- Nợ Phải trả: Khoản nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn kinh
2.3.2.3. Thực trạng vận dụng văn bản quản lý và hạch toán TSCĐ tại CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT it
06/2008/QĐ-GĐCT ban hành ngày 12 tháng 03 năm 2008 về tài sản cố định như sau:
Điều 1: Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ, công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa vào sử dụng. Tuỳ từng loại TSCĐ mà công ty có cách thức đánh giá khác nhau.
Điều 2: Việc quản lý và hạch toán TSCĐ luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc đầy đủ và tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. TSCĐ của công ty được hạch toán chi tiết tại bộ phận sử dụng và hạch toán chi tiết tại bộ phận kế toán.
Điều 3: Phân loại TSCĐ là việc phân chia TSCĐ trong doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tại Công ty . Đây là đơn vị xây dựng cơ bản chủ yếu, nên TSCĐ có nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm kỹ thuật khác nhau, công dụng, thời gian sử dụng khác nhau, và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Điều 4: Để tiến hành hạch toán tài sản cố định tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định ngoài việc phân loại tài sản cố định ngoài việc phân loại tài sản cố định thì kế toán phải xác định giá trị tài sản theo nguyên tắc tài sản cố định nhất định
2.3.2.3. Thực trạng vận dụng văn bản quản lý và hạch toán TSCĐ tại CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT it CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT it
- Ưu điểm:
Công tác quản lý TSCĐ tại công ty rất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu quản lý vốn, quản lý tài sản trong tình hình kinh tế hiện nay. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu công ty áp dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Tổ chức công tác kế toán ở công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm của hình thức sản xuất. Bộ máy kế
toán rất gọn, nhẹ với việc phân công lao động cụ thể, trách nhiệm cho từng cán bộ kế toán. Mọi phần hành của công ty kế toán đều có người theo dõi, thực hiện đầy đủ đúng nội quy.
Về cơ bản kế toán TSCĐ đã theo dõi được tình hình tăng giảm, khấu hao và kiểm kê TSCĐ theo đúng quy trình đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện có cũng như mức trích khấu hao, đối với nhà cửa 15 năm và phương tiện vận tải 8 năm phù hợp với quy định của Bộ Tài chính
- Nhược điểm:
TSCĐ của công ty chiếm một tỷ trọng vốn khá lớn. Tất cả số vốn mà công ty có được hầu như đều đầu tư vào đổi mới, mua sắm trang thiết bị. Nhưng ngay từ quá trình mua TSCĐ vào, bộ phận kế toán đã không đưa thẻ TSCĐ vào phần mềm kế toán để thuận lợi trong việc tính giá trị còn lại của TSCĐ, mức đã khấu hao, nguyên giá. Mà kế toán vào thẻ TSCĐ theo phương pháp thủ công, dùng tay, ghi số liệu. Mỗi một TSCĐ đều vào một mẫu thẻ mà theo quy mô và tính chất TSCĐ của công ty là chủ yếu khi tìm giá trị còn mức đã khấu hao trở nên rất khó khăn và phải tính toán thủ công. Vì vậy rất bất tiện khi chúng ta muốn nâng cấp cải tạo, thanh lý một TSCĐ nào đó.
TSCĐ của công ty chưa đề ra tổ chức đánh số TSCĐ theo dõi chi tiết đối tượng cụ thể. Việc đánh số phản ánh từng nhóm, từng loại sao cho chặt chẽ hơn.