Các văn bản theo quy định của Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kĩ thuật IT (Trang 31)

- Nợ Phải trả: Khoản nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn kinh

2.3.1.1. Các văn bản theo quy định của Nhà nước

* Theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 của

BTC , quyết định này quy định về việc ban hành “ Chế độ doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước.

* Chuẩn mực kế toán số 01 ban hành theo quết định 165/ 2002/QĐ-BTC

ngày 31 tháng 12 năm 2002 của BTC, chuẩn mục này quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố ghi nhận, các yếu tố BCTC của doanh nghiệp

* Chuẩn mực kế toán số 10 - ban hành theo quết định 165/ 2002/QĐ-

BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của BTC. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. Các giao dịch bằng ngoại tệ và các báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài phải được chuyển sang đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm: Ghi nhận ban đầu và báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán; Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái; Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Chuẩn mực này áp dụng cho việc:

(a) Kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ;

(b) Chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài khi hợp nhất các báo cáo này vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp bằng phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu.

Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.

Chuẩn mực này không quy định việc chuyển đổi báo cáo tài chính của một doanh nghiệp từ đơn vị tiền tệ kế toán sang một đơn vị tiền tệ khác để thuận tiện cho người sử dụng đã quen thuộc với đơn vị tiền tệ được chuyển đổi đó hoặc cho các mục đích tương tự.

Chuẩn mực này không đề cập đến việc trình bày các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ và từ việc chuyển đổi các luồng tiền của một hoạt động ở nước ngoài trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Quy định tại Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ").

* Thông tư 89/2013/TT-BTC ngày 26/8/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

1. Các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kĩ thuật IT (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w