Angun 5WDG x 11 Padan 95SP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 74)

- Phạm vi nghiên cứu:

10 Angun 5WDG x 11 Padan 95SP

11 Padan 95SP x 12 Thuốc trừ sâu sinh học Thiên

Nông 1 DD x 13 Shachong shuang

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Theo quan sát và thu thập vỏ của các loại thuốc BVTV mà người dân sử

dụng bỏ lại tại đồng ruộng thì nhận thấy, nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, đặc biệt là cây rau màu (cải bắp, su hào…), các hộ sử dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trưởng vẫn chủ yếu nằm trong danh mục thuốc được sử dụng đối với cây rau màu theo Thông tư 73/2011/TT-BNNPTNT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 ngày 26/10/2011 Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số

36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.

Theo kết quả điều tra, hầu hết các loại thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng. Trong 13 loại thuốc BVTV điều tra được ở huyện có 01 loại cấm sử dụng, có 01 loại được khuyến cáo hạn chế sử dụng và 01 loại có nguồn gốc không rõ ràng từ Trung Quốc. Việc lạm dụng và sử dụng thuốc BVTV với nồng

độ vượt tiêu chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường và chất lượng nông sản.

Hình 3.6: Vỏ thuốc BVTV bị vứt tại ruộng

Việc đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi sử dụng thuốc BVTV là hết sức quan trọng để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, nông dân tại

địa phương chưa làm tốt công tác này đối với thuốc chưa sử dụng hết, lẫn bao bì, chai lọ và các dụng cụ sau khi phun thuốc. Thuốc BVTV còn dư sau khi phun hết diện tích ruộng đều được người nông dân xử lý theo hai cách (1) phun tiếp cho đến khi hết thuốc hoặc (2) để nguyên trong bình và chờđến đợt phun thuốc tiếp theo. Cả

hai cách làm trên đều tiềm ẩn những nguy cơ cho môi trường và sức khỏe con người vì nếu tiếp tục phun cho hết lượng thuốc còn dư, vô tình người nông dân lại tiếp tục nâng cao liều lượng sử dụng vốn đã vượt mức khuyến cáo; còn nếu giữ nguyên lượng thuốc còn dư trong bình xịt và chờđến đợt phun tiếp theo thì có khả năng làm thay đổi hoạt tính của thuốc trong thời gian lưu trữ, dẫn đến những tác động tiêu cực chưa lường trước được. Tình trạng bất cập trên kết hợp việc hộ dân không có khu vực lưu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 trữ cách ly dành cho thuốc BVTV và các dụng cụ phục vụ cho việc phun thuốc lại càng nâng cao nguy cơ phát sinh những rủi ro do thuốc bảo vệ thực vật gây ra, đặc biệt là việc ngộđộc thuốc đối với trẻ em.

Bên cạnh sự thiếu quan tâm trong việc đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, nông dân tại địa phương cũng có những biểu hiện của việc chưa có ý thức bảo vệ

môi trường sau khi sử dụng thuốc. Nông dân thường xuyên súc rửa dụng cụ phun thuốc và đổ nước thải ngay tại ruộng lúa, vứt bỏ bao bì của các loại thuốc tại ruộng. Hai thói quen trên đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng dư

lượng thuốc BVTV trong cây lúa cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của chính những người tham gia canh tác.

Những bất cập trong việc sử dụng thuốc BVTV của người nông dân địa phương là nguyên nhân dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động nông nghiệp (mà cụ thể là trồng lúa) tại địa phương bao gồm: (1) tăng dư lượng thuốc BVTV trong lúa, (2) tăng nguy cơ ngộđộc thuốc và (3) gây ô nhiễm môi trường,

đặc biệt là môi trường nước và đất.

Do hiệu quả môi trường được đánh giá định tính qua kết quả tổng hợp từ

phiếu điều tra nông hộ do vậy việc phân cấp hiệu quả môi trường cũng chỉ mang tính tương đối thành 3 mức như sau: Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ít ảnh hưởng không tốt đến môi trường (hiệu quả môi trường cao); Việc sử

dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trung bình đến môi trường (hiệu quả môi trường trung bình); Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng không tốt nhiều đến môi trường (hiệu quả môi trường thấp).

Dựa vào kết quảđánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội kết hợp với hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất, tôi tiến hành phân cấp đánh giá tổng hợp hiệu quả các kiểu sử dụng đất như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

Bảng 3.16: Phân cấp hiệu quả của các kiểu sử dụng đất tại huyện Yên Mỹ

STT Kiểu sử dụng đất Hiquệảu kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Đánh giá chung

1 Lúa xuân-Lúa mùa T TB T T 2 Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây đông C TB TB TB

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 74)