Giọng điệu

Một phần của tài liệu Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn Luận văn ThS. Văn học (Trang 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2 Giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [9, tr.134]. Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Trong khi trần thuật, tác giả luôn sử dụng nhiều giọng điệu với các sắc thái khác nhau trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, để tác phẩm của mình sinh động, không đơn điệu.

95

3.3.2.1 Giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai

Trong tiểu thuyết của mình, Đỗ Phấn thể hiện khiếu hài hước ngông ngạo của một chàng văn sĩ – họa sĩ. Sở trường quan sát, nhận xét, đánh giá mọi sự vật, con người xung quanh tạo cho ông nhiều xúc cảm. Ông dùng giọng điệu hài hước để nêu lên những cái trái khoáy của đô thị. Đôi khi mỉa mai nó một cách chua xót: “Đang bữa cơm trưa tiếng loa đầu xóm thông báo về dịch tả đã lan rộng ra bốn tỉnh phía bắc. Tiếng loa cuối xóm nhại lại. Mô tả rất kĩ bệnh, cảnh miệng nôn trôn tháo. Sau đấy là hát hò rôm rả. Để chào mừng dịch tả” [30, tr.20]. Đằng sau giọng điệu có phần mai mỉa là một thái độ, một trăn trở băn khoăn cho môi trường văn hóa thị thành: “Cởi” là đích đến chung cho rất nhiều hoạt động. Diễn viên cởi trong phim và sân khấu. Người mẫu cởi chụp ảnh làm từ thiện hoặc đấu tranh bảo vệ môi trường… Hóa ra nỗ lực hàng triệu năm của nhân loại tìm cách “mặc vào” bây giờ lại cản trở cho một tiến trình ngược lại” [32, tr.55]. “Ông ấy ngay hôm đầu tiên đám thợ đến dỡ nhà đã đâm đơn ra phường. Lí do là anh xây nhà không xin phép hàng xóm” [31, tr.101]. Người đọc tiếp nhận những thực trạng của đô thị một cách nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu sắc: “Dây điện ở thành phố nhìn chung là an toàn cho đến khi xảy ra tai nạn” [33, tr.377]. Cũng có khi, giọng điệu hài hước ấy thể hiện được cá tính của người kể chuyện: anh chàng công chức “làng nhàng thân phận”, vẫn dùng cái tếu táo của mình để đối mặt với đời sống đô thị khắc nghiệt: “Tay nghề tẩm quất của cô thật đặc biệt. Nó gần với quyền Anh hơn là xoa bóp” [33, tr.161].

Giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai của Đỗ Phấn khiến người đọc suy ngẫm khá nhiều. Sau tiếng cười bao giờ cũng là một khoảng lặng đầy băn khoăn: “Các sếp thường bảo tết nhất không cần phải biếu quà, cứ thăm nhau uống rượu như bạn bè là được… Bố ai dám coi người giữ sinh mạng mình trong tay là bạn bè… Giống như đã có anh bệnh nhân tâm thần một hôm

96

lên gặp nữ bác sĩ trẻ đẹp nhất bệnh viện tuyên bố một câu xanh rờn, em mà không điên như lũ ở đây thì tôi đã hỏi cưới em làm vợ từ lâu rồi!” [33, tr.149]. Giọng điệu hài hước của ông có thể nêu đích danh căn bệnh tham quyền lực, danh vọng trong khi năng lực chỉ là con số không tròn trĩnh của vô vàn thị dân như Hải trong Gần như là sống, làm tới chức phó phòng ở cơ quan nhà nước, nhưng nguyên buổi sáng ở trong nhà vệ sinh. Và vì tầm quan trọng của toilét cơ quan nên hắn “hiểu tính nết của cái xí bệt” “hơn tất cả nhữn con người và công việc khác”. Nó biết phải chiều chuộng chăm bẵm như thế nào để tránh tình trạng bất ngờ xí bệt hờn dỗi đình công” [33, tr.66]. Giá mà anh ta hiểu công việc và biết sắp xếp nó như cái xí bệt của cơ quan thì có lẽ không phải mòn mỏi mong ngóng chiếc ghế trưởng phòng.

Giọng điệu hài hước còn là cách Đỗ Phấn thể hiện khéo léo thái độ của mình với những đón tiếp thị dân nặng tính hình thức: “Đó là trận ốm nặng năm 1985. Viêm phổi. Ho khạc kéo dài. Nằm bệnh viện hai ngày phải tiếp năm đoàn đến thăm hỏi… phải mất năm lần đọc lại những triệu chứng của bệnh… Gần tuần lễ. Đọc xong ho rũ. Lại sốt” [31, tr.37].

3.3.2.2 Giọng điệu triết lý

Giọng điệu suy ngẫm, triết lý xuất hiện nhiều trong văn học Việt Nam đương đại. Nó thể hiện sự nhận thức hiện thực một cách sâu sắc của nhà văn. Khi đi nhiều, cảm nhiều, họ ngẫm nghĩ nhiều. Đó là những trăn trở hướng tới một thực tại tốt hơn, nhân bản hơn.

Trước bức tranh đô thị xô bồ phức tạp, Đỗ Phấn khó kìm nén tấm lòng của một thị dân phố cũ. Ông lo ngại văn hóa truyền thống bị mai một, càng tiếc nuối những con người hồn hậu thật thà, lại càng sợ hãi trước sự tha hóa của những nghệ sĩ nói riêng và con người nói chung trong vòng xoáy bạc tiền. Đỗ Phấn cho rằng, làm nghệ thuật mà xu thời, cũng có khác nào những cô cave váy ngắn trong nhà hàng, quán rượu: “Mi cay đắng nghĩ về một nghĩa

97

rộng hơn của nghề điếm. Vài năm nay mi đã nhúc nhắc vẽ những bức tranh nhạt phèo mang bán… Mi phải mua một số máy móc tối tân để làm khô tranh cho kịp hàng. Có giống như các cô điếm sau khi xong việc chui vào buồng tắm. Xịt nước vệ sinh cho nhanh “hồi sinh” [29, tr.46].

Giữa cơn lốc đô thị hóa ồ ạt gượng ép, cách sống của con người trở nên thực dụng hơn, tàn nhẫn hơn: “Mãi về sau có anh bạn dở người nghiên cứu triết học trấn an, nhìn chung là ăn thịt đồng loại, đó là thức ăn dễ kiếm và phù hợp mình nhất trong tương lai khi mà con người đã ăn thịt hết muôn loài” [31, tr.39]. Và không phải ai cũng biết: “Sống trong cõi tạm này cần gì đến quá nhiều tiện nghi?” [31, tr.102]. Bởi vì thị dân còn chịu sức ép của vật chất, của cuộc sống bạc tiền mỗi khi định làm người tử tế, thanh lịch. Đó là bi kịch “phải sống đã rồi nghĩ gì hãy nghĩ” [31, tr.118].

Ở rất nhiều trang văn, Đỗ Phấn triết lý nhằm tìm ra căn nguyên của những vô cảm, xấu xa để giúp con người sống đẹp hơn, nhân ái hơn: “ Hận thù là thứ khó hóa giải nhất. Nó không mang một gương mặt cụ thể nào. Kẻ khoác trên mình chiếc áo thù hận phần lớn không trực tiếp nhúng tay vào tội ác. Trong trắng, nhân từ” [31, tr.41].

Một phần của tài liệu Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn Luận văn ThS. Văn học (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)