người và các dân tộc.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, từng bước bác bỏ những luận điệu xảo trá của chúng. Khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục.
- Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
b) Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
- Giọng văn linh hoạt.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Trình bày quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Gợi ý: (Xem phần *.1)
Bài tập 2:
Nêu những đặc điểm chung nhất của phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Gợi ý: (Xem phần *.2)
Bài tập 3: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn độc lập.
Gợi ý: (Xem phần **.1)
Bài tập 4: Nêu những nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
Những nội dung chính:
- Khẳng định những nguyên lí cơ bản về quyền tự do và độc lập của các dân tộc - Tố cáo những tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta
- Quá trình đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Bài tập 5: Có người nói: “Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục”.
Bằng những hiểu biết của mình về Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý: 1. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Đánh giá khái quát giá trị chủ yếu của tác phẩm, khẳng định sức chinh phục mạnh mẽ lớn lao của Tuyên ngôn độc lập (TNĐL) là ở giá trị lịch sử to lớn và giá trị văn học xuất sắc.
2. Phân tích tác phẩm để chứng minh nhận định:
a) Luận điểm 1: TNĐL là một văn kiện mang giá trị lịch sử to lớn:
- Nêu thời gian ra đời của bản Tuyên ngôn, sơ lược đôi nét về tình hình chính trị lúc bấy giờ: tình hình quốc tế và trong nước.
- Tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của bản Tuyên ngôn: chặn đứng mọi âm mưu chống phá thành quả Cách mạng tháng Tám, chấm dứt một nghìn năm chế độ phong kiến, 80 năm nô lệ thực dân Pháp, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
b) Luận điểm 2: TNĐL là một tác phẩm chính luận xuất sắc. - Tuyên ngôn độc lập có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
+ Lập luận chặt chẽ thể hiện ở kết cấu của văn bản với 3 phần
* Phần mở đầu: nêu nguyên lí chung - luận đề chính nghĩa của bản tuyên ngôn là quyền độc lập, tự do của các dân tộc.
* Phần chứng minh: Nêu ra thực tế hành động của thực dân Pháp ở nước ta, kể rõ tội ác của chúng trên các phương diện; chỉ ra hành động chính nghĩa của nhân dân ta khi đứng lên giành quyền độc lập.
* Phần tuyên ngôn: Khẳng định quyền độc lập dân tộc và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do của dân tộc
+ Lập luận chặt chẽ thể hiện rõ ở phần mở đầu của bản tuyên ngôn.
* Vừa khéo léo, vừa kiên quyết, Bác đã viện dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để khẳng định các quyền cơ bản của con người.
* Từ đó, Người đã nâng cao vấn đề từ quyền con người suy ra quyền dân tộc.
* Khẳng định mạnh mẽ: Quyền độc lập, tự do, bình đẳng…của các dân tộc là lẽ phải không ai chối cãi được.
+ ….
+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép là giọng chủ đạo của toàn bộ văn bản, tập trung nhất là ở phần 2, 3 khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc ta.
+ Để tạo nên giọng điệu đanh thép, Hồ Chí Minh đã sử dụng pháp điệp ngữ, những câu văn ngắn, nhịp nhanh, mạnh, dứt khoát…
- Tuyên ngôn độc lập có ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích.
+ Văn bản đã biểu hiện một tầm tư tưởng lớn lao song dung lượng chỉ gói gọn trong hơn hai trang sách.
+ Ở phần 2: chỉ bằng 14 câu, Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trên mọi phương diện.
+ ….
3. Đánh giá:
- Khẳng định tầm vóc lịch sử và tính chất mẫu mực của áng văn chính luận. - Đánh giá tài năng của Hồ Chí Minh qua văn bản.
Bài tập 6:
Đọc kỹ đoạn văn sau của văn bản Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) và nêu vị trí, ý nghĩa của đoạn văn:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
*Gợi ý:
- Vị trí đoạn văn: phần cuối tác phẩm Tuyên ngôn độc lập - Ý nghĩa:
+ Tuyên bố chủ quyền và quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa + Tuyên bố quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
+ Khẳng định thái độ, quyết tâm, ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam về việc bảo vệ chủ quyền và quyền độc lập, tự do dân tộc.
Bài tập 7:
Vì sao có thể nói Tuyên ngôn độc lập là một mẫu mực của thể văn chính luận? *Gợi ý: