Kiến nghị và đề xuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kĩ thuật IT (Trang 64)

- Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất

3.2. Kiến nghị và đề xuất.

Từ những tồn tại và hạn chế trong công tác tổ chức hạch toán kế toán tại CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT it, em có một vài ý kiến đề xuất nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế giúp công ty đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất.

* Mở tài khoản theo dõi tiền đang chuyển

Hiện nay CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT it chưa theo dõi ghi chép “tiền đang chuyển” tài khoản 113. Theo em công ty nên dùng tài khoản theo dõi “tiền đang chuyển” vì mặc dù Ngân hàng hiện nay đều sử dụng phương pháp chuyển tiền điện tử nhưng vẫn có thể xảy ra hiện tượng trục trặc, vướng mắc trên đường truyền gây ảnh hưởng đến công tác hạch toán của đơn vị.

* Về công tác kiểm tra quỹ và vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt

Theo em, ngoài việc kiểm tra quỹ đối chiếu quỹ thường xuyên như hiện nay, công ty cần kiểm tra quỹ đột xuất vì phần lớn khách hàng của công ty ở trong nước và nước ngoài nên việc thu của khách hàng bằng tiền mặt không phải là nhỏ, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh nhưng cũng xảy ra hiện tượng sử dụng vốn ngoài mục đích của công ty như chiếm dụng công quỹ làm thất thoát tài sản của công ty nói riêng và của Nhà nước nói chung.

- Công ty cần chú trọng xác định nhu cầu vốn cho kỳ tiếp theo.Cần có một lượng vốn ổn đinh trong doanh nghiệp.Để kịp thời huy động vốn để sản xuất kinh doanh.lượng vốn trong công ty không nên có nhiều hoặc quá ít.

* Về kế toán tiền mặt

Công ty cần có sổ chi tiết tiền mặt từng đơn vị cơ sở để tiện cho việc kiểm tra lượng tiền mặt tồn quỹ ở đơn vị, tránh tình trạng giảm lợi nhuận công ty.

Hàng ngày kế toán quỹ tiền mặt phải cập nhật chứng từ thu, chi lên báo cáo thu chi để đối chiếu với thủ quỹ, tránh tình trạng gây thất thoát quỹ.

+ Đối với nghiệp vụ giảm tiền mặt : Về tiền vay tạm ứng đề nghị công ty phải ghi rõ thời hạn trả để cán bộ công nhân viên khi vay tạm ứng đi mua hàng hay chi phí phải có trách nhiệm hoàn tất chứng từ để thu vay tạm ứng đúng kỳ hạn.

+ Đối với nghiệp vụ tăng tiền mặt : Khi thu hồi vay tạm ứng, mua hàng hay chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, đề nghị công ty phải có biên bản thanh toán tạm ứng, nội dung phải ghi rõ chi tiết số lượng tiền vay tạm ứng, số lượng tiền hoàn trả, nếu chưa trả hết phải có lý do và ghi rõ thời hạn hoàn trả hết toàn bộ số tiền tạm ứng.

* Nên xây dựng định mức tiền mặt cụ thể

Công ty nên xây dựng một định mức tiền mặt tồn quỹ cụ thể trong từng kỳ hạch toán căn cứ vào kế hoạch thu chi tiền mặt trong kỳ. Định mức này có thể được xê dịch trong kỳ hạch toán, nhưng không được phép tăng quá cao hoặc quá thấp gây tình trạng bất ổn trong quỹ tiền mặt của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Công ty cũng cần lập kế hoạch thu hồi và thanh toán công nợ sao cho số tiền sẽ phải trả nợ cũng như số tiền nợ sẽ thu hồi cân đối nhau, đảm bảo được nhu cầu thu, chi tiền mặt của Công ty.

Ngoài ra đối với các khoản tạm ứng tiền mặt công ty còn đề ra các quy chế, quy định riêng, cụ thể như sau :

Cán bộ nhân viên trong công ty chỉ được tạm ứng tiền phục vụ các hoạt động kinh doanh và quản lý công ty bao gồm :

+ Mua vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch được hội đồng quản trị, hoặc tổng giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc được ủy quyền ) phê duyệt.

+ Mua tài sản theo kế hoạch được Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị phê duyệt.

+ Ứng trước tiền lương, tiền công trong trường hợp cần thiết được Tổng giám đốc (hoặc Phó giám đốc được ủy quyền ) đồng ý.

+ Chi giao dịch được Tổng giám đốc (hoặc Phó Tổng giám đốc được ủy quyền) phê duyệt.

+ Tạm ứng công tác phí

- Thủ tục xin tạm ứng quy định như sau :

+ Người được giao nhiệm vụ lập giấy đề nghị tạm ứng theo mẫu quy định + Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp nhân viên xin tạm ứng ký xác nhận và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về khoản tạm ứng.

+ Trình tổng giám đốc (hoặc phó giám đốc được ủy quyền )ký duyệt tạm ứng.

+ Điều kiện được đáp ứng tiền mặt : cán bộ công nhân viên chỉ được tạm ứng

tiền trong các trường hợp sau đây :

- Thực hiện đúng mục đích và thủ tục như quy định tại các khoản trên.

- Chỉ được tạm ứng nếu đã thanh toán hết tạm ứng lần trước đối với việc tạm ứng mua sắm tài sản, văn phòng phẩm, công tác phí.

- Số dư tạm ứng không quá giới hạn quy định của Tổng giám đốc công ty - Trong từng thời kỳ đối với tạm ứng mua vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất. Trong trường hợp đắc biệt được phép vượt số dư nêu trên phải có bản giải trình, được Tổng giám đốc công ty đồng ý và chỉ được phép tạm ứng tiếp 1 lần, sau đó phải thanh toán để đảm bảo số dư theo quy định trên.

- Thời hạn tạm ứng phải được ghi trong giấy đề nghị tạm ứng. Với tạm ứng mua nguyên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế thời hạn ứng tối đa không quá 20 ngày, với các khoản tạm ứng khác thời hạn tạm ứng không quá 5 ngày. Tạm ứng công tác phí, tùy thời gian đi công tác theo kế hoạch nhưng không vượt quá 7 ngày sau khi đợt kết thúc công tác.

- Phòng tài chính – kế toán phải lập sổ theo dõi tạm ứng của từng người và có trách nhiệm thông báo nợ tạm ứng quá thời hạn và quá định mức số dư cho

người nợ tạm ứng và báo cáo tổng giám đốc công ty ( hoặc Phó tổng giám đốc được ủy quyền ). Những trường hợp đã nhắc đén lần thứ 3 và đã quá 5 ngày kể từ lần nhắc đầu tiên, người nợ tạm ứng vẫn không thanh toán, phòng tài chính kế toán có quyền không giải quyết tạm ứng tiếp và trừ vào lương để thu hồi tạm ứng cũ.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải làm thế nào để với cùng một khối lượng nguyên vật liệu và tiền vốn nhất định có thể tạo ra sản phẩm với chất lượng cao nhất, hiệu quả cao nhất. Qua các phần trình bày ở trên, có thể khẳng định tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong quản lý kinh tế cung như quản trị doanh nghiệp. Thực tế tại CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT it đã cho thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã cung cấp những thông tin kịp chính xác, kịp thời về các khoản chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm đầy đủ. Điều đó giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình sản xuất và đưa ra biện pháp chỉ đạo đúng đắn.

Sau một thời gian thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT it, nắm bắt tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trong quá trình nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết cơ bản và tìm hiểu thực tế em đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu thực tế và trình độ có hạn nên vấn đề đưa ra không tránh khỏi thiếu sót, em mong rằng sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn T.S Đinh Thế Hùng, ban lãnh đạo công ty, phòng tài chính - kế toán CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT it đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Văn Duy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kĩ thuật IT (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w