng lúa của tất cả các xã và thị trấn trên
địa bàn huyện;
- Đất trồng cây hàng năm còn lạicó 587,68 ha chiếm 10,06 % tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện;
- Đất trồng cây lâu năm có 285,41 ha chiếm 4,88% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện, đây là đất trồng cây lâu năm của các trang trại và tất cả
các vườn cây trong khu dân cư của các xã và thị trấn trên địa bàn huyện;
- Đất nuôi trồng thủy sản có 369,20 ha chiếm 6,32% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện, đây là đất nuôi trồng thủy sản ở các trang trại và các ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản của tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện; - Đất nông nghiệp khác có 0,53 ha chiếm 0,01% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44