Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 37)

- Phạm vi nghiên cứu:

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Mỹ nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên khoảng 30 km, cách thủ đô Hà Nội 30 km; huyện Yên Mỹ có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,

đường Hà Nội - Hưng Yên và một số huyết mạch giao thông quan trọng khác; có ranh giới địa lý với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên. Với tổng diện tích tự nhiên là 92,50 km2, mật độ dân số trung bình 1.464 người/ km2. Huyện có 16 xã và 1 thị trấn.

Huyện Yên Mỹ nằm trong toạ độ địa lý từ 20O 50’ đến 20O 57’ vĩ độ Bắc và từ 105O 57’đến 106O 05’ kinh độĐông; có vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Đông giáp huyện Mỹ Hào và huyện Ân Thi; Phía Tây giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu; Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Ân Thi; Phía Bắc giáp huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào.

Với vị trí địa lý thuận lợi tạo nhiều lợi thế phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.Vị trí trên cũng đem lại cho Yên Mỹ lợi thế có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hóa với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Hình 3.1: Sơđồ vị trí địa lý huyện Yên Mỹ

(Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Yên Mỹ năm 2013)

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình huyện Yên Mỹ tương đối bằng phẳng và có xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; độ cao trung bình từ 2,5 đến 3,5 m; cao nhất 4 m tập trung ở các xã Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa, thấp nhất từ 1,5 đến 2 m tập trung ở các xã Trung Hoà, Lý Thường Kiệt, Trung Hưng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

3.1.1.3. Đặc điểm thủy văn

Huyện Yên Mỹ có hệ thống sông Bắc Hưng Hải chạy từ Bắc xuống Đông Nam (sông Từ Hồ, sông Trung, sông Kim Ngưu…). Ngoài ra còn có các kênh dẫn nước chính (Tam Bá Hiển, Trung Thuỷ Nông T11, T3...) chảy qua, kết hợp với hệ thống thuỷ lợi nội đồng đảm bảo được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4. Đặc điểm khí hậu

Huyện Yên Mỹ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung nằm trong vùng

đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng Tư đến tháng Mười; mùa Đông lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng Mười Một năm trước đến tháng Ba năm sau.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,1 OC. Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 8.503 OC.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình cả năm 1.074,5 mm, mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủđể phục vụ

sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%, khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; lạnh khô hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.

- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng hàng năm là 1.323 giờ

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Đất đai của Yên Mỹ chủ yếu được phát triển trên nền phù sa không được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng, chia thành 5 loại đất chính:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

* Đất phù sa được bồi màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (Pbh): Có diện tích 2.889,96 ha, được phân bố ở các xã: Đồng Than, Giai Phạm, Ngọc Long, Hoàn Long, Thanh Long, Trung Hoà, Minh Châu, Nghĩa Hiệp, Trung Hưng, Lý Thường Kiệt, Tân Việt và thị trấn Yên Mỹ.

* Đất phù sa không được bồi, ngập nước mưa mùa hè (Pvth): Diện tích là 1.183,93 ha, tập trung ở một số xã như: Thị trấn Yên Mỹ, Thanh Long, Đồng Than, Hoàn Long, Trung Hoà, Ngọc Long, Giai Phạm, Tân Việt, Lý Thường Kiệt.

* Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, trung tính ít chua, không glây hoặc glây yếu của hệ thống sông Hồng (Ph) với 601,82 ha. Diện tích này phân bốở

xã Ngọc Long, Đồng Than, Hoàn Long, Tân Lập và xã Thanh Long.

*Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, trung tính ít chua, glây trung bình hoặc mạnh của hệ thống sông Hồng (Pgh) có diện tích là 167,35 ha; phân bố ở xã Ngọc Long, Tân Lập, Liêu Xá và xã Trung Hoà.

* Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, chua, glây trung bình hoặc mạnh của hệ thống sông Hồng (Pgch) với diện tích 345,28 ha. Diện tích này có ở

xã Giai Phạm, Tân Lập, Liêu Xá và xã Trung Hoà. b) Tài nguyên nước

* Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao, hồ, kênh mương nội đồng. Ngoài ra còn có nước từ các sông lớn chảy về được điều tiết qua hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải qua trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng để cung cấp nước tưới tiêu cho cây trồng.

* Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Yên Mỹ khá dồi dào. Về mùa khô nước ngầm ởđộ sâu 8 -15 m, mùa mưa 6 - 8 m, Nước không bị ô nhiễm, hàm lượng sắt (Fe2+) trong nước cao, nếu được xử lý tốt có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Huyện Yên Mỹ đã có một nhà máy nước sạch cung cấp cho khu vực thị

trấn Yên Mỹ và tương lai sẽ được mở rộng thêm để cung cấp cho khu vực xung quanh. Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu như hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân và một phần trong sản xuất công nghiệp, tuy vậy cần phải được quan tâm xử lý nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 sinh hoạt cho nhân dân. Song tương lai khi công nghiệp phát triển, đô thị Phố

Nối hình thành thì việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày là vấn đề

cần thiết của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 37)